Vì sao ông Tập ghé thăm Phần Lan trước khi tới Mỹ?
Trước khi thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Phần Lan. Điều này được cho là phản ánh sự dịch chuyển đáng kể về cục diện các quan hệ ngoại giao, thương mại thế giới trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách “soán ngôi” đầu tàu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đáp máy bay xuống thủ đô Helsinki của Phần Lan hôm 4/4. (Ảnh: Getty)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên hôm nay 6/4 kết thúc chuyến công du Phần Lan kéo dài 3 ngày. Đây là chuyến thăm Phần Lan đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc kể từ năm 1995.
Chuyến thăm diễn ra trước khi ông Tập tới Mỹ và có cuộc hội đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bloomberg dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, đây không đơn thuần là một chuyến thăm ngoại giao, nó phản ánh sự dịch chuyển đáng kể trong cục diện quan hệ ngoại giao và thương mại thế giới.
Feng Zhongping, phó chủ tịch tại Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc, nhận định, qua chuyến thăm nay, Bắc Kinh dường như phát đi tín hiệu rằng “Mỹ không phải là trọng tâm ngoại giao duy nhất với Trung Quốc, châu Âu cũng rất quan trọng”. Đó là thông điệp mà Bắc Kinh muốn phát đi trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện quan điểm “Nước Mỹ trên hết”.
Trong khi chính quyền của Tổng thống Trump theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, quay lưng với thương mại tự do, thì Trung Quốc tìm cách tăng cường các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng đang tạo đối trọng với Mỹ trong các lĩnh vực từ ngoại giao đến thương mại. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc thể hiện quan điểm trái chiều khi chính quyền Tổng thống Trump ủng hộ Anh rời EU.
Minh Phương
Theo Bloomberg
Mỹ tạo thế đối trọng với Nga ở Địa Trung Hải
Quân đội Mỹ sẽ có hai tàu sân bay tại Địa Trung Hải trong tháng này, trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra ở thủ đô Warsaw - Ba Lan.
Động thái trên diễn ra giữa lúc Washington tìm cách tạo thế cân bằng với hoạt động quân sự của Nga, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Các quan chức hải quân hôm 8-6 cho biết tàu sân bay USS Harry S. Truman sẽ bàn giao nhiệm vụ cho tàu USS Dwight D. Eisenhower ngay khi nó đến Địa Trung Hải. Bước đi này cho phép tàu Harry S. Truman có thể trở về Mỹ sau khi tiến hành sư mệnh được gia hạn thêm 8 tháng ở Địa Trung Hải.
Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ sau đó xác nhận nhóm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã vào Địa Trung Hải hôm 8-6 nhằm "hỗ trợ cho các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ ở châu Âu".
Máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman. Ảnh: Reuters
Chỉ huy tàu USS Harry S. Truman Ryan Scholl cho biết không có sự tương tác nào giữa tàu chiến của Nga và Mỹ. Thêm vào đó, các phi công Nga phần lớn tuân thủ quy tắc hoạt động nhằm tránh nguy cơ tính toán sai lầm.
Đề cập đến cuộc chiến chống IS, Chỉ huy Danny Hernandez, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ, cho biết: "Sự mở rộng hoạt động của tàu Truman, cộng với việc triển khai nhóm tàu sân bay Eisenhower có thể tiếp tục làm suy yếu IS và những lợi ích của nhóm này".
Ông Hernandez nhìn nhận việc triển khai thêm tàu sân bay nói trên còn nhằm giúp thực hiện "Chiến dịch Quyết tâm Đại Tây Dương" nhằm trấn an các động minh của Mỹ ở châu Âu sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Liên quan đến cuộc chiến chống IS, khoảng 72 máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Truman thả 1.481 quả bom thông minh và truyền đơn xuống các mục tiêu của tổ chức khủng bố này ở Iraq và Syria từ tháng 12 năm ngoái khi tàu Truman được triển khai đến vùng Vịnh.
Kể từ khi tàu sân bay Truman đến Địa Trung Hải hôm 3-6, các máy bay trên tàu này đã tiến hành 68 cuộc không kích nhằm vào Iraq và Syria.
Chiến đấu cơ Mỹ lại gặp sự cố
Hai chiến đấu cơ F-16 của lực lượng Không quân vệ binh quốc gia Nam Carolina (Mỹ) đã đâm vào nhau khi đang làm nhiệm vụ tuần tra vào tối 7-6 tại bang Georgia.
Vụ va chạm giữa 2 máy bay này xảy ra khoảng 21giờ 15 phút (giờ địa phương) ở hạt Jefferson, bang Georgia. Vụ tai nạn khiến hai máy bay bị hư hại nhưng phi công đã nhanh chóng thoát ra ngoài an toàn. Giới chức Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Hôm 2-6, một chiếc F-16 Thunderbird của Không quân Mỹ đã rơi ngay sau khi trình diễn tại lễ tốt nghiệp của Học viện Không quân. Cùng ngày, một chiếc Blue Angels F/A-18 cũng rơi gần Nashville, bang Tennessee khi đang tập luyện cất cánh khiến một phi công thiệt mạng.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Mỹ tăng cường thiết bị không người lái đối trọng Trung Quốc Lầu Năm Góc vừa công bố kế hoạch ra mắt thiết bị không người lái dưới nước ở biển Đông. Theo Sputnik, trong năm qua, Washington đã nhiều lần bày tỏ sự bất bình về các dự án cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo một cách phi pháp do Bắc Kinh thực hiện ở biển Đông. Kiềm chế Bắc Kinh leo thang...