Vì sao ông Tập Cận Bình phải đi đường vòng khi đến Mỹ?
Lựa chọn quỹ đạo hoàn hảo là một cách để định hướng truyền thông theo ý mình, đó là tính toán vô cùng khôn ngoan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ – PGS -TS Lê Văn Cương , (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an) nhận định khi trả lời phỏng vấn NTNN ngày 21.9.
Ngày 22.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du Mỹ, nhưng không ít hoài nghi về triển vọng sẽ đạt được đột phá trong chuyến thăm này. Vậy, bản chất quan hệ Mỹ- Trung là gì, thưa ông?
-Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình không chỉ được dư luận trong nước chú ý mà cả thế giới đều đang rất quan tâm theo dõi. Phải nói rằng, trên thực tế mỗi lần họp song phương Mỹ-Trung, hai bên đều đưa ra được những tuyên bố chung. Trung-Mỹ đã có hơn 40 năm ký Tuyên bố chung, ngoài ra có các cuộc gặp song phương, cấp cao xây dựng quan hệ hướng đến tương lai. Nhưng thực chất của quan hệ Trung- Mỹ là mối quan hệ của một siêu cường thực tại là Mỹ và siêu cường mới nổi là Trung Quốc.
Chuyến thăm diễn ra đúng thời điểm hai nước đang phải đối mặt với không ít khó khăn và giữa hai bên còn tồn tại nhiều bất đồng, mâu thuẫn. Ông có thể phân tích rõ hơn?Mỹ muốn tìm cách duy trì hiện trạng với Trung Quốc và duy trì sự chi phối của mình để khẳng định vị thế số 1, trong khi Trung Quốc lại muốn khẳng định sự ảnh hưởng và sự mạnh của mình để soán ngôi siêu cường số 1. Vì lẽ này, mối quan hệ Trung-Mỹ tồn tại những mâu thuẫn tầng sâu tầng, tạo ra những kết cấu không thể dung hòa được. Dù không công khai, nhưng tại các cuộc gặp cấp cao ở Bắc Kinh hay Washington, hai bên luôn tìm mọi cách để đối phó với nhau. Đến nay, chưa có bên nào dễ dàng áp đảo đối phương, nên hai bên duy trì tình trạng hòa hoãn.
-Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh an ninh khu vực và thế giới nóng lên, quan hệ Trung-Mỹ cũng nóng lên. Có thể nói, chưa bao giờ quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng như bây giờ. Mối quan hệ này căng thẳng kéo theo tình hình toàn cầu cũng trở nên phức tạp hơn. Còn quan hệ Mỹ-Trung, trong suốt 2 thập kỷ qua, những vấn đề liên quan đến Biển Đông, biển Hoa Đông, Triều Tiên… cũng làm nổi sóng quan hệ.
Trước chuyến đi của ông Tập Cận Bình, quan hệ Trung- Mỹ nổi lên 3 vấn đề gay gắt: An ninh mạng; cạnh tranh kinh tế không lành mạnh; xây dựng phi pháp ồ ạt trên Biển Đông.
Thứ nhất, tin tặc luôn là vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc khi cả Bắc Kinh và Washington nhiều lần cáo buộc lẫn nhau đứng đằng sau các vụ tấn công mạng. Tháng 6 vừa qua, Mỹ tuyên bố tin tặc đã đột nhập hệ thống dữ liệu của Cơ quan Quản lý nhân sự (OPM) thuộc chính phủ nước này và đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu nhân viên liên bang và rất nhiều doanh nghiệp, gây tổn thất nặng nề. Hồ sơ của 750.000 nhân viên dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã bị xâm nhập. Washington cáo buộc Trung Quốc đứng sau vụ đánh cắp thông tin cá nhân trên, song Bắc Kinh đã bác bỏ.
Trong bối cảnh như vậy, ông Tập Cận Bình lựa chọn một lộ trình khác thường, không đi thẳng vào Washington mà đi đến Seattle. Có sự tính toán nào ở đây?Về cạnh tranh kinh tế không lành mạnh, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng những xáo trộn trên các thị trường tài chính sau khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá đồng nội tệ giữa tháng 8 vừa qua “phản ánh những lo ngại về nguy cơ suy thoái từ tình hình nền kinh tế nước này”. Về Biển Đông, Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh về tốc độ ồ ạt xây dựng trái phép những đảo nhân tạo trên Biển Đông, trong khi Trung Quốc cho rằng họ “có quyền” làm điều đó và “Mỹ không nên can thiệp”.
- Ông Tập Cận Bình không đi thẳng đến Washington mà đi đến Seattle- trung tâm công nghệ và là “quê hương” của những tập đoàn lớn như Microsoft, Amazon… Dự kiến tại đây, ông Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân, tham dự hội nghị bàn tròn với các giám đốc điều hành, nói chuyện với các giáo viên và sinh viên tại Mỹ…
Những động thái nói trên nhằm mục đích xoa dịu sự bất bình của Mỹ về vấn đề an ninh mạng, các doanh nghiệp Mỹ được trấn an kịp thời trước những thông tin Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích của ông Tập Cận Bình trước khi gặp Tổng thống Obama, đã có 3 ngày truyền thông Mỹ sẽ đưa tin về chuyến đi mà chủ yếu là những thông tin tích cực, gặp gỡ, hợp tác… Lựa chọn quỹ đạo hoàn hảo là một cách để định hướng truyền thông theo ý mình, đó là tính toán vô cùng khôn ngoan của ông Tập Cận Bình.
Thưa ông, sau chuyến thăm này, liệu quan hệ Mỹ- Trung sẽ được cải thiện?
Video đang HOT
- Thực ra, trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình sẽ giải quyết những vấn đề quan trọng sau: Về an ninh mạng, Chủ tịch Trung Quốc sẽ nói rằng, nhà nước Trung Quốc không đứng sau những hoạt động xâm nhập máy tính, ăn cắp dữ liệu như Mỹ cáo buộc, mà là do những tin tặc hoạt động tự do gây ra. Thậm chí, ông Tập còn đề nghị Mỹ phối hợp với Trung Quốc về đảm bảo an ninh mạng.
Về hạ giá nhân dân tệ, ông Tập Cận Bình sẽ giải thích rằng đó là biện pháp đảm bảo sự phát triển ổn định của kinh tế Trung Quốc, không tác động nhiều đến nền kinh tế toàn cầu.
Về Biển Đông, ông Tập Cận Bình sẽ trấn an Mỹ rằng, Bắc Kinh cam kết duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an toàn, hàng hải, hàng không ở vùng biển này. Thậm chí, Trung Quốc còn mời Mỹ cùng sử dụng những căn cứ Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông vào những mục đích cứu nạn cứu hộ trên biển. Nhiều khả năng, Trung Quốc còn mời Mỹ cùng tham gia tập trận trên Biển Đông…
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ thuyết phục Mỹ rằng, Biển Đông không phải là vấn đề trong mối quan hệ Mỹ -Trung. Sau chuyến thăm, hai bên sẽ ra Tuyên bố chung dựa trên 3 trụ cột chính: Không đối đầu; không can thiệp công việc nội bộ của nhau; hợp tác cùng có lợi. Ít nhiều, chuyến đi này cũng sẽ giải tỏa được một số lo lắng của chính giới Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, những mâu thuẫn cố hữu sẽ rất khó dung hòa.
Xin cảm ơn ông!
Tác động của chuyến thăm này đến khu vực và Việt Nam sẽ thể hiện như thế nào? Chuyến đi Mỹ của ông Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực châu Á- Thái Bình Dương và căng thẳng trong quan hệ Trung- Mỹ giảm đi. Riêng với Việt Nam, chúng ta có vị trí địa chính trị quan trọng, là cửa ngõ châu Á- Thái Bình Dương, nơi diễn ra đối đầu giữa Mỹ- Trung trong thế kỷ 21. Vì thế, chúng ta tận dụng vị trí địa chính trị để thiết lập mối quan hệ bình đẳng với các nước lớn, dựa trên lợi ích song trùng. Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam cần cảnh giác trước mọi trường hợp và khả năng thỏa thuận ngầm sau lưng chúng ta”.
Theo Dân Việt
Các nước Biển Đông có thể gánh hậu quả từ bất ổn Trung Quốc
Đây là quan điểm của ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao, trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn về chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc.
Ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược HV Ngoại giao. Ảnh: Hồng Duy
- Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức như thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ phá giá.... Theo ông, chủ tịch Trung Quốc kỳ vọng những gì ở chuyến thăm Mỹ này?
- Theo dự kiến, hai bên Mỹ - Trung sẽ bàn về 4 nhóm vấn đề chính gồm địa chính trị và chiến lược, trong đó có những điểm quan trọng như vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như an ninh mạng. Về vấn đề hợp tác, hai bên sẽ bàn thảo về hợp tác song phương trong đó nhấn mạnh chống khủng bố, biến đổi khí hậu toàn cầu. Về chính trị, hai bên bàn thảo để hướng tới xây dựng quan hệ đối tác kiểu mới. Về kinh tế, việc ông Tập chọn thành phố Seattle, nơi nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ đặt trụ sở, là điểm dừng chân đầu tiên cho thấy mong muốn của phía Bắc Kinh.
- Trung Quốc coi chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cơ hội làm nổi bật vị thế quốc gia duy nhất cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng toàn cầu. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thông qua chuyến đi và giao thiệp đôi bên để từng bước xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa một bên là siêu cường đang nổi và một bên là siêu cường đã khẳng định vị thế trong 70 năm qua nhằm tránh các mâu thuẫn, xung đột dẫn tới nguy cơ chiến tranh. Theo tôi, đây là mục tiêu lớn nhất của ông Tập.
- Cạnh tranh ảnh hưởng là khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ Trung - Mỹ nhưng không phải duy nhất. Quan hệ giữa hai nước này là mối quan hệ phức tạp nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại ngày nay. Dù cạnh tranh ảnh hưởng nhưng hai bên vẫn có lợi ích rất lớn trên phương diện kinh tế, hợp tác giáo dục, khoa học, quốc phòng.
Nhân chuyến đi này, ông Tập Cận Bình có thể mở rộng bàn thảo về các vấn đề liên quan, trong đó có việc định hình mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Đây là khía cạnh rất quan trọng trong cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ.
- Một số chuyên gia cho rằng khủng hoảng trên thị trường chứng khoán cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu yếu hơn và dễ tổn thương sau thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nóng. Vấn đề nội tại có khiến Bắc Kinh nhún nhường tại Biển Đông?
- Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng đang đương đầu với nhiều vấn đề trong nội tại như bất ổn Tân Cương, các sự kiện gần đây ở Hong Kong hay chính sách chống tham nhũng gặp nhiều trở ngại. Chúng sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới chính sách đối ngoại nhưng chúng ta cần theo dõi thêm để biết rõ tác động của nó.
Tuy nhiên, nếu bất ổn nội tại quá phức tạp, Trung Quốc có khả năng đẩy mâu thuẫn ra ngoài và các nước xung quanh, đặc biệt là các quốc gia ở Biển Đông, có thể phải gánh chịu hậu quả. Theo quan điểm của tôi, một mặt, khó khăn nội tại sẽ làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc nhưng ở thái cực ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng tới cục diện khu vực khi Bắc Kinh tìm cách đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài.
Ông Obama và Tập Cận Bình gặp nhau tại Sunnylands, California, năm 2013. Ảnh:Getty
- Tổng thống Obama quan tâm những gì trong cuộc gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc?
- Nếu đứng từ góc nhìn của Mỹ, Washington sẽ quan tâm tới những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích quốc gia. Qua theo dõi của chúng tôi, mối quan tâm nhất của Mỹ hiện nay là về vấn đề tin tặc.
Trong thời gian qua, tin tặc liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và công nghệ quốc phòng của Mỹ. Thậm chí, tin tặc còn đánh cắp hồ sơ cá nhân của 22 triệu viên chức thuộc Văn phòng Quản lý Nhân sự. Ông Daniel R. Russel, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Á, còn lo sợ tin tặc Trung Quốc nắm giữ thông tin về hệ thống cấp nước và lưới điện quốc gia, có thể tạo ra cuộc chiến ngay trong lòng nước Mỹ khi nó bị can thiệp.
Ngoài ra, cuộc gặp nhiều khả năng là lần cuối cùng ông Obama hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên cương vị tổng thống Mỹ nên phía Washington sẽ không ngần ngại tranh thủ cơ hội để thúc đẩy lợi ích trong quan hệ Mỹ - Trung.Phía Mỹ cũng bày tỏ quan ngại khi Trung Quốc thực thi chiến dịch "săn cáo" - cử mật vụ vào Mỹ để bắt các nhân vật bị buộc tội tham nhũng đang chạy trốn. Washington nhiều lần cảnh báo động thái này vi phạm luật pháp Mỹ và 2 bên cần có giải pháp thỏa hiệp cho vấn đề này.
Gần đây, trong nội bộ Mỹ có nhiều quan điểm yêu cầu Tổng thống Obama có những hành động cứng rắn với Trung Quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông cũng như vấn đề Triều Tiên và đặc biệt là sự vi phạm dân chủ, nhân quyền thông qua việc xiết chặt kiểm duyệt Internet của Trung Quốc. Chúng tôi dự đoán những vấn đề này sẽ được Mỹ gây sức ép lên phía Trung Quốc trong chuyến công du của ông Tập.
- Ông đánh giá thế nào về quan điểm cho rằng kinh tế là chiến trường không tiếng súng giữa Mỹ và Trung Quốc?
- Từ góc độ kinh tế, quan hệ giữa hai nước này là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dù hai phía cạnh tranh gay gắt và có những va chạm. Tuy nhiên, đây cũng là điều tương đối bình thường. Nếu nói kinh tế là chiến trường không tiếng súng giữa Mỹ và Trung Quốc thì cũng đúng nhưng hơi quá. Ngoài ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những siêu cường nên mọi động thái đều có thể ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.
Từ một khía cạnh khác, người Mỹ được hưởng lợi nhiều từ hợp tác kinh tế với Trung Quốc dù sự cạnh tranh từ quốc gia đông dân nhất thế giới làm giảm cơ hội việc làm của người Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc áp dụng chính sách quản lý đồng tiền dẫn tới quyết định phá giá đồng nhân dân tệ trong thời gian qua gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới Mỹ. Kinh tế trở thành trọng tâm trong cuộc gặp sắp tới và đôi bên sẽ tranh luận có phần gay gắt về vấn đề này.
- Tờ Duowei có trụ sở ở Mỹ cho rằng Washington đang quan tâm đến việc giải quyết nhanh chóng những vấn đề cụ thể trước mắt, trong khi Bắc Kinh lại quá chăm chú với đại cục và những kế hoạch dài hạn. Bởi vậy, hai bên khó có thể gặp nhau và có chung tiếng nói. Trong khi đó, giới phân tích "không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp lần này". Ông nhận định thế nào về kết quả chuyến thăm?
- Đây là quan điểm chính xác. Thời gian dành cho Tổng thống Obama không còn nhiều khi những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 2 sắp trôi qua. Trong khi đó, phía Trung Quốc muốn nhấn mạnh vào quan hệ dài hạn và họ muốn dùng các biện pháp dài hạn nhằm hạn chế sức ép trước mắt.
Tôi cho rằng trong chuyến đi này, mối quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ mà Trung Quốc ấp ủ khó có thể hình thành. Đôi bên cũng khó đạt được đột phá trên lĩnh vực an ninh mạng, dân chủ nhân quyền hay cả vấn đề Biển Đông.
Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ thể hiện thiện chí và đạt được thỏa thuận nào đó để giải tỏa khó khăn và để dư luận trong nước và thế giới thấy được sự ổn định trong mối quan hệ giữa 2 siêu cường. Nó cũng giúp Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ khả năng kiểm soát được mối quan hệ để nó không ảnh hưởng tới chính trị nội bộ của đôi bên. Cả Bắc Kinh và Washington đều còn rất nhiều việc phải làm sau đó.
Theo Zing News
Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản Nhận lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15-18/9. Nhân chuyến thăm, hai bên ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Báo Tin Tức trân trọng giới thiệu toàn...