Vì sao ông Tập Cận Bình đồng loạt “thay máu” cận vệ?
Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vừa quyết định “thay máu” nhân sự cấp cao tại cục An ninh Trung ương, đơn vị cận vệ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho ông.
Đứng trước động thái này, dư luận đã hồ nghi rằng đây là cách giúp ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao có được sự an toàn tuyệt đối khi về nhà cũng như lúc ở nhiệm sở.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) xuất bản ở Hồng Kông dẫn lời 3 nguồn tin riêng cho hay ông Tập Cận Bình đã chính thức quyết định “thay máu” cận vệ. Theo đó, Thiếu tướng Vương Thiếu Quân, Phó cục trưởng cục An ninh Trung ương đã được đề bạt lên làm cục trưởng kiêm người đứng đầu Trung đoàn Cảnh vệ Trung ương. Trong khi đó, trung tướng Tào Thanh, nguyên cục trưởng lại bị chuyển công tác về làm phó tư lệnh Quân khu Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cục An ninh Trung ương là một cơ quan đầy quyền lực chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và khu đầu não Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nơi các lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc. Cơ quan này được quyền báo cáo trực tiếp lên văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mà không cần phải qua bất cứ một khâu trung gian nào, kể cả bộ Quốc phòng.
Video đang HOT
Tờ SCMP cho hay với quyền lực trong tay lớn như vậy, cục An ninh Trung ương đã từng ra tay ngăn chặn các nguy cơ đảo chính trước đây. Theo đó, cục này và nguyên soái Ye Jianying đã đóng vai trò chủ đạo trong việc bắt giữ Bè lũ Bốn tên vào năm 1976 có âm mưu soán quyền sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời.
Ông Lệnh Kế Hoạch, trợ lý cấp cao của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, từng là người chịu trách nhiệm giám sát cục An ninh Trung ương khi ông này giữ chức Chánh Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng. Gần đây, ông Lệnh Kế Hoạch và con trai đã bị điều tra với tội danh tham nhũng, và các nguồn tin cho rằng ông Tập Cận Bình muốn loại trừ mọi ảnh hưởng của ông ta đối với cục An ninh Trung ương.
Tờ Sing Tao của Hồng Kông cho biết trung tướng Tào đã xuất hiện bên lề phiên họp Quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh, mặc quân phục đeo phù hiệu của Quân khu Bắc Kinh, chứng tỏ ông này đã bị điều chuyển công tác.
Được biết 2 quan chức thân tín của ông Lệnh Kế Hoạch tại Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng là Huo Ke và Wang Zhongtian đều đã bị điều chuyển công tác sang cơ quan khác trong tháng 12. Ông Huo bị các điều tra viên chống tham nhũng bắt giữ vào hồi tháng Một vừa rồi. Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đang tập trung đánh mạnh vào các tướng lĩnh quân đội tham nhũng trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” quy mô lớn của ông. Hồi tuần trước, Bắc Kinh thông báo điều tra 14 quan chức cấp cao, trong đó có con trai của thượng tướng Quách Bá Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc mạnh tay "đả hổ, diệt ruồi" trong giới truyền thông
Trong năm 2015, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" trong lĩnh vực xuất bản, phát thanh và truyền hình, một quan chức chống tham nhũng của nước này tiết lộ.
Người dân Trung Quốc đang theo dõi một sự kiện thể thao trên TV. (Ảnh:SCMP)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 30/1 đưa ra thông tin trên, dẫn lời Bà Lý Thu Phương, người đứng đầu tổ điều tra của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) tại Cục Quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc.
Bà Lý cho biết tổ điều tra đã nghiên cứu các thủ đoạn phổ biến, đặc biệt là "luật bất thành văn", của các quan chức tham nhũng trong ngành công nghiệp truyền hình. Tổ này đã phát hiện nhiều vụ tham nhũng trong các hoạt động mua lại phim truyền hình, tổ chức các gala biểu diễn nghệ thuật hay mở các kênh truyền hình vệ tinh.
Bên cạnh đó, bà Lý thông báo các hoạt động quảng cáo, đưa tin hay mở chi nhánh tại nước ngoài cũng đang được chú trọng, bởi đây cũng là các lĩnh vực có nhiều hành vi tham nhũng. Bà cũng nhận định Ủy ban CCDI sẽ ban hành những quy tắc dành cho các viên chức xuất bản, phát thanh và truyền hình.
Theo bà Lý, có 49 quan chức trong lĩnh vực trên bị điều tra tham nhũng trong năm 2014, đây là con số cao nhất trong 5 năm qua. Thời báo Bắc Kinh đưa tin, kể từ tháng 10/2014, 6 quan chức đài truyền hình tỉnh An Huy đã sa lưới. Báo này cũng cho hay, một quan chức phụ trách kiểm duyệt các bộ phim truyền hình của các nhà sản xuất Trung Quốc chịu bản án hơn 10 năm tù sau khi bị phát hiện nhận hối lộ 300.000 NDT.
La Phương Hoa (trái), em dâu của vợ ông Lệnh Kế Hoạch (phải). (Ảnh: Shanghai Daily)
Đầu tháng 1/2015, báo chí Trung Quốc đưa tin La Phương Hoa, một nhà sản xuất 46 tuổi tại Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã bị bắt giữ vào cuối tháng trước.
Dù nhiều người cho rằng bà La bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ việc tham nhũng của người họ hàng gần là cựu Chánh văn phòng trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch. Tuy nhiên, Paper.cn cho hay kể từ năm ngoái, ít nhất 8 người làm việc cho kênh kinh doanh của CCTV đã bị bắt giữ, trong đó có 2 cấp trên cũ của bà La và một người dẫn chương trình nổi tiếng.
Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được đẩy mạnh. Mới đây, một hoạt động điều tra các "cái chết bất thường" của đảng viên nước này đã được khởi động sau khi có tin hàng loạt quan chức tự sát khi bị tình nghi tham nhũng.
Thoa Phạm
Theo SCMP
Trung Quốc lần đầu "chỉ mặt đặt tên" các nhóm lợi ích trong đảng Truyền thông nhà nước Trung Quốc cuối tuần qua đã có động thái hiếm thấy, khi "chỉ mặt đặt tên" các phe phái cụ thể trong đảng Cộng Sản cầm quyền tại nước này, và nêu tên những nhân vật then chốt thuộc phe cánh của Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch. Ông Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra tham nhũng...