Vì sao ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi đại biểu Quốc hội chuyên trách?
Vị trí công tác ông Nguyễn Văn Cảnh vừa mới xin thôi là Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Chức danh này được hưởng các chế độ tương đương với chức Tổng cục trưởng thuộc các bộ, ngành.
Mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban Nghị quyết, trong đó nêu rõ: “Ông Nguyễn Văn Cảnh – Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Định – thôi làm Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV kể từ ngày 15.2.2017″.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh. (Ảnh: quochoi)
Theo một vị lãnh đạo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, chức danh Ủy viên Thường trực thuộc Hội đồng Dân tộc hay một ủy ban nào đó của Quốc hội, được hưởng lương, phụ cấp cũng như các chế độ công vụ tương đương như một tổng cục trưởng của các bộ, ngành.
Vị lãnh đạo này cũng cho hay, ông làm đại biểu Quốc hội khá lâu nhưng đến nay mới thấy trường hợp ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi nhiệm vụ đại biểu chuyên trách là lần đầu tiên.
“Lý do như anh ấy trình bày trong đơn là do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên xin thôi không làm chuyên trách nữa. Một vị đại biểu Quốc hội chuyên trách làm tiếp hay xin thôi theo tôi cũng rất bình thường, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cá nhân để lựa chọn công việc phù hợp” – vị lãnh đạo này đánh giá.
Video đang HOT
Chức danh Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn hoặc cho thôi làm nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Văn Cảnh từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (năm 2016), ông Nguyễn Văn Cảnh được giới thiệu ứng cử với cơ cấu đại biểu Quốc hội chuyên trách ở TƯ. Ông là đại biểu thường xuyên có nhiều phát biểu góp ý tại phiên thảo luận của Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (tháng 10 và 11.2016), ông Cảnh có bài phát biểu rất đáng chú ý khi góp vào dự thảo Luật quản lý, tài sản nhà nước (sửa đổi).
Ông Cảnh nói: Trong quy định về phân loại tài sản công cần quy định thêm kho biển số xe và số điện thoại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kho biển số xe nếu biết khai thác quản lý tốt, đem đấu thầu góp phần tăng thu ngân sách là tốt.
Theo ông Cảnh, hiện ngân sách nhà nước đang rất khó khăn, cần tận dụng tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường huy động vốn trong dân nhưng chưa khả thi.Chính vì thế việc đấu giá và cấp số xe, điện thoại là nên làm vì phù hợp với nhu cầu của người dân, nguồn thu không phải nhỏ mà Nhà nước không phải trả lãi hay vốn.
Ông Nguyễn Văn Cảnh ước tính nếu thực hiện thì nguồn thu trong vài chục năm tới lên đến cả triệu tỷ đồng. Nếu triển khai trong gia đoạn 2018-2020 sau khi luật này có hiệu lực thì có thể thu 100.000 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả, khả thi, theo ông Cảnh, sau này nên quy định số đẹp mà người nào đó có được thông qua đấu giá thì được tiếp tục sử dụng số đó cho phương tiện, thiết bị mới, không bắt buộc đấu giá lại.
“Dự tính số xe ô tô bán năm 2016 là 300.000 chiếc, với mức tăng trưởng thị trường ô tô vừa qua thì trong 3 năm 2018-2020 sẽ có thêm 1,8 triệu xe ô tô. Nếu bình quân 25 triệu đồng/biển số thì 3 năm 2018-2020 sẽ có thêm nguồn thu 45.000 tỷ đồng. Với 2,8 triệu chiếc xe máy 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 tăng 8% thì có thể thu từ biển số xe máy còn cao hơn biển số xe ô tô” – ông Cảnh dẫn chứng.
Theo Danviet
Liên tục bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ pháo nổ
Những ngày cuối năm, Công an tỉnh Hà Nam liên tục bắt giữ được các đối tượng vận chuyển, tàng trữ pháo nổ trái phép. Đồng thời, trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng cũng bắt giữ được một đối tượng tàng trữ trái phép súng tự chế.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, vào khoảng 13h ngày 22/1, qua quá trình làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Kiện Khê, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tổ công tác Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Hà Nam phát hiện, bắt giữ Nguyễn Văn Cảnh (SN 1976, trú tại Ngô Khê, Bình Nghĩa, Bình Lục) đang tàng trữ 2,6 kg pháo, thu giữ 2 hộp pháo dàn đều do Trung Quốc sản xuất.
Tại cơ quan Công an, Cảnh khai nhận mua số pháo trên của 1 người không quen biết với giá 2 triệu đồng, trong lúc mang pháo về thì bị Công an bắt giữ. Được biết Cảnh là đối tượng nghiện ma túy đã 10 năm.
Đối tượng Nguyễn Thế Kiên (bên trái) và số pháo bị thu giữ (ảnh: Công an Hà Nam)
Trước đó, vào chiều 21/1, tại địa bàn Khu chung cư Tiến Lộc, Phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, Công an Phường Thanh Châu bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thế Kiên (SN 1993), trú tại phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý đang vận chuyển trái phép 6 bệ pháo dàn và 5 quả pháo trứng xuất xứ Trung Quốc.
Tại cơ quan Công an, Kiên khai nhận số pháo trên mua của một người không quen biết tại Bình Lục với giá 6 triệu đồng về sử dụng.
Cùng ngày, tổ công tác Công an huyện Thanh Liêm tuần tra, kiểm soát tại khu vực đường QL1A, đoạn qua địa bàn xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, phát hiện đối tượng Lại Đăng Vinh (SN 1986, trú tại thôn Hòa Ngãi, xã Thanh Hà) đi xe máy không biển số có biểu hiện nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra hành chính và hàng hóa Vinh mang theo, lực lượng chức năng phát hiện 1 bộ súng tự chế nén khí bắn đạn bi sắt.
Đối tượng Lại Đăng Vinh (bên trái) và khẩu súng tự chế mua trên mạng (ảnh: Công an Hà Nam)
Tại cơ quan Công an, Vinh khai nhận, bộ súng trên mua của 1 người không quen biết qua trang web youtube với giá 2,8 triệu đồng với mục đích bắn chuột ở ruộng. Sau khi nhận hàng ở bưu điện, trên đường về nhà thì đối tượng bị lực lượng Công an bắt giữ.
Phía cơ quan Công an đang củng cố hồ sở xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Đức Văn
Theo Dantri
Hé lộ nguyên nhân vụ cháy ở khu phố Tây Liên quan đến vụ cháy xảy ra tại một căn nhà nằm trong hẻm 148 Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM), cơ quan Công an quận 1 đang tạm giữ Nguyễn Văn Cảnh (36 tuổi, cháu của chủ nhà) để điều tra nguyên nhân vụ cháy. Lửa bùng cháy dữ dội tại căn nhà nằm trong hẻm Bùi Viện vào...