Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đòi bồi thường?
Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại diện Bộ Tư pháp cho biết hiện ông Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường do còn đang thu thập chứng cứ…
Ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo quý I/2014. Nhiều vấn đề nóng được các nhà báo quan tâm đã được Bộ Tư pháp thông tin, giải đáp.
Nợ đọng văn bản vẫn còn lớn
Báo cáo tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Tư pháp – ông Trần Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua, mặc dù các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn dốc, nhưng tình hình xây dựng, banhành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong quý I vẫn chưa có nhiều chuyển biến. số lượng văn bản chậm ban hành, nợ đọng còn lớn, nhất là việc xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch, một số văn bản ở vào tình trạng nợ đọng kéo dài vẫn chưa được khắcphục
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành 1.544 văn bản, trong đó có 13 Nghị định, 2 Quyết định, chỉ đạt 34%, riêng luật xử lý vi phạm hành chính, đã ban hành thêm 2Nghị định, nâng tổng số văn bản quy định chi tiết đã ban hành lên 52/53 văn bản. Hiện vẫn còn 29/44 văn bản chưa được ban hành, bao gồm 25 Nghị định và 4 Quyết định, chiếm tới 65,9%.
Trong khi đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành được 8/46 văn bản, đạt 17%, còn 38/46 văn bản chưa ban hành, chiếm 82,6%.
Ông Nguyễn Thanh Chấn hiện đang thu thập căn cứ để yêu cầu bồi thường
Kéo dài tuổi nghỉ hưu khi chưa có hướng dẫn của Chính phủ
Video đang HOT
Tại buổi họp báo, nhiều vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp đã được phóng viên quan tâm đặt câu hỏi.
Thời gian gần đây, báo chí đã đăng tải những thông tin lùm xùm quanh vụ Bộ Tư pháp kéo dài thời gian làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu của Vụ trưởng Trần Văn Quảng. Theo đó, có ý kiến cho rằng việc kéo dài tuổi nghỉ hưu này còn nhiều điều chưa được minh bạch, trong khi nội bộ Bộ Tư pháp còn nhiều người có khả năng thay thế. Về ý kiến này, ông Dũng cho biết, Điều 187, Khoản 3 của Bộ Luật Lao động có quy định, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động có trình độ quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định. Điều này cũng giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành.
“Thời gian qua, Chính phủ đã thảo luận cho ý kiến và hiện đang trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét cho ý kiến. Trong thời kỳ Chính phủ chưa ban hành Nghị định thì Bộ Tư pháp vận dụng theo luật định để quyết định kéo dài 6 tháng đối với ông Trần Văn Quảng.”- ông Dũng nói.
Lý do kéo dài thời gian làm việc của ông Trần Văn Quảng được ông Dũng giải thích rằng, xuất phát từ nhu cầu của Bộ Tư pháp. “Thời điểm đó Bộ Tư Pháp có nhiều sự biến động về nhân sự. 2 đồng chí được luân chuyển về Thành phố Hà Nội và Hà Tĩnh, 1 đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu. Do vậy, Bộ Tư Pháp sắp tới chỉ còn 2 Thứ trưởng. Hơn nữa, 2 Thủ trưởng của Bộ đang được Ban Bí thư đề nghị xem xét luân chuyển về địa phương. Bộ Tư Pháp trong giai đoạn này cũng lần đầu tiên tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ. Hơn nữa, đồng chí Quảng là một cán bộ có trình độ chuyên môn cao, là tiến sĩ luật học ở nước ngoài, có năng lực, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, sức khỏe vẫn bảo đảm đáp ứng được công việc…” – ông Dũng giải thích.
Cũng theo ông Dũng, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp trong đó có mời đại diện của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Nội chính Trung ương tham gia, sau đó đi đến thống nhất kéo dài thời gian giữ chức vụ của ông Trần Văn Quảng. Người phát ngôn Bộ Tư pháp cũng khẳng định, sau khi công bố công khai và gửi thông báo đến các cơ quan, cho đến thời điểm này Bộ Tư pháp chưa nhận được bất kỳ ý kiến không đồng thuận nào từ phía cán bộ công chức.
Ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đề nghị bồi thường
Cũng tại buổi họp báo, một vấn đề được các nhà báo quan tâm là công tác bồi thường oan sai, trong đó đặc biệt là trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và trường hợp ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình. Theo bà Nguyễn Thị Tố Hằng, Vụ phó Vụ thi thành án Bộ Tư pháp, theo quy định của luật pháp thì người bị oan sai phải có đơn đề nghị bồi thường, kèm theo đó là các căn cứ liên quan chứng minh những thiệt hại do bị oan sai gây ra. Tuy nhiên, hiện nay ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường và còn đang trong thu thập các căn cứ.
Còn liên quan đến việc bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi, bà Hằng cho biết, cơ quan phải bồi thường là TAND tỉnh Thái Bình hiện đã có hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường gửi lên TAND tối cao thẩm định trước khi trình Bộ Tài chính làm thủ tục cấp kinh phí. “Chúng tôi đã có công văn hướng dẫn ông Phi thực hiện quyền của mình – bà Hằng cho biết.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Án oan 10 năm: Ông Chấn vẫn chưa yêu cầu bồi thường
Ông Nguyễn Thanh Chấn - người vừa chính thức được đình chỉ điều tra bị can, cho biết ông vẫn chưa gửi đơn để yêu cầu TAND Tối cao bồi thường trong vụ ông bị án oan, phải ngồi tù 10 năm.
Khỏe ra vì niềm vui của chồng
Trước đó, như đã đưa tin, vào ngày 25.1, đại diện cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã về xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (quê ông Nguyễn Thanh Chấn) để đọc quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Chấn. Theo đó, cơ quan CSĐT khẳng định ông Chấn không phải là người giết chị Nguyễn Thị Hoan (người cùng thôn) cách đây 10 năm.
Tâm sự về sự kiện này, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) xúc động: "Theo phong tục truyền thống của dân tộc mọi việc phải được giải quyết trước tết, việc chồng tôi chính thức được minh oan khiến cho không khí đón mừng năm mới của gia đình vui vẻ, hạnh phúc hơn nhiều lần".
Ông Nguyễn Thanh Chấn nhận quyết định đình chỉ điều tra bị can.
Người phụ nữ này nhiều năm liên tục đội đơn đi khắp nơi để kêu oan cho chồng, đến khi có được thành quả thì bản thân bà đã kiệt quệ cả về sức lực và tinh thần. Bà Chiến cho biết đã phải nằm bệnh viện điều trị khoảng 2 tháng nay về bệnh tai biến, huyết áp không bình thường, chân tay co quắp, nói ngọng.
Đến ngày 25.1, bà mới xin ra viện để về nhà đón tết cùng gia đình. "Khoảng nửa tháng trở lại đây sức khoẻ tôi khá hơn nhiều, nói rõ ràng hơn, ít bị hoa mắt chóng mặt. Có thể việc của chồng tôi tiến triển tốt khiến tôi vui và khỏe dần ra. Bác sĩ có dặn ăn tết xong phải quay lại bệnh viện kiểm tra và điều trị cho khỏi hẳn nhưng gia đình còn nhiều việc quá chưa đi được" - bà Chiến tâm sự.
Thủ tục yêu cầu bồi thường thế nào?
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Chấn cho hay mặc dù đã chính thức trở thành người vô tội, nhưng ông cũng như vợ do không hiểu biết pháp luật nên chưa biết làm thủ tục thế nào, gửi đến cơ quan nhà nước nào để yêu cầu bồi thường việc bị tuyên án tù chung thân về tội giết người và phải ngồi tù oan 10 năm trời.
Theo LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trong vụ án này cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn là TAND Tối cao. Cơ quan này đã xử phúc thẩm và ra bản án có hiệu lực pháp luật đối với ông Chấn (án tù chung thân), dẫn đến việc công dân này phải ngồi tù oan.
Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Thông tư liên tịch số 05/2012 của Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thì các bước sau: Người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các nội dung khác theo mẫu đơn số 01a, 01b kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012; Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ sau đây: Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở để xác định thuộc trường hợp được bồi thường. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ tùy thân của người bị thiệt hại.
Trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người đại diện hợp pháp của họ thay mặt, thì phải có giấy ủy quyền của người bị thiệt hại và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền như:
CMND hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc; Các tài liệu, chứng từ hợp lệ để chứng minh các khoản chi phí hợp lý, thu nhập của người bị thiệt hại trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (nếu có); Về thời hiệu của việc yêu cầu bồi thường là 2 năm kể từ ngày có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...
Theo Dân Việt
Nguyên Tổng giám đốc Vinalines chuẩn bị hầu tòa Theo lịch xét xử của TAND tỉnh Khánh Hòa, dự kiến ngày 21/4, Tòa này sẽ đưa vụ tham ô xảy ra trong vụ sửa chữa ụ nỗi 83M ra xét xử đối với các bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines. Đây là đối tượng vừa bị TAND TP Hà Nội xử...