Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được áp dụng tình tiết giảm nhẹ?
VKSND Tối cao xác định bị can Nguyễn Đức Chung khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, có tiền sử bị ung thư… nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Gần một tuần sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, ngày 25/11, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Đức Chung (53 tuổi, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
3 bị can khác cùng bị truy tố tội danh trên là Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an), Nguyễn Anh Ngọc (thư ký riêng của ông Chung) và Nguyễn Hoàng Trung (lái xe của ông Chung).
Theo cáo trạng, giữa năm 2019, Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan. Ông Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án này.
Để nắm thông tin, tài liệu về vụ án, ông Chung đã thông qua ông Phan Huy Lệ, Chủ tịch HĐTV – Tổng giám đốc Công ty TNHH Hà Thành, để làm quen với Phạm Quang Dũng (cháu ruột ông Lệ, được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường).
Ông Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc giữ vai trò chủ mưu. Ảnh: Hải Nam.
Chiều 9/7/2019, Dũng nhắn tin hỏi ông Chung về việc ông có dùng phần mềm Viber hay không. Tối 20/7/2019, sau khi Dũng đến nhà riêng của cựu Chủ tịch Hà Nội, 2 người đã trao đổi một số thông tin điều tra vụ án. Tại đây, ông Chung đề nghị Dũng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường và được Dũng đồng ý.
Khuya 20/7, Dũng về nhà in 5 bản email được gửi từ tài khoản buiquanghuy@… đến hòm thư của ông Chung là chunghinhsu@… rồi cho vào phong bì, dán kín. Ngay sau đó, ông Chung yêu cầu lái xe Trung đến gặp Dũng để lấy phong bì này, đưa về cho ông Chung. Cơ quan điều tra xác định 5 bản email này là tài liệu điều tra vụ án Công ty Nhật Cường được quản lý theo chế độ “Mật”.
VKSND cáo buộc theo sự đề nghị của ông Chung, từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, bị can Dũng đã tự ý lấy thông tin tài liệu hoặc nhiều lần đột nhập vào phòng làm việc của cấp trên ở Cục Cảnh sát kinh tế để chiếm đoạt tài liệu.
Với 9 tài liệu bí mật Nhà nước liên quan vụ án Công ty Nhật Cường, Dũng đã 2 lần chuyển tổng cộng 7 tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung.
Video đang HOT
Bị can Nguyễn Hoàng Trung (trái) và Phạm Quang Dũng. Ảnh: Bộ Công an.
Dũng khai trong các lần chiếm đoạt tài liệu mật, bị can đều không nhớ đã lấy và sao chép tài liệu của ai trong đơn vị. Một số tài liệu gửi cho ông Chung đã được Dũng dùng điện thoại để chụp nhằm lưu giữ.
Cáo trạng xác định sau khi nhận tài liệu từ Dũng, ông Chung chuyển cho Nguyễn Hoàng Trung. Sau đó, Trung chuyển tiếp cho Nguyễn Anh Ngọc để in ra giấy theo yêu cầu của ông Chung. Trong số các tài liệu này, bị can Ngọc đã sao chép và lưu giữ 26 file ảnh chụp vào máy tính và thẻ nhớ USB. Khi khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ các tài liệu này.
Chiều 25/6, theo yêu cầu của ông Chung, các bị can Trung và Ngọc chỉnh sửa tài liệu điều tra do Dũng cung cấp, che phần chữ ký của điều tra viên để in ra giấy, đưa cho ông Chung. Tài xế và thư ký riêng của ông Chung đều khai họ đã đọc và biết các tài liệu đó là tài liệu điều tra vụ án Công ty Nhật Cường.
Quá trình thực nghiệm điều tra, cơ quan an ninh đã cho bị can Dũng dùng chìa khóa tự đánh để mở phòng làm việc riêng của chỉ huy đơn vị. Dũng đã mở được khóa phòng bằng chìa này.
Ngày 13/7, bị can Dũng tự thú, giao nộp cho cơ quan điều tra 2 file ghi âm cuộc gọi trao đổi về việc cung cấp tài liệu mật với ông Chung qua phần mềm Viber. Đoạn ghi âm cũng thể hiện ông Chung đã yêu cầu Dũng nắm thông tin về hướng điều tra vụ án Công ty Nhật Cường.
Ngoài các lần giao dịch trên, bị can Dũng còn 4 lần cung cấp tài liệu, 2 lần chuyển tài liệu và 17 lần trao đổi thông tin qua Viber. Song, cơ quan điều tra chưa đủ cơ sở để kết luận các nội dung này.
Cơ quan chức năng khám xét nhà riêng của ông Chung tối 28/8. Ảnh: Việt Hùng.
Theo cáo trạng, cơ quan điều tra còn phát hiện dịp Tết Nguyên đán 2020, tại khu vực đường Giải Phóng (Hà Nội), thông qua bị can Nguyễn Hoàng Trung, ông Nguyễn Đức Chung chuyển cho Dũng phong bì bên trong có 10.000 USD. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng chưa làm rõ bản chất của việc đưa, nhận tiền nên tách ra để xử lý sau.
Trong vụ án, VKSND đánh giá bị can Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận, khai báo hành vi và ăn năn hối cải. Khi còn công tác, ông Chung nhiều lần được khen thưởng, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
“Bị can có tiền sử bị bệnh ung thư, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, cáo trạng đề cập.
Đối với 3 người còn lại, VKSND nhận thấy họ cũng thành khẩn khai báo, ăn năn nhối cải và có nhiều thành tích trong công tác nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
Công an thu bao nhiêu tiền trong vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung?
Cơ quan An ninh điều tra thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu trong đó có số tiền 10.000 USD được ông Nguyễn Đức Chung đưa cho cựu cán bộ công an để tuồn tài liệu mật.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Nguyễn Đức Chung và 3 bị can khác về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngoài cáo buộc ông Chung chủ mưu, cầm đầu trong việc kết nối với các bị can để chiếm đoạt tài liệu mật vụ án Nhật Cường, cơ quan điều tra cũng thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến cựu Chủ tịch UBND Hà Nội.
Theo kết luận, trong quá trình điều tra, cơ quan an ninh thu giữ máy tính và điện thoại di động, 2 iPad, 3 giấy chứng minh công an nhân dân, 2 giấy chứng nhận điều tra hình sự của ông Nguyễn Đức Chung.
Công an còn thu giữ thẻ hội viên Hội luật gia Việt Nam, 5 sổ công tác và 3 quyển sổ màu đen cùng nhiều tài liệu liên quan việc chữa bệnh của ông Chung.
Công an thu nhiều tài liệu khi khám nhà ông Chung vào tối 28/8. Ảnh: Việt Hùng.
Khi khám xét đối với bị can Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế), cơ quan điều tra thu giữ chùm chìa khóa phòng làm việc của cấp trên ông Dũng; tài liệu phục vụ cuộc họp "Vụ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ký kết thực hiện các hợp đồng thuê dịch vụ CNTT và cung cấp thiết bị với Công ty Nhật Cường".
Công an cũng thu giữ 3 trang tài liệu báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, xác minh đầu mối vận chuyển hàng hóa nhập lậu cho Công ty Nhật Cường.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng thu giữ số tiền 10.000 USD mà ông Dũng bị cáo buộc nhận từ ông Nguyễn Đức Chung để giúp chiếm đoạt tài liệu mật. Cơ quan điều tra cho rằng đây là tiền ông Dũng hưởng lợi bất chính.
Quá trình tố tụng, công an cũng thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu như điện thoại, máy tính, máy ghi âm hay máy tính bảng liên quan 2 bị can Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc.
Theo cơ quan điều tra, tháng 5/2019, Bộ Công an khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) và một số đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, để nắm bắt thông tin vụ án, ông Chung kết nối với ông Dũng (cán bộ được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường).
Dịp Tết Nguyên đán năm 2020, tại khu vực đường Giải Phóng (Hà Nội), thông quan bị can Nguyễn Hoàng Trung, ông Dũng nhận của bị can Nguyễn Đức Chung phong bì bên trong có 10.000 USD.
Kết luận điều tra nêu sau thời điểm đó, ông Dũng đã đánh trộm chìa khóa phòng làm việc của cấp trên. Từ đầu tháng 8/2019 đến đầu tháng 3/2020, cựu cán bộ công an 5 lần lẻn vào phòng làm việc riêng của chỉ huy, rồi dùng điện thoại lén chụp nhiều tài liệu điều tra.
Các bị can Nguyễn Anh Ngọc (trái), Nguyễn Hoàng Trung (giữa) và Phạm Quang Dũng. Ảnh: Bộ Công an.
Sau đó, ông Dũng đưa thông tin, tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung thông qua ứng dụng Viber và người trung gian. Nhận được tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường từ ông Chung, 2 cựu cán bộ Văn phòng UBND Hà Nội là Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc in ra giấy để chỉnh sửa, cắt phần chữ ký trang cuối của tài liệu mật.
Kết thúc điều tra vụ án, cơ quan an ninh đánh giá hành vi của bị can Nguyễn Đức Chung phạm vào tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ba bị can còn lại là đồng phạm, giúp sức cho ông Chung.
Theo kết luận điều tra, các bị can là những cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Song, họ đã dùng thủ đoạn hết sức tinh vi, triệt để lợi dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi, xóa dấu vết nhằm che giấu tội phạm.
"Hành vi của các bị can gây khó khăn cho công tác điều tra nên cần truy tố, xét xử nghiêm minh", kết luận nêu.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, ông Nguyễn Đức Chung và 3 bị can đều thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi và ăn năn hối cải. Riêng ông Chung có tiền sử bị bệnh ung thư. Do đó, cơ quan công an đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị can.
Truy tố Nguyễn Đức Chung và đồng phạm vụ chiếm đoạt tài liệu bí mật Ngày 26/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng vụ án, truy tố cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm. Ngày 26/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra vụ án, truy tố cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung...