Vì sao ông Nguyễn Bá Thanh tỏa sáng
Ông Nguyễn Bá Thanh đã chạm được tới điều cao quí trong tình cảm nhân dân bằng cái tâm cái tài của mình, bằng những gì mà ông đã làm cho dân, cho nước.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP – tổ chức vận động xây dựng bệnh viện ung thư Đà Nẵng va đa thăm hỏi, tặng quà động viên những bệnh nhân đầu tiên tới viện điều trị
Tôi biết ông, không, đúng hơn là nghe tiếng ông cách đây gần hai mươi năm, khi ấy ông đương chức Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Mỗi lần ghé thăm gia đình anh chị vợ ở Hòa Khánh đều được nghe người dân địa phương tỏ lời ngợi ca vị Chủ tịch thành phố trẻ tuổi mà năng động, sáng tạo và đầy quyết đoán trong công việc lãnh đạo của mình.
Rồi những gì người dân ca ngợi ông như được minh chứng thêm khi có lần tôi được xem truyền hình trực tiếp, hình như là cuộc họp Hội đồng Nhân dân thành phố trên đài truyền hình Đà Nẵng. Ấn tượng về Nguyễn Bá Thanh trong tôi bắt đầu từ đó – một người lãnh đạo rắn rỏi, mộc mạc pha chút hài hước, không có vẻ ngoài chải chuốt, hào hoa nhưng lại toát lên phong cách làm việc tự tin, quyết đoán, truy đến cùng sự việc để xử lí rốt ráo.
Nhưng minh chứng thuyết phục nhất chính là sự đổi thay của Đà Nẵng. Mỗi lần từ Ban Mê xuống thăm thành phố là mỗi lần tôi lại thấy Đà Nẵng như được lột xác. Có thể nói, trong suốt gần ba mươi năm đổi mới vừa qua, không địa phương nào trong cả nước có tốc độ phát triển nhanh và bền vững như Đà Nẵng.
Thước đo tài năng trí tuệ và tâm huyết của người lãnh đạo là ở chỗ đó, ở cái sự thay đổi từng ngày từng giờ bộ mặt của địa phương mà mình gánh trọng trách chứ không phải ở những lời có cánh, những bài hùng biện, những diễn văn hào sảng. Nguyễn Bá Thanh không phải là mẫu người lãnh đạo như thế. Tính ông bộc trực, nói được, làm được, không văn hoa sáo rỗng, không đánh trống bỏ dùi, không theo kiểu “chỉ tay năm ngón”. Phong cách làm việc đó đã đem lại hiệu quả tích cực. Tôi nghĩ đấy là điều làm nên net riêng ban linh ơ Nguyễn Bá Thanh. Người dân tin rồi mến ông, quí ông cũng chính là ở cái phong thái công bộc ấy chứ không phải ở cái uy của chức vụ to tát mà ông đảm nhiệm.
Bằng chứng là trong mấy tháng vừa qua, báo chí và dư luận đã dành sự quan tâm đặc biệt trước tin ông lâm trọng bệnh, đi Mỹ điều trị rồi trở về Đà Nẵng quê hương. Người dân thành phố trong suốt thời gian qua quan tâm, lo lắng cho ông như đối với một người thân. Chiều ngày 31/12, hàng trăm người đã tới Tịnh thất Bửu Sơn (K44/53 Đà Sơn, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cùng các tăng ni, phật tử thành kính làm lễ cầu an cho ông. Rồi một tuần sau, trong đêm 6-1, dù đã biết thông tin chuyến bay bị hoãn do thời tiết, vậy mà hàng trăm con người vẫn có mặt, thức đợi ở sân bay quốc tế Đà Nẵng để mong được đón ông trở về. Ba ngày sau, đêm 9-1, hàng ngàn người dân lại háo hức chờ đợi từ sân bay đến bệnh viện Đà Nẵng, và khi xe cứu thương chở ông xuất hiện đã vỗ tay chào đón và đồng thanh gọi to “Bá Thanh! Bá Thanh!”. Có lẽ đây cũng là trường hợp hiếm hoi, người dân xưng hô với lãnh đạo một cách bộc trực như thế. Trong con mắt họ, có một Bá Thanh gần gũi và thân thiết.
Một tháng qua sau khi trở về quê nhà, người Đà Nẵng thấp thỏm, cầu mong cho bệnh tình của ông thuyên giảm. Ai cũng hi vọng điều kì diệu sẽ xảy ra, để Bá Thanh bình phục, gánh vác tiếp trọng trách mà nhân dân tin tưởng. Nhưng rồi, điều kì diệu ấy đã không đến với ông, tạo hóa đôi khi cũng bất công như thế.
Trưa 13-2-2015, ông đã trút hơi thở cuối cùng. Người Đà Nẵng hay tin nhòa nước mắt. Hàng ngàn người đã có mặt ngay trước cổng nhà riêng của ông, dù chưa tổ chức lễ viếng, vẫn xếp hàng đợi đến lượt vào vĩnh biệt trong tiếc thương vô hạn người lãnh đạo mà mình yêu quí.
Video đang HOT
Tại sao người dân quan tâm đến bệnh tình, đến sự sống cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh? Câu hỏi ấy cứ vang lên trong đầu tôi. Liệu đây có phải là sự bột phát tình cảm nhất thời không? Tôi nghĩ là không bởi câu trả lời đã có ở những gì mà ông đã làm được cho Đà Nẵng, cho người dân quê mình từ chị bán hàng rong, anh xe ôm và cả những người chồng vốn quen thói vũ phu; ở những gì mà dân chờ đợi, đặt niềm tin và hi vọng vào người được Đảng giao trọng trách chống lại cái gọi là quốc nạn tham nhũng đang từng ngày từng giờ gặm nhấm đất nước.
Ở một khía cạnh nào đó, Nguyễn Bá Thanh đã chạm được tới điều cao quí trong tình cảm nhân dân bằng cái tâm cái tài của mình, bằng những gì mà ông đã làm cho dân, cho nước. Dẫu biết rằng, trong cuộc đời làm công bộc dân, ông cũng không tránh khỏi khiếm khuyết. Trên đời này chẳng cái gì là hoàn thiện hoàn mĩ. Điều quan trọng là ở chỗ, ông làm việc có tâm, có trách nhiệm – cái tâm và trách nhiệm đối với dân với nước.
Với Nguyễn Bá Thanh, người dân nhận ra điều đó. Vì thế mà niềm tin yêu của dân dành cho ông không hề sụt giảm, dù ông đã rời đất quê ra Hà Nội đảm đương trọng trách Trưởng Ban Nội chính Trung ương từ hai năm nay. Ở đời, con người ta luôn đối mặt với hai thái cực do chính mình gây ra: yêu và ghét. Bá Thanh đã làm được điều mà không phải ai trong hàng ngũ công bộc đương thời cũng làm được: giành được phần yêu nhiều hơn từ lòng người. Để khi ông lâm trọng bệnh lòng yêu đó được bộc lộ, thành nỗi lo, thành niềm hi vọng và bây giờ khi ông về cõi vĩnh hằng thì nó là niềm tiếc thương vô hạn đối với người con ưu tú của quê hương.
Sinh thời, Nguyễn Bá Thanh đã từng nói: “ Là cán b ộ , công ch ứ c ph ả i có t ấ m lòng v ớ i dân. Nhưng t ấ m lòng đó ph ả i th ể hi ệ n b ằ ng hành đ ộ ng ch ứ không th ể nói suông đư ợ c “. Ông là mẫu người cán bộ như thế – một công bộc dân thứ thiệt.
Cho nên, chẳng có gì là khó hiểu khi dân yêu ông bằng lòng yêu chân thực của mình.
Nguyễn Duy Xuân
Theo Dantri
Hai năm chống tham nhũng của ông Bá Thanh
Cuối tháng 10/2014, khi cả nước biết ông đang điều trị bạo bệnh ở nước ngoài, cấp phó của ông cho biết ông vẫn điều hành công việc của Ban Nội chính Trung ương.
Phó Ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh khi đó khẳng định dù Trưởng Ban đang phải chữa bệnh dài ngày ở nước ngoài, mọi công việc ở Ban vẫn tiến hành bình thường, không có ảnh hưởng gì.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh (Ảnh Lê Anh Dũng)
Theo lời ông Khánh, ông Thanh vẫn điều hành công việc ở nhà thông qua thư ký trực tiếp và bằng việc liên lạc thường xuyên qua điện thoại. Đó cũng là cách làm việc của ông Nguyễn Bá Thanh trong hai năm đảm nhận công việc khó khăn này.
Đầu năm 2013, ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó đang là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được phân công làm Trưởng Ban Nội chính TƯ, được thành lập với chức năng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng.
Vốn ghi dấu ấn với những phát ngôn và hành động mạnh mẽ ở Đà Nẵng, ông được kỳ vọng rất lớn sẽ làm nên chuyện khi lên Hà Nội đảm nhận một trong những công việc khó khăn nhất: chiến đấu với tham nhũng. Dư luận kỳ vọng ông sẽ xử được những kẻ tham nhũng ở những cấp cao hơn như ông đã trị những công bộc yếu kém ở Đà Nẵng, đem mô hình trật tự văn minh ở Đà Nẵng nhân lên cả nước.
"Công việc ở TƯ do Đảng phân công cho đồng chí hãy còn dang dở, chắc hẳn các đồng chí trong đơn vị sẽ tiếp nối những tâm huyết của đồng chí. Vĩnh biệt đồng chí với tấm lòng mến thương và luyến tiếc của nhiều người, trong đó có cả tôi nữa" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi sổ tang tối 14/2.
Nhưng người ta cũng lo cho ông vì mặt trận mới không thuận lợi như phạm vi thành phố mà ông không những là người đứng đầu mà còn hiểu toàn diện. Trên mặt trận mới, việc cách chức không dễ dàng mà việc từ chức thì chưa phải truyền thống. Trên mặt trận ấy đan xen, chồng chất các lợi ích, quan hệ và quyền lực mà lời nói của ông Bá Thanh khó trở thành mệnh lệnh như khi ông vừa là Bí thư, vừa là Chủ tịch Đà Nẵng.
Nhưng ông Bá Thanh đã đảm nhận nhiệm vụ mới với tâm thế của một vị tướng ra trận. "Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều" - ông phát biểu tại một trong những cuộc họp cuối cùng với tư cách lãnh đạo Đà Nẵng. Đó là cam kết về hành động, điều mà người dân mong đợi, trong cuộc chiến nước sôi lửa bỏng.
Nếu có thêm thời gian...
Là người chống tham nhũng, điều quan trọng trước tiên là tuyệt giao với tham nhũng. Và ngay trong những ngày đầu đảm nhận công việc mới, đó là điều mà ông Nguyễn Bá Thanh phải chứng minh. Đó cũng là quan tâm lớn của dư luận khi một cử tri Đà Nẵng không ngại ngần hỏi thẳng: Dư luận nói ông có tài khoản gửi ở nước ngoài hàng tỉ đôla, có đúng không?
"Đến thời điểm này tui cũng như tất cả lãnh đạo khác của TP Đà Nẵng không ai có tiền trong tài khoản ở nước ngoài. Ngay cả 100 đôla cũng không có. Đó là nguyên tắc của chúng tôi" là câu trả lời của tân Trưởng Ban Nội chính TƯ.
Việc đầu tiên ông Nguyễn Bá Thanh phải làm trên cương vị mới là kiện toàn bộ máy, nhưng vẫn là tinh thần quyết liệt "không cần đợi đủ nhân sự mà phải bắt tay vào làm ngay", "phải nói ít làm nhiều, có những việc cứ làm mà không cần phải nói rộn ràng".
Những trao đổi tại hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống, tham nhũng khu vực phía Nam do Ban Nội chính TƯ tổ chức ngày 29/8/2013 ở TP.HCM đã thể hiện nhiều quan điểm của Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh về công việc: Mặt trận này dù không có tiếng súng nhưng đầy hiểm nguy.
Cái khó nhất trong chống tham nhũng là sự "động chạm", người chống tham nhũng mà sợ điều này thì coi như thất bại. Bản lĩnh nhất của người chống tham nhũng là vừa giữ gìn về phía mình, gia đình mình, vừa dám đương đầu với mọi thủ đoạn của những kẻ tham nhũng. Thách thức nhất là làm đến cùng những vụ lớn chứ không chỉ nhặt nhạnh những vụ nhỏ để báo cáo thành tích. Vũ khí lớn nhất của người chống tham nhũng là bình tĩnh, đoàn kết và kiên trì.
Khó như vậy nên Trưởng Ban Nội chính TƯ cũng nói thẳng: Nếu ai cảm thấy oải thì cứ chuyển ngành.
Tinh thần hành động này được cụ thể hóa bằng việc Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng lập 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hồi tháng 8/2013.
Là một trong 7 trưởng đoàn, ông Bá Thanh đã đến làm việc với Bộ Công an, Tòa án NDTC và Viện kiểm sát NDTC, các cơ quan chuyên về điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng. Tại đây ông thể hiện sự sốt ruột khi nhiều khâu quan trọng trong đấu tranh với tham nhũng còn chậm chạp, kéo dài: giám định thiếu, bản án hủy sửa nhiều, án treo thiếu thuyết phục...
Sau những cam kết của ông Nguyễn Bá Thanh nói riêng và Ban Nội chính TƯ, Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng nói chung, là một loạt những "đại án" được đưa ra xét xử cuối năm 2013 đầu năm 2014 khiến nhân dân nức lòng: Dương Chí Dũng, Nguyễn Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên... với những mức án nghiêm khắc.
Nhưng cuộc chiến chống tham nhũng không vì thế mà bớt phần cam go. Chưa đầy hai năm mà từng ấy "cú đấm" được tung ra là dấu hiệu đáng mừng, nhưng đó đều là những vụ án được phát giác trước khi Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng chuyển về Đảng, tái lập Ban Nội chính TƯ và ông Nguyễn Bá Thanh được giao nhiệm vụ chủ chốt này.
Nhưng chính ông Bá Thanh đã chia sẻ còn 6 vụ án tham nhũng lớn trên toàn quốc đã hoàn tất điều tra, truy tố chờ ngày xét xử, 7 đoàn kiểm tra cũng được kỳ vọng tóm "cá mập" tham nhũng. Liệu rằng nếu có thêm thời gian, Trưởng Ban Nội chính TƯ sẽ làm được nhiều hơn? Hay đó là cuộc chiến mà bất cứ ai kế nhiệm ông cũng sẽ phải tiếp tục với tinh thần hành động mà ông Nguyễn Bá Thanh đã xác lập.
Chung Hoàng
(Theo Vietnamnet)
Vĩnh biệt ông Nguyễn Bá Thanh: Đời người đâu phải như gió qua! Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời. Nhạc sĩ họ Trịnh từng thở nhẹ triết lý "đời người như gió qua". Nhưng với vị Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ấy, ngẫm lại đời người không như gió qua! Con người tướng tá "như vâm", phát biểu không nhìn văn tự, nói thì tưng tửng đúng...