Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải lái xe cứu thương gây sốt?
Có nhiều người từ thiện giúp dân nghèo, Việt Nam cũng có truyền thống tương thân, tương ái nhưng sao hành động của ông Hải lại gây sốt?
Ngày 29/8/2020, ông Nguyễn Túc – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đã bày tỏ sự trân trọng trước việc ông Đoàn Ngọc Hải – nguyên Phó Chủ tịch UBND Q.1, TP. HCM tự bỏ tiền túi hơn 700 triệu đồng mua xe ôtô mới về làm xe cứu thương để chở miễn phí bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện về quê.
Trong nhiều năm trở lại đây, ông Túc có theo dõi về những hành động của ông Đoàn Ngọc Hải ngay từ khi còn quản lý mảng trật tự đô thị tại Q.1, TP. HCM.
“Ông Hải là người đã hứa là làm. Ngay khi nhận nhiệm vụ quản lý đô thị lúc làm Phó Chủ tịch UBND Q.1, ông Hải đã khẳng định ra quân dẹp vỉa hè. Sau đó ông Trực tiếp xắn tay, trực tiếp đi trên từng con phố để chỉ đạo thực hiện vấn đề này.
Ông Đoàn Ngọc Hải bên chiếc xe cứu thương miễn phí chờ bệnh nhân nghèo do mình tự bỏ tiền ra mua.
Rồi đến khi được chuyển sang làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn nhưng nhận thấy vị trí mới không phù hợp với chuyên môn nên chủ động xin từ chức để nhường vị trí đó cho người khác.
Điều đó cho thấy ông Hải là người có lòng tự trọng, không tham quyền cố vị.
Và bây giờ, khi đã “từ quan”, ông Hải hứa sẽ giúp dân nghèo bằng việc xây nhà tình nghĩa, lái xe cứu thương miễn phí chở bệnh nhân về quê. Những việc làm này đang được ông Hải cụ thể hóa bằng hành động của mình” – ông Nguyễn Túc chia sẻ.
Video đang HOT
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay thì ông Hải là một Đảng viên tiêu biểu, để cho người dân tin và học tập theo.
“Trong thời buổi khó khăn của đất nước thì vẫn còn đó những trường hợp lợi dụng cơ chế để chuộc lợi cá nhân thì hành động của Hải đã ngược lại với điều xấu đó, mọi người thấy rằng, hành động của ông Hải cần được biểu dương, khen ngợi” – ông Túc bày tỏ.
Ngoài ra, từ hành động của ông Đoàn Ngọc Hải, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhận định sẽ góp phần thay đổi quan niệm về hành động giúp ích cho xã hội hiện nay.
Người giúp ích cho xã hội không cần phải làm lãnh đạo tại bộ máy Nhà nước, hay bỏ ra một số tiền lớn làm từ thiện mà tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cá nhân để có hành động tốt, đóng góp cho cộng đồng, cho dù đó chỉ là một hành động nhỏ hay đứng ở bấy kỳ vị trí nào trong xã hội.
“Cuộc sống xã hội, 10 người thì có tới 9 người đưa ra ý kiến khác nhau. Trước đây, khi ông Hải dẹp “loạn” vỉa hè cũng có người đánh giá tích cực nhưng cũng có người nhận xét tiêu cực.
Đến khi ông Hải từ chức tại Tổng công ty xây dựng Sài Gòn cũng có ý kiến cho rằng người này đang cố tình gây khó khăn cho tổ chức.
Nhưng tôi lại cho rằng đó là hành động đẹp, ý nghĩa, biết mình biết ta của ông Hải.
Ông Hải tranh thủ lưu lại kỷ niệm khi chở miễn phí một bệnh nhân nghèo từ TP. HCM về Tây Nguyên.
Chúng ta cần phải nhìn tổng thể để nhận định về một con người. Đối với ông Hải, thực sự đó là người vì nước vì dân, nói đi đôi với làm. Những việc làm của ông Hải kể trên đều là có lợi cho dân, cho nước thì chúng ta không nên nghi ngờ” – ông Nguyễn Túc chia sẻ.
Theo ông Túc, ngay bản thân việc làm lái xe cứu thương miễn phí chờ bệnh nhân nghèo về quê từ lâu đã có nhiều người đã và đang làm, dân tộc Việt Nam cũng vốn có truyền thống tương thân tương ái, nhưng tại sao chỉ đến khi hành động của ông Đoàn Ngọc Hải mới được dư luận chú ý, tạo thành một làn sóng chia sẻ rộng rãi trong mấy ngày qua?
Đó là vì, ông Hải từng đã là cán bộ Nhà nước, từng vượt qua nhiều “trở ngại” để dẹp hàng quán vỉa hè bất chấp có những áp lực phía sau không hài lòng về việc này. Bây giờ trở thành dân thường, ông Hải vẫn thực hiện những lời hứa với người dân.
Từ đó, ông Nguyễn Túc đề nghị, Ủy ban MTTQ TP. HCM cần đưa ông Đoàn Ngọc Hải vào trong danh sách là một trong những tấm gương tiêu biểu, điển hình về người tốt việc tốt, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
“Ông Hải sẽ làm tấm gương tốt, là nhân vật tiêu biểu truyền cảm hứng người tốt việc tốt trong xã hội. Cơ quan chức năng TP. HCM cần phải xem xét, để tôn vinh hành động của ông Hải như một tấm gương tiêu biểu, khuyến khích mọi người noi theo” – ông Túc nói suy nghĩ của mình.
Nâng nhận thức cho cán bộ Mặt trận về công tác dân tộc trong thời kỳ mới
Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác dân tộc năm 2020 ở 63 điểm cầu toàn quốc.
Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu được truyền đạt các chuyên đề chính gồm: Lịch sử, truyền thống và những vấn đề cơ bản về công tác Mặt trận hiện nay; Chủ trương của Đảng về công tác dân tộc theo Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị; Những nội dung cơ bản của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...
Đại diện Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, việc tổ chức hội nghị tập huấn sẽ góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kịp thời cập nhật những kiến thức mới về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Từ đó nâng cao hiệu quả tham mưu, triển khai hiệu quả công tác dân tộc tại địa phương, đơn vị công tác.
Dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An có đại diện cán bộ làm công tác Mặt trận và các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh. Ảnh: Thanh Quỳnh
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, tính đến cuối năm 2019, vùng dân tộc, miền núi đã có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng dân tộc và miền núi đạt tỷ lệ khá cao, bình quân trên 7%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân khoảng 3% - 4%/năm.
Công tác giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ: 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non ; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 99,39% số xã có trạm y tế; 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và đưa các chính sách dân tộc đi vào thực tiễn. Đồng hành với cấp ủy, chính quyền, MTTQ tỉnh đã triển khai nhiều cuộc vận động, chương trình thiết thực hướng đến hộ nghèo, gia đình chính sách tại vùng DTTS. Ảnh tư liệu: Đình Tuân
Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, đến nay còn 118 văn bản chính sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi (trong đó có 54 đề án, chính sách còn hiệu lực), do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện nên nguồn lực bị thiếu, phân tán, dàn trải, khó lồng ghép, khó xác định rõ trách nhiệm.
Việc tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và vai trò của người có uy tín tiêu biểu, các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, đồng chí Vũ Dương Châu - Trưởng ban Dân tộc Ủy ban MTTQ Việt Nam nhấn mạnh 5 nội dung, mục tiêu cơ bản gồm: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; Phối hợp triển khai, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Phối hợp thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách về dân tộc và công tác dân tộc; Tham gia thực hiện công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận ở vùng dân tộc thiểu số; Phối hợp thực hiện, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, phát huy vai trò người có uy tín tiêu biểu, nâng cao năng lực cán bộ Mặt trận vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Luật hóa vai trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT) và Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) các tỉnh phía Nam năm 2020. Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy...