Vì sao ông cha ta từ xa xưa vẫn căn dặn con cháu: Không nên đi thăm bà đẻ vừa sinh xong?
Dưới đây là 9 lý do bạn không nên sốt sắng trong việc đi thăm bà đẻ, và cũng là những lý do chính đáng để người mẹ mới vừa sinh con không tiếp khách tại nhà ngay sau khi sinh.
1. Tâm trạng sau sinh thường bất ổn
Thay đổi tâm trạng sau sinh là chuyện nhiều phụ ữ phải đối mặt. Nó không quá nghiêm trọng, nhưng có thể gây ức chế, stress, khiến người mẹ muốn khóc lóc hay cảm bị trầm cảm. Với một tâm trạng thất thường như vậy, khó lòng mà có thể vui vẻ tươi cười tiếp chuyện hết người khách này đến người khách khác được.
2. Bé sơ sinh cần ngủ nhiều
Rất nhiều người tới thăm với mong muốn được gặp và “giao lưu” với em bé. Nhưng trẻ sơ sinh chủ yếu ngủ, thức dậy, bú mẹ, ị , tè rồi lại ngủ. Thậm chí con còn hiếm khi mở mắt để thật sự nhìn một ai đó. Con chưa vẫy tay chào được, con chưa biết hóng chuyện hay cử động tay chân linh hoạt được, tiếp xúc với con vẫn cần một sự cẩn trọng. Vì thế, khách có thể thất vọng khi tới thăm vào giai đoạn này.
3. Người mẹ sẽ phải cho con bú liên tục
Cho con bú không phải là một việc đơn giản, mà người mẹ cần thời gian để học hỏi và hoàn thiện kỹ năng của mình. Cho con bú trước mặt nhiều người là một việc rất ái ngại, thế nhưng con lại cần được cho bú liên tục. Vì thế, bằng cách nào đó, sự quan tâm thăm hỏi cũng như sự có mặt của mình lúc này lại làm phiền, gây khó xử, lúng túng cho người mẹ.
4. Khách sẽ không giúp được gì
Nhiều người khách thân thiết đến với mục đích là để giúp đỡ hai mẹ con. Nhưng sự thật thì khó mà giúp được gì. Bé cần chính mẹ của mình cho bú và ru ngủ. Còn mẹ thì cần được giúp đỡ về chuyện vệ sinh, chuyện nấu nướng, dọn dẹp… những việc riêng tư mà không thể phiền khách nhúng tay vào được. Do đó, sự hiện diện của khách trong giai đoạn này chỉ đơn thuần là đến thăm, và hết.
5. Mẹ và bé đều cần không gian yên tĩnh
Video đang HOT
Hiếm khi khách đến một mình, mà thường rủ nhau đi cho vui. Và vì thế, không khí của buổi thăm bà đẻ sẽ vô cùng nhộn nhịp và vui vẻ, những câu chuyện kể, những lời đùa giỡn, những tiếng cười vui… vang lên khắp nơi, hết của đoàn khách này, lại đến của đoàn khách khác. Tuy nhiên, lúc này, điều mẹ và bé thật sự cần là không gian yên tĩnh. Mẹ cần nghỉ ngơi và con cần ngủ ngoan.
6. Ngôi nhà có thể chưa sẵn sàng để đón khách
Một ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm với đầy đủ món ăn thức uống mới sẵn sàng đón khách. Đằng này, khi người mẹ vừa sinh xong, ngôi nhà có lẽ sẽ trở nên bừa bộn hơn, chưa kể là sẽ có linh tinh đồ đạc cho bé sơ sinh, và có mùi nước tiểu trẻ con nữa chứ. Hầu hết các bà mẹ đều không muốn đón khách trong một bối cảnh không lấy gì làm tự hào như vậy.
7. Người mẹ trẻ chưa cần những lời khuyên
Khách đến, và ngoài những câu thăm hỏi sẽ là những lời khuyên, nhưng kinh nghiệm chăm con được sẻ chia một cách chân tình. Thế nhưng, chưa hẳn người mẹ đã thật sự cần những lời khuyên đó. Vì rằng, mỗi người phụ nữ đều có bản năng làm mẹ của mình, đồng thời không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào cả. Những lời khuyên không đúng lúc có thể dẫn đến sự khó chịu hoặc tạo một không khí gượng gạo.
8. Người mẹ đang phục hồi cơ thể
Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể của mẹ khi sinh con cũng đã bị tổn thương rất nhiều, và cơn đau vẫn còn kéo dài đến tận bây giờ. Nỗi đ đớ thể Xc có thể khiến tâm trạng bực bội và mệt mỏi. Làm sao mà ế nổi trong lúc khó chịu như thế chứ?
9. Khó mà sắp xếp được thời gian hợp lý
Khó mà biết được lúc nào thì thuận tiện để vào thăm và khi nào hợp lý để đón khách. Sắp xếp thời gian là điều khó khăn cho cả hai bên. Vì người mẹ cần nhiều thời gian để chăm con, và mọi người muốn ghé thăm cũng chỉ tranh thủ được khoảng thời gian nào đó thuận tiện.
Đến vào lúc mẹ đang cho con bú, hay đang ngủ, hay đang thay tã… cũng đều không hay cả. Muốn tránh thất thố cũng là một bài toán hóc búa. Chi bằng đừng vội vã. Người mẹ có khoảng thời gian đầu trọn vẹn dành cho con. Và khách cũng lựa được dịp phù hợp để ghé thăm, vui vẻ cả làng
Những điều nên làm khi đến chơi với phụ nữ mới sinh đầu năm
- Gọi điện thoại trước để gia chủ sẵn sàng tiếp đón, có thể em bé đi ngủ hoặc trong thời gian vệ sinh, tắm rửa sẽ không tiện cho chuyến thăm của bạn.
- Chuẩn bị phong bao lì xì, có thể cho cả mẹ và bé để chúc bé hay ăn chóng lớn, thêm tuổi mới nhiều sức khỏe.
- Ngồi chơi với hai mẹ con nhanh chóng, hẹn lúc khác đến thăm thay vì hỏi han quá nhiều, để dành thời gian nghỉ ngơi cho mẹ và bé.
- Thay vì tặng tiền, có thể chuẩn bị một vài món quà nhỏ xinh, như lời chúc may mắn đến em bé mới sinh.
- Không nên tự ý chụp hình hoặc bàn luận về ngoại hình của bé.
- Tránh đưa ra những lời khuyên, yêu cầu người mẹ nên hoặc không nên làm gì để chăm sóc bé. Bạn có thể đề cập chuyện này sau hoặc khéo léo nói lại với người nhà của bé nếu thấy có điều gì bất hợp lý, tuy nhiên không nên góp ý trực tiếp với sản phụ.
Theo phunutoday.vn
Nhìn mâm cơm ở cữ của mẹ chồng nấu mà em tự hỏi sao vẫn có người đối xử với dâu đẻ như vậy?
Không lẽ con đẻ thì được chăm tốt, con dâu thì cho ăn kiểu cho có vậy sao?
Thân gửi chị Hướng Dương
Em sống chung với mẹ chồng chị ạ. Nhưng chưa khi nào em cảm thấy tủi thân đến thế này.
Nhà chồng em mỗi chồng em với chị chồng. Chị chồng em ở nhà chồng, cuối tuần mới về chơi. Mà lần nào về, chị ấy đều trở thành khách quý trong nhà, còn em thành ô sin quay quắt với việc cơm nước hầu hạ vợ chồng chị ấy. Thậm chí có hôm em ốm sốt lăn ra nhưng mẹ chồng vẫn bắt em đi chợ mua cua về nấu bún riêu cho chị chồng ăn vì chị ấy thèm. Em than vãn với chồng, anh nói nhà có hai chị em, em cố gắng chiều chị ấy một chút. Em thật không hiểu, với họ, chị chồng là con cưng, còn em là con ghẻ hay sao đó?
Khi em và chị chồng cùng mang thai, cách đối xử cũng khác nhau hẳn. Mẹ chồng ăn một ngày gọi điện hỏi han chị chồng mấy bận. Chủ nhật chị ấy về, em cũng bầu mà vẫn phải nấu ăn, dọn ăn, còn chị ấy nằm khểnh xem điện thoại. Em buồn quá, xin về nhà đẻ ở vài ngày cho khuây khỏa thì mẹ chồng không cho.
Nhà em cách nhà chồng tới 200km, mẹ chồng nói sợ em đi xa ảnh hưởng đến cháu. Nhưng em hiểu, nếu em đi thì ai hầu hạ cả cái nhà này.
Ảnh minh họa.
Em sinh con ở nhà chồng. Chị chồng cũng về đây sinh. Em sinh sau chị ấy một tháng. Khi chị ấy sinh, mẹ chồng em toàn nấu mấy món ngon, lợi sữa cho chị ấy ăn. Đến lượt em, mẹ chồng toàn cho em ăn cơm với cá kho, trứng hoặc rau luộc cùng nước mắm.
Có hôm, em thấy mẹ chồng mua giò về hầm móng nhưng lại chỉ đem vào cho chị chồng ăn. Mâm cơm ở cữ của em vẫn chỉ là cá kho, rau luộc với mắm, đến một chút thịt cũng không có. Nói thật, ngày nào nhìn mâm cơm cữ, em đều cay xè mắt vì tủi thân. Ăn uống không đủ chất, lại thêm tinh thần không tốt nên sữa của em cứ ít dần, con cũng còi cọc hơn con chị chồng. Nhà chồng lại lấy đó làm lý do nói em không biết chăm con.
Hướng Dương ơi, không lẽ con dâu thì bị đối xử kiểu này sao? Em phải làm gì để họ thay đổi cách sống đây? Em cũng là con người mà. (Thu Tuyền)
Thu Tuyền thân mến
Chuyện làm dâu của em thật khiến người khác phải chạnh lòng thương cảm. Bầu bì vẫn phải hầu hạ chị chồng, đúng là khó chấp nhận được. Đặt trong hoàn cảnh ấy, chắc chắn ai cũng sẽ tủi thân, đau lòng cho thân phận của mình.
Sinh con đã khổ, đã khó lại gặp phải cách đối xử phân biệt như thế, em tủi thân cũng là điều dễ hiểu. Nhưng người đáng trách nhất trong chuyện này không phải mẹ chồng em mà chính là chồng em.
Mẹ chồng em vì thương con gái hơn con dâu nên mới hành dâu chiều con gái. Điều đó cũng là cách ứng xử chung của những bà mẹ chồng thôi. Người có thể thay đổi điều này chẳng ai khác chính là chồng em. Thế mà anh ấy lại bỏ mặc chính em chống chọi với mọi thứ.
Khi em bầu bí vẫn phải nấu nướng, chồng em có thấy không? Mâm cơm ở cữ của em và của chị mình, chồng em có thấy không? Nếu như có mà anh ấy vẫn im lặng, thì điều đó chứng tỏ trong mắt anh ấy, gia đình quan trọng hơn vợ con.
Em hãy mạnh mẽ xin về ngoại ở một thời gian khi con đầy tháng. Đừng sợ điều tiếng, đừng sợ bị mắng chửi. Bởi nếu còn ở lại, tinh thần em chắc chắn còn bị tra tấn hàng ngày, khi đó, khả năng em bị trầm cảm rất cao.
Mà trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tính mạng của em và con. Hơn nữa, ăn uống như thế kéo dài, sữa của em sẽ cạn kiệt. Vì thế, Hướng Dương mong em hãy sáng suốt, mạnh mẽ quyết định để đảm bảo an toàn cho chính mình và con. Nếu thương em, chồng em sẽ đến đón em về. Khi đó, em hãy nói hết những bức xúc ra để anh ấy biết đường nói lại với mẹ chồng. Còn nếu không, em hãy chuẩn bị tinh thần sống một mình với con. Chỉ cần mình hạnh phúc, con được phát triển tốt nhất là đủ với phụ nữ mình rồi em ơi. Tự do, mạnh mẽ, độc lập lên.
Thân gửi.
Theo afamily.vn
Gửi các bạn trẻ hâm mộ cuộc sống "đi khắp thế gian":Từ bỏ công việc lương tốt,theo đuổi cảm giác tự do,và bây giờ không xu dính túi,cầu cứu bố mẹ Và tôi cũng phải nói thêm cho các bạn biết rằng những chuyến đi trong mơ không phải lúc nào cũng hoàn hảo đâu. Nếu bạn cũng đang có kế hoạch giống tôi thì hãy suy nghĩ kĩ. Thời điểm hiện tại, bạn dễ dàng tìm thấy trên các trang báo mạng hay khi lướt mạng xã hội các bài viết về chuyện...