Vì sao ô tô phát sinh mùi khí thải khó chịu?
Thông thường những lỗi từ các bộ phận như bộ chế hòa khí hay bộ chuyển đổi khí thải gặp trục trặc, sẽ khiến xe ô tô có mùi xăng hay một số mùi khó chịu khác.
Đây là trường hợp điển hình của các xe sử dụng động cơ diesel. Do việc đốt động cơ diesel cũng như công suất máy của xe sử dụng nhiên liệu diesel thường cao hơn so với xăng, nên bạn sẽ cảm nhận được mùi diesel nồng nặc hơn đối với khi bạn chạy xe bằng nhiên liệu xăng.
Mùi dầu cháy trong xe
Đây có thể là loại mùi cháy phổ biến trong những loại mà bạn đã nghe từ trước. Khi dầu từ ống xả bị rò rỉ ra ngoài, nó sẽ làm cho xe có mùi dầu hoặc chúng ta thường gọi là mùi dầu cháy.
Nếu trong khói xe có mùi xăng sống, thì tức là trong bộ chế hòa khí của xe đã bị gặp trục trặc.
Nếu bạn ngửi thấy mùi dầu cháy trong xe, hãy dừng xe và kiểm tra xem dầu rò rỉ từ đâu, từ đó bạn có thể xác định cách chính xác để sửa nó. Một số nguyên nhân gây ra mùi dầu cháy có thể là: Vấn đề thay dầu, lọc dầu bị lỏng, hư hỏng phích cắm dầu, vấn đề do miếng đệm
Video đang HOT
Nếu trong khói xe có mùi xăng sống, thì tức là trong bộ chế hòa khí của xe đã bị gặp trục trặc. Khi đó, xăng vào bộ chế hòa sẽ nhiều hơn bình thường, dẫn tới hiện tượng việc xăng và ôxi không theo một tỉ lệ đã được định sẵn trước và khiến quá trình đốt trong buồng không như kế hoạch. Từ đó, trong khí thải của xe ôtô sẽ có mùi xăng đọng lại do quá trình đốt không được hoàn toàn hiệu quả.
Thông thường, mùi cháy trong xe này xuất hiện khi phanh xe của bạn gặp vấn đề. Phanh xe cũng có thể phát ra mùi cháy. Nó thường xảy ra nếu bạn đạp phanh mạnh.
Thông thường, mùi cháy trong xe này xuất hiện khi phanh xe của bạn gặp vấn đề
Khi xe đang xuống đồi dốc mà bạn đạp phanh mạnh, khiến ma sát có thể đốt cháy phanh tạo ra khói thải và do vậy khiến xe có mùi khét. Vậy nếu trường hợp này xảy ra, hãy kiểm tra xe của bạn.
Mùi trứng thối
Khi xe đã phát sinh ra mùi trứng thối (H2S) thì nguyên nhân chính thường xuất phát từ bộ chuyển đổi khí thải xe ôtô bị trục trặc. Do khi ấy, khí lưu huỳnh sẽ bị tràn vào xăng và tạo ra khí H2S vô cùng độc hại (ở nồng độ trên 25 ppm có thể gây chết người ).
Nhưng do lúc đó bộ chuyển đổi khí thải gặp sự cố nên việc lọc lại H2S là hoàn toàn bất khả thi dẫn tới việc lượng khí thải xe phát sinh ra mùi trứng thối.
Những bộ phận xe ôtô dễ hư hỏng mùa nắng nóng
Bác tài hãy chú ý một số bộ phận của xe ôtô dễ bị nắng nóng làm hư hại.
Thường xuyên phơi nắng xe ôtô sẽ làm giảm tuổi thọ của xe. Ảnh: TK
Điều hoà quá tải
Điều khiển xe ôtô dưới trời nóng gay gắt, hầu hết các tài xế đều chấp nhận để điều hoà hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, điều hoà hoạt động hết công suất trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá tải, thậm chí là bị hư hỏng.
Vì vậy, để đảm bảo tuổi thọ của điều hòa, tài xế cần kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt, để điều hoà hoạt động tốt là luôn để nhiệt độ trong xe thấp hơn bên ngoài khoảng 10 độ C.
Lốp xe ôtô xuống cấp
Mùa hè nắng nóng cùng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, nhiệt độ mặt đường tăng cao và lực ma sát sẽ khiến áp suất lốp tăng lên dẫn đến hiện tượng nổ lốp.
Vì vậy, trong quá trình kiểm tra lốp, tài xế hãy quan sát kỹ các đường rãnh lốp và kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên thành lốp. Chú ý không để lốp xe quá non hơi hoặc bơm quá căng, điều này làm giảm độ bám đường của lốp, dễ dẫn đến hiện tượng nổ lốp.
Dung dịch trong ắc-quy bị bay hơi
Hoạt động trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến ắc-quy làm việc "vất vả" hơn. Theo đó, nhiệt độ cao làm chất lỏng bay hơi nhanh hơn, lượng dung dịch bên trong không đủ tiêu chuẩn. Một số trường hợp còn khiến ắc-quy bị "chết" hoặc tiềm ẩn nguy cơ chập cháy do ắc-quy mất cân bằng xung điện.
Cách tốt nhất để đảm bảo ắc-quy hoạt động tốt là kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, bác tài nên tháo các dây ắc-quy và lau sạch các đầu cực. Lưu ý, thay thế ắc-quy theo định kỳ (3-5 năm) cho dù chúng vẫn còn hoạt động.
Lớp sơn xe bị phá hủy
Cấu trúc sơn xe rất dễ bị phá hủy dưới tác động của nhiệt độ cao bởi những phân tử thành sơn luôn trong trạng thái giãn nở. Đây là nguyên nhân khiến lớp sơn không đều màu, thậm chí nhăn nhúm lại khi tiếp xúc với ánh nắng thời gian dài.
Vì vậy, muốn lớp sơn bền màu, tài xế không nên để xe phơi nắng. Ngoài ra, không nên rửa xe khi vừa kết thúc hành trình dài vì lúc này máy còn nóng, hơi nóng làm xà phòng nhanh khô hơn. Xà phòng khô sẽ bám chặt vào lớp sơn, tạo ra những vết bẩn rất khó lau chùi.
Kinh nghiệm lái xe: 5 bí quyết giúp bạn sử dụng điều hoà ô tô đúng cách Nhiều người có thói quen bật điều hòa hết cỡ ngay khi lên xe vì muốn mau làm mát cho khoang lái, tuy nhiên đó không phải là cách làm đúng, đôi khi còn làm giảm tuổi thọ các thiết bị. Vậy làm thế nào để sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa hè? Một số gợi ý dưới đây...