Vì sao ở châu Âu sữa rẻ hơn cả nước?
Ở châu Âu, một lít sữa hiện có giá 1 USD trong khi một lít nước có giá 1,5 USD. Lệnh cấm nhập khẩu vào Nga và nhu cầu suy yếu của Trung Quốc là hai trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả này.
Nông dân châu Âu đang chật vật vì giá sữa giảm mạnh – Ảnh: AFP
Theo CNN, tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), sữa hiện rẻ hơn nước uống đóng chai. Việc một chai nước 1 lít có giá 1,5 USD trong khi 1 lít sữa chỉ có giá 1 USD là tín hiệu báo động cho nông dân chăn nuôi bò sữa ở châu Âu.
Tình trạng trên là kết quả của tác động kép từ các nguyên nhân: Nga cấm nhập khẩu sản phẩm từ châu Âu, sức cầu của Trung Quốc yếu đi và hạn chế trong sản xuất ở EU đã được gỡ bỏ.
Hàng nghìn người đã biểu tình ở Brussels (Bỉ) hôm 7.9, chặn các con phố và tấn công cảnh sát bằng cỏ khô và trứng. Trong năm nay, giá sữa bán lẻ giảm 5% và giá bán buôn giảm đến 20%, xuống chỉ còn 33 cent/lít sữa.
Nhiều nông dân đang lỗ với từng lít sữa bán ra. EU vừa cho hay họ sẽ cung cấp cho nông dân 500 triệu EUR, tương đương 555 triệu USD, hỗ trợ khẩn cấp để đối phó với tình trạng giá sữa giảm mạnh.
Nông dân EU đã và đang gặp khó sau khi Nga áp đặt lệnh cấm vận thực phẩm nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu lên Moscow vì vấn đề căng thẳng ở Ukraine. Nga là một trong những thị trường tiêu thụ sữa lớn nhất của châu Âu. 32% số pho mát xuất khẩu và 24% số bơ xuất khẩu đến Nga.
Ngoài lệnh cấm vận nhập khẩu từ Nga, nhu cầu giảm đi từ Trung Quốc cũng khiến ngành công nghiệp sữa ở châu Âu lao đao. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của EU về các mặt hàng sữa bột.
Hiện nông dân châu Âu đang kêu gọi áp dụng lại hạn ngạch sản xuất để cân bằng thị trường. Các hạn ngạch này vốn được dỡ bỏ từ đầu năm nay, khiến lần đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây khiến nông dân tự do sản xuất bao nhiêu tùy ý. Điều này làm cung vượt cầu, là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc giá sữa lao dốc.
Video đang HOT
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tình Nga - Trung bớt nồng ấm vì biến động kinh tế
Kỳ vọng Trung Quốc có thể là điểm dựa cho Nga vượt qua khó khăn kinh tế ngày càng xa vời khi Bắc Kinh đang phải đối mặt với vấn đề của riêng mình.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Putin tại Bắc Kinh hôm 3/9. Ảnh: Reuters
Theo New York Times, hai thỏa thuận năng lượng lớn mà Trung Quốc và Nga ký kết năm ngoái, trong đó Moscow sẽ bán khí đốt cho Bắc Kinh, đang tiến triển chậm chạp và hầu như không được đề cập khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ sau cuộc duyệt binh trên quảng trường Thiên An Môn.
Thỏa thuận thương mại song phương với kỳ vọng có giá trị hơn 100 tỷ USD nay thực tế mới đạt 30 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc đối với dầu mỏ của Nga sụt giảm.
Nga đã có mối quan hệ khá nồng ấm với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Tuy nhiên những biến động gần đây của thị trường chứng khoán Trung Quốc, cộng với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm khiến Bắc Kinh không thể đem đến những hậu thuẫn mà ông chủ điện Kremlin tìm kiếm, trong bối cảnh Nga bị Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế. Giá dầu thế giới lao dốc cũng là một yếu tố bất lợi khác.
"Nga phụ thuộc vào đà tăng trưởng và nhu cầu năng lượng của Trung Quốc để bán các hàng hóa của mình, gồm dầu, khí đốt và khoảng sản", bà Fiona Hill, chuyên gia về Nga tại Viện Brookings, ở Washington nói. "Trung Quốc là thị trường thay thế cho châu Âu".
Mấu chốt trong mối quan hệ Nga - Trung là thỏa thuận được ký tháng 5/2014, theo đó Trung Quốc sẽ mua khí đốt tự nhiên từ đông Siberia, Nga trong 30 năm, với tổng trị giá lên tới 400 tỷ USD. Lô khí đầu tiên sẽ được giao trong giai đoạn 2019 - 2021.
Trong lễ ký kết tại Thượng Hải, ông Putin khẳng định thỏa thuận là "sự kiện mang tính thời đại", và bày tỏ sự phấn khởi khi Nga đa dạng hóa thị trường khí đốt trước áp lực cấm vận từ phương Tây.
Tuy nhiên, giá bán khí đốt chưa từng được tiết lộ chính thức, và có thể với tình hình giá năng lượng lao dốc thời gian qua, thương vụ này sẽ phải đàm phán lại, ông Jonathan Stern, chủ tịch chương trình nghiên cứu khí đốt tự nhiên tại Viện nghiên cứu năng lượng Oxford, Anh cho biết. Trung Quốc muốn mua khí đốt cho vùng đông bắc ở nước này, còn Nga đã chuẩn bị giao hàng, nhưng việc khoan khai thác vẫn đang hạn chế.
Một thỏa thuận khác, chuyển khí đốt khí tự nhiên từ tây Siberia đến Trung Quốc được ký tắt hồi tháng 11/2014 tại Bắc Kinh, nhưng hợp đồng chính thức vốn được kỳ vọng sẽ ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của ông Putin có vẻ đã phải gác lại, theo ông Stern.
"Đây là hợp đồng mà lẽ ra Tổng thống Putin đã ký, nhưng chúng tôi hiểu rằng việc đó không diễn ra một phần do nhu cầu khí đốt của Trung Quốc hiện có vẻ thấp hơn nhiều so với dự kiến trước đây", ông Stern tuần trước nói.
Một trở ngại khác với thương vụ này là việc Nga gặp khó khăn về nguồn vốn xây dựng tuyến đường ống, và liệu Trung Quốc có thực sự cần khí đốt của Nga đến mức phải tài trợ vốn xây dựng đường ống này hay không, Edward C. Chow, học giả Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington phân tích. "Trung Quốc sẽ phải chi trả tiền xây dựng, dù theo cách nào đi chăng nữa, vì Nga đang gặp khó khăn về tài chính", ông Chow nói.
"Các cuộc thương thảo đang đối diện nhiều khó khăn do giá khí đốt lao dốc", Zhao Huasheng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga và Trung Á tại đại học Fudan, Thượng Hải nhận định. "Chúng ta phải tính toán lại toàn bộ chi phí và cố gắng đề nghị giảm giá".
Tương tự, tại Moscow, những lạc quan trước đây rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ lớn để Nga vượt qua khó khăn về kinh tế cũng đã vơi đi ít nhiều.
"Kỳ vọng rằng Trung Quốc có thể là phao cứu sinh để Nga bám lấy trong giai đoạn bị cấm vận và giá dầu giảm đang không trở thành hiện thực", Alexander Gabuev, một nhà phân tích quan hệ Nga - Trung tại Trung tâm Carnegie Moscow nói. "Đó là mối quan hệ mang tính biểu tượng, với nền móng kinh tế nhỏ và dễ lung lay". Theo ông Gabuev, giới tinh hoa Nga đang thấy thất vọng khi không có gì trở thành hiện thực nhanh như kỳ vọng.
Nhu cầu của Nga đối với hàng hóa Trung Quốc hiện sụt giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng mặt hàng may mặc giảm tới 50%. Đồng rúp mất ổn định khiến nhà đầu tư Trung Quốc lo lắng, trong khi nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa hệ thống ngân hàng hai nước chưa đơm hoa kết trái, ông nói thêm.
Do mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD trong năm 2015 khó khả thi, kế hoạch đạt kim ngạch 200 tỷ USD đến năm 2020 cũng có thể là quá lạc quan, giới chức Nga nhìn nhận.
Hai thỏa thuận năng lượng lớn nêu trên không phải những nạn nhân duy nhất của tình hình kinh tế suy giảm. Tương lai tuyến đường sắt cao tốc mà Trung Quốc từng tuyên bố sẽ xây dựng từ Moscow đến Bắc Kinh cũng đang bị hoài nghi, do Trung Quốc yêu cầu Nga phải chi trả cho dự án này.
Giai đoạn một của dự án với chiều dài gần 800 km, nối Moscow và Kazan dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2018, khi Nga đăng cai World Cup. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được khởi công và thậm chí ít khả năng sẽ được thực hiện. "Người Nga không có tiền cho dự án đó còn Trung Quốc sẽ không thể triển khai miễn phí", bà Hill nói.
Triển vọng
Mối quan hệ giữa ông Putin và ông Tập càng ngày càng nổi bật và thu hút sự chú ý trong nội bộ hai nước, bởi cả hai đều mong muốn xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo mạnh mẽ, thậm chí là táo bạo. Tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Á tại Bali, Indonesia năm 2013, ông Tập từng tặng bánh sinh nhật cho ông Putin. Tháng 11/2014, tại Bắc Kinh, ông chủ điện Kremlin tặng ông Tập một chiếc điện thoại di động do Nga sản xuất.
"Đến gần đây hai bên mới có quan hệ mật thiết", bà Hill nói. "Thành công của Trung Quốc khiến Nga quan tâm". Cho dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, đây vẫn là thị trường "tươi sáng" cho Nga so với châu Âu và Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo đều nói rằng quan hệ song phương Nga - Trung đã ở tầm đối tác chiến lược. Gần đây, hai nước có những cuộc tập trận hải quân chung trên Địa Trung Hải và biển Nhật Bản. Họ có quan điểm tương đồng về vấn đề Iran và phản đối các đề xuất của Mỹ về Libya và Syria.
Tuy vậy, hai nước có khác biệt về lợi ích chiến lược mỗi bên quan tâm. Trung Quốc thận trọng trước động thái của Nga tại Crimea và đặc biệt là Ukraine, nơi Bắc Kinh có những khoản đầu tư thương mại và quân sự. Trung Quốc cũng lo ngại việc Crimea tách khỏi Ukraine có thể tạo tiền lệ cho các vùng lãnh thổ ở Trung Quốc.
Tại Trung Á, Moscow và Bắc Kinh luôn cạnh tranh với nhau thay vì hợp tác hữu nghị, đặc biệt là khi Trung Quốc mua năng lượng từ các nước từng nằm trong trường ảnh hưởng của Nga. Đây là mặt hàng mà nếu muốn, Trung Quốc có thể mua từ Nga.
Chính quyền Obama dường như khá thờ ơ trước tình bạn Nga - Trung, cho rằng Nga sẽ không tránh khỏi là gánh nặng cho Trung Quốc, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn. Douglas H. Paal, tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế cho rằng "Washington dường như nghĩ rằng Moscow là gánh nặng hơn là mối lợi cho Bắc Kinh".
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Kinh tế khủng hoảng, nhiều dự án hợp tác Nga - Trung vẫn nằm trên giấy Nhiều dự án hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc vẫn còn bị trì hoãn và nằm trên giấy, một phần vì cả hai bên đang loay hoay với những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Nhiều dự án hợp tác giữa Nga và Trung Quốc vẫn còn nằm trên giấy - Ảnh: Reuters The Los Angeles Times ngày...