Vì sao nước Mỹ luôn phải có Thông điệp Liên bang?
Vào đầu năm, đương kim Tổng Thống Mỹ có trách nhiệm thực hiện một bài diễn văn trước Thượng viện và Hạ viện, được gọi là Thông điệp Liên Bang. Đây là một truyền thống thú vị đã có từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.
1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?
Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn – quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng để được chú ý. Vậy điều gì làm cho Thông Điệp Liên Bang trở nên đặc biệt và đáng được chú ý.
Vì Thông Điệp Liên Bang là nghĩa vụ pháp lý của Tổng Thống Hoa Kỳ được quy định tại Khoản 3, Điều II của Hiến Pháp với nguyên văn yêu cầu Tổng Thống “theo từng thời điểm phải thông tin tới Nghị Viện Hoa Kỳ thực trạng của Liên Minh, và kiến nghị Nghị Viện xem xét các định hướng, phương án giải quyết mà Tổng Thống đương nhiệm đánh giá là cần thiết và thích hợp”.
Hiểu một cách đơn giản, đây là bản “báo cáo” ghi nhận về những thành tựu và khó khăn mà quốc gia đang gặp phải, kèm theo đó là những vấn đề cần phải đối mặt và giải quyết. Thông Điệp Liên Bang có thể là cách mà Hiến Pháp Hoa Kỳ tạo sự tương tác giữa hai nhánh quyền lực năng động nhất của hệ thống, vừa được xem là nghĩa vụ báo cáo của người đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp trước hệ thống lập pháp; nhưng cũng vừa thể hiện tầm ảnh hưởng nhánh hành pháp đến phương án lập pháp của Nghị Viện (ND).
2. Vì sao Thông Điệp Liên bang diễn ra vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai hằng năm?
Hiến Pháp Hoa Kỳ không ghi nhận cụ thể thời gian diễn ra Thông Điệp Liên Bang. Tuy nhiên, do Tu Chính Án thứ 20 ghi nhận thời điểm chính thức hoạt động của một nhiệm kỳ Nghị Viện và nhiệm kỳ Tổng Thống đều bắt đầu vào cuối tháng Một, thời điểm này trở thành thông lệ chung.
3. Thông Điệp Liên Bang nói về những điều gì?
Các bài thông điệp thường có thể kéo dài lên đến hơn một giờ đồng hồ, một điều lạ so với văn hóa chung của Tây phương. Song lý do là bởi vì có rất nhiều nội dung được bao hàm trong thông điệp, bao gồm:
Video đang HOT
Tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ, số công việc được tạo ra và số người bị mất việc làm, tình trạng lạm phát, nợ quốc gia cũng như các thâm hụt ngân sách nếu có;Các chương trình xã hội hỗ trợ công dân Hoa Kỳ, cũng như công dân, các quốc gia khác trên thế giới và các vấn đề toàn cầu;Giáo dục và hệ thống chăm sóc y tế;Sự tiến bộ, thất bại và các thành quả hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Thông điệp gần như chắc chắn sẽ được lồng vào các ý tưởng lập pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và lời đề nghị của Tổng Thống tới Nghị Viện xem xét những dự án luật này.
4. Đã có vị tổng thống không đọc Thông điệp Liên Bang?
Bạn sẽ nhận ra rằng trong Điều II, Mục 3 của hiến pháp Mỹ không nhắc gì đến bài phát biểu này. Tổng thống chỉ cần thông báo với Quốc hội về những gì xảy ra trong nước suốt năm qua. Khi Thomas Jefferson nắm quyền năm 1801, ông cho rằng ý tưởng phát biểu trước Quốc hội quá phô trương, vì thế, năm đó ông quyết định không tiến hành đọc Thông điệp liên bang. Thay vào đó, hàng năm, ông viết một báo cáo gửi đến Quốc hội, ở đó, một thư ký của ông đọc to cho tất cả các nhà lập pháp cùng lắng nghe.
5. Ai có mặt tại Thông Điệp Liên Bang và “ người sống sót chỉ định”
Trong đám đông tham dự buổi diễn văn Thông Điệp Liên Bang, hầu như tất cả các vị trí quyền lực nhất của Nhà nước Hoa Kỳ bao gồm Chính Phủ, thành viên Hạ Viện, thành viên Thượng Viện cũng như 9 thẩm phán từ Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên, điều này cũng tăng rủi ro “rắn mất đầu” nếu một cuộc tấn công dưới bất kỳ hình thức nào vào buổi diễn văn này thành công hoặc có thiên tai diễn ra tại địa điểm tổ chức.
Vì vậy, chính thức trở thành một thông lệ từ thời Chiến Tranh Lạnh, một thành viên nội các thuộc chính phủ đương nhiệm sẽ được bảo vệ tại một địa điểm không tiết lộ – còn được gọi là “Người sống sót chỉ định”. Nếu có điều đáng tiếc xảy ra dẫn đến cái chết của toàn bộ các lãnh đạo cấp cao, “Người sống sót chỉ định” sẽ kế nhiệm vị trí tổng thống cũng như duy trì hoạt động bộ máy nhà nước.
6. Có phản đối chính trị nào diễn ra ngay sau Thông Điệp Liên Bang?
Có. Tuy nhiên không phải trực tiếp tại buổi lễ. Năm 1966, truyền thông đã đề nghị Đảng Cộng Hòa một khoảng thời gian là nửa giờ đồng nhằm bác bỏ và phản đối thông điệp của Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Thượng Nghị Sĩ Everett Dirksen và Hạ Nghị sĩ Gerald Ford thực hiện bài phản luận này. Kể từ năm 1976, phản ứng của đảng đối lập được soạn thảo trong lúc diễn ra Thông Điệp và công bố ngay sau đó.
7. Ai là người có bài diễn văn Thông Điệp Liên Bang dài nhất và ngắn nhất trong lịch sử?
Theo thống kê của Văn phòng thư ký Hạ Nghị Viện, Tổng Thống Harry Truman có bài thông điệp dài nhất với hơn 25.000 từ (so với trung bình 5.000 từ). Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ – George Washington là người có Thông Điệp Liên Bang ngắn nhất với vỏn vẹn 833 từ.
Minh Anh (Tổng hợp)
Theo Infonet
Người viết Thông điệp liên bang cho Tổng thống Obama
Tổng thống Barack Obama tối ngày 12.1 (giờ Mỹ) đã đọc Thông điệp liên bang cuối cùng của ông trước khi rời nhiệm sở. Tuy nhiên, ít người biết được người đã chắp bút những thông điệp như thế.
Ông Cody Keenan được Tổng thống Obama mô tả giống nhà văn Hemingway vì bộ râu rậm - Ảnh: Nhà Trắng
Cody Keenan (35 tuổi) với bộ râu rậm mà Tổng thống Obama mô tả giống nhà văn Hemingway, là người chịu trách nhiệm viết bài diễn văn cho Tổng thống Barack Obama. Ông Keenan bắt đầu sự nghiệp chính trị giữa 4 bức tường của một phòng thư tín ở thủ đô Washington. Trong suốt 13 năm, ông vẫn làm việc trong căn phòng như vậy, chỉ khác là giờ đây nó nằm tại Nhà Trắng.
NBC News cho biết ông Keenan thức đến sáng 12.1, trong căn phòng ở góc tầng hầm, hì hục viết bài, sửa lỗi để ông Obama có Thông điệp liên bang cuối cùng vào tối 12.1.
Sinh ra tại thành phố Chicago, ông Keenan làm trưởng nhóm viết diễn văn cho Tổng thống Obama từ năm 2012. Mô tả công việc thầm lặng này, Keenan nói đó là một "sự pha trộn giữa hy vọng và sợ hãi". Ông nói phải chiến đấu với những xúc cảm đó cho đến lúc cuối cùng, thường là khi trình bản thảo lên cho tổng thống - một "biên tập viên chu đáo và đòi hỏi". "Ông ấy (Tổng thống Obama) đã viết 2 cuốn sách trước khi tôi bắt đầu tập tành vào nghề, và ông ấy giỏi hơn tôi về khoản đó", ông Keenan nói.
Ông Keenan là một cổ động viên trung thành của câu lạc bộ bóng chày Chicago Cubs và ông đùa rằng sẽ không cạo râu đến khi nào đội bóng của mình thắng giải thế giới.
Người tiền nhiệm của Keenan là ông Jon Favreau, rời Nhà Trắng để theo đuổi sự nghiệp viết kịch bản truyền hình. Trong khi mọi người viết diễn văn đều cố che giấu danh tính, ông Favreau lại trở nên nổi tiếng nhờ khả năng nắm bắt những chủ đề lớn, bao quát của Tổng thống Obama. Ông Keenan thì ngược lại, nổi tiếng nhờ cách tiếp cận bình dân hơn, khơi dậy sự cuộc tranh đấu thường ngày của người Mỹ bình dân.
"Nguyên tắc chung của tôi là nếu bạn không nói điều đó cho một người bạn trong quán rượu, thì đừng để tôi viết nó trong bài diễn văn".
Ông Cody Keenan trong bộ trang phục cướp biển nói chuyện với Tổng thống Obama - Ảnh: Nhà Trắng
Bắt đầu sự nghiệp chính trị từ cấp thấp nhất, Keenan nhận một công việc không lương tại một phòng thư tín của văn phòng cố thượng nghị sĩ Edward Kennedy tại Washington. Ông rời nơi này khi làm chức phụ tá pháp lý để theo học trường quản lý hành chính John F. Kennedy tại Đại học Harvard. Trong kỳ nghỉ hè, ông thực tập dưới quyền ông Favreau trong chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên của ông Obama. Keenan sau đó gia nhập chiến dịch và tốt nghiệp đại học.
Khi ông Obama trúng cử, ông Keenan trở thành thành viên của tổ soạn diễn văn tại Nhà Trắng. Ông Keenan lần đầu tạo sự chú ý khi mặc bộ đồ cướp biển và nói chuyện với tổng thống Obama trong buổi dạ tiệc dành cho các nhân viên Nhà Trắng năm 2009.
Ông chỉ được công chúng để mắt đến từ tháng 1.2013, khi ông được chỉ định soạn diễn văn cho Tổng thống Obama sau vụ xả súng hàng loạt ở thành phố Tucson, bang Arizona. Những lời khen ngợi về bài nói xúc cảm trên đã khiến nhiều người tò mò về nhân vật đã soạn thảo bài diễn văn.
Ông Keenan chia sẻ, các bài phát biểu quan trọng, đặc biệt là thông điệp liên bang là kết quả hợp tác của rất nhiều nhân viên Nhà Trắng, gồm các cố vấn chính sách, nhà nghiên cứu và các cây bút khác. Người biên tập cuối cùng luôn là tổng thống.
"Khâu sợ hãi nhất là khi bấm nút gửi bài cho ông ấy. Một khi ông ấy bắt đầu đọc, tôi mới hoàn toàn nhẹ nhõm". Ông Keenan cho biết không cảm thấy thoải mái chừng nào tổng thống chưa bước lên bục nói.
Nhưng ông Keenan cũng nói rằng ước mơ của ông là giúp Tổng thống Obama viết nhiều bài diễn văn khác trước khi mãn nhiệm kỳ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ coi thường hay e sợ Nga-Trung? Ông Obama cho rằng Mỹ mới là bên đặt ra luật chơi chứ không phải Trung Quốc, trong khi Nga đang dồn sức chống đỡ ở Ukraine và Syria. Sáng 13/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình trước quốc hội Mỹ. Ông Obama đã đề cập tới nhiều vấn đề...