Vì sao nữ giới sống lâu hơn nam giới?
Phụ nữ khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn nam giới vì họ có một trái tim dẻo dai và những “chiến binh” bạch cầu siêu mạnh…
Những “chiến binh” bạch cầu siêu mạnh
Tiến sĩ Ramona Scotland tại Đại học London (Anh) phát hiện ra điều này trong lúc kiểm tra tình trạng cơ thể của những con chuột đực và cái khi cho chúng phơi nhiễm với vi khuẩn.
Kết quả cho thấy, dù bị phơi nhiễm với lượng vi khuẩn như nhau nhưng sau 3 tiếng, tổng lượng vi khuẩn trong máu của con cái rất thấp.
Khi quan sát kỹ các tế bào bạch cầu, Scotland phát hiện thấy số lượng đại thực bào trong cơ thể con cái gấp đôi con đực. Ngoài ra, bề mặt các đại thực bào của con cái còn chứa một lượng lớn hơn các protein nhạy cảm với nhiều tác nhân gây bệnh. Độ nhạy và tốc độ tiêu diệt mầm bệnh của chúng cũng nhanh hơn nhiều so với cơ thể con đực.
Video đang HOT
Ở nam giới, hàm lượng testosterone suy giảm theo thời gian.
“Ngày ấy” của tháng
Ở phụ nữ, hàm lượng testosterone đạt mức đỉnh điểm vào thời kỳ rụng trứng. Testosterone rất có lợi cho cơ thể phụ nữ như giữ da dẻ mềm mại, giúp xây dựng cơ bắp, tăng mật độ khoáng chất của xương…
Còn ở nam giới, hàm lượng testosterone suy giảm theo thời gian. Theo Barbara Blatt Kalben, tác giả của cuốn “Why Men Die Younger”: “Việc này khiến huyết áp tăng cao, ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch và kích thích tình trạng huyết khối”.
Ngoài ra, hàm lượng testosterone giảm còn hạn chế sự hình thành các cholesterol tốt và đẩy mạnh quá trình sản sinh cholesterol xấu.
Trái tim dẻo dai hơn
Tiến sĩ David Goldspink tại Đại học Liverpool John Moores (Anh) cho biết: “Ở nam giới, hiệu suất của tim giảm từ 20-25% từ năm 18 tuổi đến 70 tuổi. Trái lại, ở nữ giới, tim không có dấu hiệu suy giảm chức năng do lão hóa”.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác cho sự khác biệt này. Tuy nhiên, theo quan sát thì cấu trúc tim ở cả 2 giới có sự khác biệt. Trái tim của phụ nữ có kết cấu rắn chắc hơn với các mô tim có tính đàn hồi cao. Tim thường yếu đi do các mô này bị cứng. Đàn ông có xu hướng bị yếu cơ tim nhiều hơn.
“Cường tráng” từ khi lọt lòng
Các nhà khoa học tại Italia phát hiện thấy con trai được sinh vào mùa thu nhiều hơn các thời điểm khác.
Theo Tiến sĩ Angelo Cagnacci, trưởng nhóm nghiên cứu, thường thì các bé trai sẽ yếu ớt hơn các bé gái ngay khi còn nằm trong thai nhi và những tháng đầu tiên sau khi chào đời.
Bởi vậy, có vẻ như để đền bù cho sự yếu ớt của chúng, tạo hóa thường để các bé trai ra đời vào những thời điểm có khí hậu ôn hòa hơn.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Thuốc mới trị bệnh bạch cầu
Đã có thuốc mới trị bệnh bạch cầu
Giới y học cho biết, thuốc Bosulif (bosutinib) vừa được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Đây là loại thuốc dùng để điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML) - một thể ung thư máu và tủy xương, chủ yếu ảnh hưởng đến những người lớn tuổi.
Theo đánh giá của FDA, khoảng 5.430 người dự kiến được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML) trong năm nay tại Mỹ. Bệnh chủ yếu gây nên do một đột biến gien di truyền trong cơ thể được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia.
Tình trạng bất thường này kích thích tủy xương của người bệnh sản xuất ra một loại enzyme kích hoạt sự phát triển của các tế bào máu bất thường gọi là bạch cầu hạt. Loại thuốc mới có tác dụng ngăn chặn các tác động của enzyme này.
Thuốc Bosulif được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 546 người lớn, bị bệnh CML. Các tác dụng phụ thường gặp ở những người tham gia nghiên cứu khi sử dụng loại thuốc này bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, tiểu cầu huyết thấp, đau bụng, phát ban, thiếu máu, sốt và mệt mỏi.
Theo Trọng Nguyên (Phụ nữ TPHCM)
Viêm đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em khi đổi mùa Mùa lạnh đang đến, đây là mùa mà bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra, đặc biệt là với trẻ em. Viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA (Végetation Adenoide), viêm các xoang... Viêm đường hô hấp trên tuy là một bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng đôi khi hậu quả...