Vì sao nông sản “made in Japan” đứng ở vị thế cao nhất hành tinh?
Nhà sưu tập tranh Nguyễn Thị Lan Hương đã có chuyến đi Nhật Bản mùa xuân vừa qua, chỉ với mục đích tìm hiểu về nông nghiệp và nông dân Nhật đang làm gì trên mảnh đất của họ. Và dưới đây là lý do tại sao, nông sản của Nhật luôn có giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn được ưa chuộng.
Làm nông kiểu Nhật là dùng máy rất ít mà chủ yếu làm bằng tay. Từ lúc táo trong vườn này ra hoa là đã tuyển chọn từng bông rất gắt gao. Rồi đến tuyển chọn trái. Trong ảnh: Aki Kinoshita – cô chủ nông trang trồng táo.
Với cô bạn tên D. thì mãi đến tháng 11.2015 là lần đầu tiên khi đi nước ngoài nhìn thấy trái cây nhưng cô đã quyết định không ăn.
Hôm đó Takashimaya Singapore có tuần lễ trái cây Nhật Bản, sau khi xem giá cả, D. đã nói như cảnh báo: “Chị mua là em sẽ nhất định không ăn đâu đấy nhé!” khi thấy tôi đang ngắm và lựa những trái hồng. Chẳng là, một gói có hai trái hồng Nhật Bản giá là 30 đôla Mỹ! Còn trái dưa lưới thì 156 đôla Mỹ!
Không ăn là phải thôi, khi nhớ ở quê mình, cha của em Hồ Văn Cường, thần tượng âm nhạc nhí 2016, đi làm ở Tiền Giang tiền công nhật chỉ có 100.000 đồng để nuôi sống cả nhà, làm sao mình nuốt nổi nếu cắt một trái hồng đó làm ba miếng?
Nhưng không nếm thì sẽ không biết phẩm chất diệu kỳ nào đã làm nên thương hiệu “ made in Japan” đứng ở vị thế cao nhất hành tinh đó?
Thành phố Komagane thuộc tỉnh Nagano, dân số chỉ hơn 30.000 người nhưng có thứ hạng cao trong ngành nông nghiệp. Aki Kinoshita, cô chủ nông trang trồng táo đã chờ sẵn ở bến xe buýt với hai đứa con nhỏ. Chẳng mấy khi có khách phương xa đến Komanage trái mùa như thế này.
Vừa lái xe Aki vừa chỉ dãy núi sừng sững trước mặt – Kisokomagatake, một trong 100 ngọn núi danh tiếng của đất nước Nhật Bản với đỉnh cao 3.000m và nhiều triền dốc thoai thoải. Khi mùa xuân đến, thành phố này cũng là địa chỉ ngắm hoa anh đào, mùa thu thì ngắm lá vàng. Mùa hè như hôm nay thì nông dân trong vùng cũng rất bận rộn chăm sóc cây trái lác đác vào mùa thu hoạch. Xe đã chạy ra khỏi trung tâm thành phố rồi mà không thấy đường đất đâu hết cả!
Các thửa ruộng bậc thang xanh ngắt lúa đã trổ đòng được viền quanh bằng những gộp đá, cứ như đó là những bức tranh cần được đóng khung. Tiếng nước chảy róc rách trong các mương dẫn nước từ băng tan trên đỉnh “nóc nhà Nhật Bản”. Với tỷ lệ 80% rừng và sinh thái tự nhiên, 20% đất khai phá canh tác, chẳng góc nhìn nào mà không có màu của cây lá bao phủ.
Video đang HOT
Mùi thơm của hương lúa, tíếng lá xào xạc quyện với tiếng ve râm ran, thành một thứ âm thanh vọng vang cho ta biết miền quê đang quanh ta đó. Chứ thật sự đường tráng nhựa sạch bong đến từng thửa ruộng, đến trước mỗi nhà và phương tiện giao thông là xe hơi, xe tải và thi thoảng là xe gắn máy.
Là một phụ nữ Nhật Bản thuộc thế hệ ăn học và tốt nghiệp ở Mỹ, nói tiếng Anh lưu loát, Aki đã làm việc và gặp gỡ chồng mình, anh Yoshinobu Kinoshita khi làm cho tổ chức JICA (tương tự như tổ chức Peace Corp của Mỹ) của Nhà nước Nhật Bản. Trong nhiều chương trình huấn nghệ anh Yoshinobu nhận thấy thực tế ngày càng hiển nhiên là số lượng chuyên gia về nông nghiệp của Nhật Bản ngày càng giảm, khi thế hệ nông dân sanh ra trước thế chiến thứ 2 mất đi, nhưng thế hệ mới những người không chỉ học sách vở trên ghế nhà trường mà có thực nghiệm làm nghề là đếm trên đầu ngón tay.
Cứ mỗi năm qua đi, nền nông nghiệp Nhật lại mất đi những người cày sâu cuốc bẫm, biết xem nắng, mưa, nhìn mây đoán gió! Trong khi đó, con cái của những thế hệ nông dân này không phải ai cũng theo nghề. Biết sao được khi mỗi người có ước mơ và chọn lựa riêng! Mà cũng không ai có thể bắt được ai phải làm nghề gì để sống nếu mình chẳng yêu. Nền nông nghiệp Nhật Bản sẽ đi về đâu trong những thập kỷ sắp tới?
Chỉ tay vào tờ giấy treo trên một cây táo trong vườn, Anh Yoshinobu cho biết anh vẫn còn là thực tập sinh. Do đó tên ghi trên giấy phép vẫn là tên của sư phụ truyền nghề, chủ thực sự của vườn táo này. Năm nay ông đã 85 tuổi, nhà không có người kế nghiệp. Được ông huấn luyện cho đến khi thành nghề, vườn táo này anh sẽ tiếp nối chăm sóc thu hoạch và làm chủ mà không phải bỏ vốn ra mua lại. Cho không cho thế hệ tiếp nối mình mà đi, những người nông dân Nhật Bản và Nhà nước Nhật Bản đang dìu dắt những con người có lý tưởng chuẩn bị trở thành người giữ đất, giữ nghề và… giữ nước.
Để biết nghề trồng táo, bí quyết đắt giá nhất là gì, Yoshinobu dắt tôi đến trước cây táo 35 tuổi, già nhất trong vườn và nói: “Sư phụ luôn luôn nói đi nói lại chỉ một điều phải lắng nghe, giao cảm với cây. Không áp chế điều mình muốn mà phải thuận thiên! Do đó, làm nông kiểu Nhật là dùng máy rất ít mà chủ yếu là làm bằng tay”.
Thấy tôi định nhặt những trái táo rơi dưới đất lên, anh ra hiệu đừng và cho biết thêm: “Từ khi táo bắt đầu ra hoa là nhà vườn chúng tôi bắt đầu mùa làm việc cật lực. Với tỷ lệ 1/6, cứ sáu bông chúng tôi chỉ lựa một bông to nhất đẹp nhất mạnh nhất để lại, còn là ngắt bỏ đi. Rồi đến khi trái táo tượng hình, chúng tôi tiếp tục quá trình chọn lọc và loại thải mỗi ngày. Tất cả những trái nằm ở vị trí bất lợi để hấp thu chất dinh dưỡng và lượng ánh sáng mặt trời là sẽ ngắt bỏ. Các trái méo, bị sương nám… cũng ngắt bỏ luôn. Một trái táo cần ít nhất 45 – 50 cái lá để hấp thu carbon cho nó và những ngày nắng nóng dài đủ để cho nó chín. Không đủ các yếu tố để thành một trái táo hoàn hảo đúng chất lượng thì có để trên cây cũng không có ích chi, vì TÁO KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG SẼ KHÔNG ĐƯỢC BUÔN BÁN RA THỊ TRƯỜNG”.
Dù đã nghe tới yếu tố “không được ra thị trường” rồi, nhưng tôi còn tần ngần lắm khi nghĩ 1 tấn táo ra thị trường là đã có ít nhất 5 tấn nằm dưới đất. Tôi hỏi thêm: “Mình không có làm sản phẩm phụ nào thêm?”
Anh trả lời: “Không, những trái táo lúc này đang còn trong giai đoạn chỉ có chất bột, chưa có hương vị gì cả, mà phải đến khi chín thì mới có độ chua, độ ngọt. Sư phụ nói trả cho trái về với đất. Người nông dân Nhật Bản chúng tôi bón lại cho cây những trái nó đã sinh ra. Ngoài ra chúng tôi dùng thêm phân bò đã ủ và tỷ lệ cực nhỏ phân hữu cơ khác. Chỉ vậy thôi!”
Theo Lan Hương ( Thế giới tiếp thị)
Hỗ trợ để nông dân Việt Nam sớm làm giỏi như nông dân Nhật Bản
Phát biểu tại các buổi thăm, làm việc với một số doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn tin tưởng, trong thời gian tới, Hội NDVN và các đối tác Nhật Bản sẽ hỗ trợ nông dân Việt Nam ứng dụng các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cùng các thành viên trong đoàn làm việc với lãnh đạo Nhà máy sản xuất màng bảo quản P-Plus Sumitomo Beklite, tỉnh Hyogo (Nhật Bản). Ảnh: Nguyễn Xuân Định.
Hiệu quả cao từ phân bón Nhật Bản
Tiếp tục chuyến thăm tại Nhật Bản, Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN vừa buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ của xứ sở hoa anh đào. Chủ tịch Lại Xuân Môn đã đến thăm, làm việc với Công ty TNHH Arrowfield; trao đổi với nông dân sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp này tại thành phố Osaka, tỉnh Hyogo và Shiga.
Arrowfield là công ty chuyên phát triển, cung ứng nguồn nhân lực toàn Nhật Bản; sản xuất phân bón hữu cơ dạng bột, lỏng; nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ; các chất dinh dưỡng cải tạo,chống nhiễm độc đất do phân bón vô cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là xâm ngập mặn. Công ty còn sản xuất các loại màng, túi bảo quản nông sản đảm bảo độ tươi ngon và kéo dài thời gian sử dụng. Sản phẩm phân bón hữu cơ của công ty giúp cây trồng tăng 50-200% về năng suất, sản lượng.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cùng các thành viên trong đoàn thăm quan, chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Nhà máy sản xuất màng bảo quản P-PlusSumitomo Beklite (Nhật Bản). Ảnh; Nguyễn Xuân Định.
Trao đổi với đoàn, đại diện lãnh đạo Công ty mong muốn hợp tác với Hội NDVN trong việc cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, trong đó phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Trong chương trình hợp tác này, phía Nhật Bản sẽ sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ để xây dựng các mô hình mẫu về sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ tại đồng ruộng Việt Nam nhằm chuyển giao công nghệ cho nông dân và nhân rộng mô hình.
Công ty Công ty TNHH Arrowfield cũng bày tỏ mong muốn, thông qua "kênh" Hội NDVN được tiếp nhận thực tập sinh là nông dân trẻ Việt Nam sang làm việc và học tập tại các nhà máy của doanh nghiệp và các đối tác khác tại Nhật Bản. Đây là 1 trong những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho nông dân Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cùng các thành viên trong đoàn làm việc với Công ty Shimamoto chuyên sản xuất phân bón và chất dinh dưỡng hữu cơ (Nhật Bản). Ảnh: Nguyễn Xuân Định.
Mở ra cơ hội lớn cho nông dân Việt Nam
Trao đổi với các đối tác Nhật Bản, Chủ tịch Lại Xuân Môn cho biết, sau khi đi khảo sát chợ đêm bán rau quả, thực phẩm, trao đổi với nông dân Nhật Bản thấy nông sản được bảo quản trong các màng bọc quy chuẩn, trông rất tươi, ngon. Nhờ sử dụng phân bón hữu cơ nên năng suất, sản lượng nông sản cao; bảo quản tốt nên giá bán cao hơn. Những điều này rất cần cho Việt Nam trong bối cảnh đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, Chủ tịch Lại Xuân Môn cũng lưu ý các đối tác Nhật Bản rằng, sản phẩm phải dễ sử dụng, giá thành phù hợp với điều kiện của nông dân Việt Nam.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm mô hình sản xuất và ứng dụng phân bón và chất dinh dưỡng hữu cơ của Công ty Shimamoto tại tỉnh Shiga (Nhật Bản). Ảnh: Nguyễn Xuân Định.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Arrowfield, Chủ tịch Lại Xuân Môn cũng chia sẻ kết quả làm việc của đoàn T.Ư Hội NDVN với Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP), Bộ Trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cố vấn đặc biệt Hội Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng thủy sản...
Chủ tịch Lại Xuân Môn khẳng định, trong các buổi làm việc và tiếp xúc, lãnh đạo các cơ quan của Nhật Bản đều ủng hộ việc đưa thực tập sinh là nông dân Việt Nam sang làm việc tại các trang trại, các nhà máy lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản. Lãnh đạo các cơ quan Nhật Bản ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Hội NDVN sẽ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 nước...
Chủ tịch Lại Xuân Môn (phải) cùng các thành viên trong đoàn thăm gia đình nông dân sử dụng sản phẩm phân bón và chất dinh dưỡng hữu cơ của Công ty Shimamoto tại tỉnh Shiga (Nhật Bản). Ảnh: Nguyễn Xuân Định.
Hội NDVN và Công ty Arrowfield nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác, sớm đưa sản phẩm của doanh nghiệp này giới thiệu với nông dân Việt Nam. Hai bên cũng nhanh chóng xúc tiến việc xây dựng các mô hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu nhằm cơ chuyển giao công nghệ cho nông dân Việt Naml; đưa thực tập sinh là nông dân Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty và các đối tác khác.
Theo Danviet
Xây dựng vùng nông nghiệp sạch, hữu cơ ở Sóc Sơn "Phát triển nông nghiệp sạch gắn với công nghệ cao, theo đó mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất nông sản sạch là mục tiêu huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang hướng tới. Trong đó, các mô hình phát triển phải gắn với thị trường, có liên kết để tiêu thụ đầu ra" - ông...