Vì sao những tỷ phú Splendora đi đòi quyền lợi?
Năm 2010 thời điểm sốt dự án Splendora, có khách hàng “ôm” biệt thự trả tiền trao tay lên tới hàng chục tỷ. Khi giá nhà đất đi xuống, khách hàng đại diện cho 300 căn căn hộ cao cấp treo băng rôn đòi gặp chủ đầu tư với yêu cầu giảm giá…
Mong làm rõ chi phí xây dựng và chất lượng biệt thự
Theo phản ánh của nhiều khách hàng mua biệt thự, căn hộ liền kề tại Dự án Splendora, việc căng băng rôn này 2/10 yêu cầu chủ đầu tư xem xét xoay quanh ba vấn đề chính: Thứ nhất CPI tăng chênh lệch giữa hợp đồng góp vốn và hợp đồng mua bán. Thứ hai, tiền đất rẻ mà tiền xây quá lớn. Thứ ba là về chất lượng công trình.
Khác với nhiều đợt tụ tập đông người tại các dự án khác, khách hàng Spendora tỏ ra ôn hòa hơn nhiều. Nhiều khách hàng cho hay, họ không phản đối chủ đầu tư mà chỉ yêu cầu gặp gỡ để lắng nghe khó khăn của khách hàng
Bà Nguyễn Thị Kim Loan khách hàng từ hợp đồng góp vốn cho biết, việc chủ đầu tư công bố giá bán nhà tại dự án với giá quyền sử dụng đất gần như “cho không” khiến khách hàng tưởng được lợi nhưng trên thực tế họ lại bị thiệt đủ đường.
Theo bà Loan, nền đất biệt thự tại Dự án Splendora của bà theo hợp đồng trị giá chưa đầy 500 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị căn nhà (theo giá gốc) lên đến gần 12 tỷ đồng.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, với chi phí xây dựng lên đến vài chục triệu đồng mỗi m2 sàn theo thời giá hiện tại là quá cao. Trong khi đó, chủ đầu tư chưa công khai việc chọn lựa vật liệu xây dựng, khiến chất lượng công trình cũng bị đặt dấu hỏi.
Theo các khách mua nhà, với chi phí xây dựng cao khủng khiếp như vậy, chủ đầu tư cần nói rõ biệt thự xây bằng vật liệu, chủng loại như thế nào, chi phí đầu vào ra sau, chi phí thiết kế bao nhiêu…
Video đang HOT
Khúc mắc về những điều trên, nhiều lần khách hàng gửi đơn kiến nghị lên chủ đầu tư nhưng hàng tháng trôi qua mà họ vẫn không được hồi đáp.
Tại buổi tụ tập nêu kiến nghị này, dưới sức ép nhiều giờ của các khách hàng, cuối cùng đại diện chủ đầu tư cũng ra mặt gặp gỡ khách hàng. Đại diện chủ đầu tư cũng không đi sâu vào giải đáp những thắc mắc cụ thể của khách hàng mà chỉ ghi nhận những bức xúc của khách hàng và cam kết sẽ trả lời bằng văn bản.
Giá lên thì ký, giá xuống thì kêu
Tại buổi kiến nghị khách hàng ngày 2/10, đại diện khách hàng bà Nguyễn Thị Thái cho biết: “Nếu không được chủ đầu tư chấp nhận những kiến nghị sẽ tập hợp hàng trăm khách hàng đi đòi quyền lợi chính đáng của mình”.
Khi được hỏi trong trường hợp đi kiện thì khách hàng sẽ gặp khó khăn bởi đã ký vào hợp đồng mua bán, bà Thái cho biết: “Chúng tôi cũng có những sơ suất. Bởi vì hợp đồng này không giống như hợp đồng của chủ đầu tư khác, nó hàng trăm trang mà chúng tôi phải ký trong trường hợp là thúc giục nhau, ép nhau phải ký. Cứ lật lật trang để mà ký thôi chứ không đọc tý nào cả, đọc xem có đúng tên mình, đúng hộ khẩu, CMT của mình thôi chứ không có thời gian để đọc. Hai tháng mới nhận được hợp đồng, mới ngả ngửa ra mọi vấn đề”.
Theo cách nhìn nhận của LS Bùi Quang Hưng, VP Luật BQH và cộng sự thì khi khách hàng đồng ý đặt bút ký vào hợp đồng mua bán thì hợp đồng góp vốn hết hiệu lực.
“Nếu không đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng mua bán, khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu chủ đầu tư thanh lý hợp đồng rút tiền về”, ông Hưng nói.
Dưới góc nhìn của người từng đề xuất nhiều giải pháp trong tranh chấp hợp đồng dự án, ông Hưng cho rằng bản chất vấn đề ở đây là khách hàng muốn chủ đầu tư hạ giá bán nhà để chia sẻ khó khăn. Ông Hưng cho biết, những kiện cáo chủ đầu tư hoàn thành đúng tiến độ xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây thường rơi vào trước và sau các đợt đóng tiền.
Nói về buổi sáng 2/10, một khách hàng (đề nghị không nêu tên) có hai căn biệt thự tại khu đô thị này cho hay mục đích của hàng chục khách hàng kiến nghị là chia sẻ tiền và chủ đầu tư chỉ cần giãn tiến độ nộp tiền thì khách hàng có thể đồng ý. Theo vị khách này thì có rất nhiều người chưa đóng tiền đợt hai vào cuối năm ngoái với 30% số tiền.
Theo tính toán của vị khách hàng này, nếu chủ đầu tư cho giãn tiến độ đến tháng 6/2013 nộp cả hai đợt vào một là 60% giá trị căn hộ thì vị khách này được chia sẻ khó khăn hơn 1 tỷ đồng tính theo lãi suất ngân hàng.
Dự án Splendora đúng tiến độ, tuy nhiên nhiều khách hàng cho rằng giá xây dựng thực lên tới hàng chục triệu đồng/m2 là quá cao
Kể về thời điểm ký hợp đồng mua bán năm 2010, vị khách hàng này nói khi đó giá nhà đất đang sốt nên “chủ đầu tư đâu cần khách. Không có người này thì có người khác mua nên chủ đầu tư liên tục thúc giục mà chẳng ai đòi thanh lý hợp đồng”.
Kể về thời điểm tự nhận là “phát điên” vì nhà đất, với hai căn hộ của mình khách hàng này đã phải trả tiền chênh lót tay so với giá gốc là 16 tỷ. Sau đó một năm, giữa năm 2011 ngay cả khi thị trường đã có dấu hiệu đi xuống thì giá trị tiền chênh của hai căn hộ này vẫn hơn chục tỷ.
“Nhiều người ôm trên ba căn mua từ khi hợp đồng góp vốn thì lãi cả triệu đô một năm sau ký hợp đồng mua bán là bình thường”, vị khách này nói.
Và đến thời điểm hiện tại, người khách tỷ phú nhà đất này ngao ngán nói: “Từ bây giờ trở đi khó rồi, không bao giờ trở lại. Giờ thì giữ chả bán, hỏi rẻ không bao giờ bán”.
Theo Dantri
Nga tăng cường tàu yểm trợ cho Hải Quân
Hải Quân Nga đã bắt đầu kí kết các hợp đồng mua bán.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov cho biết Hải Quân Nga dự định sẽ nhận thêm hơn 100 tàu yểm trợ tới năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ hậu cần cho các hạm đội chiến đấu mở rộng.
Một tàu yểm trợ của Nga
"Chúng tôi đã kí một bản hợp đồng mua mới 5 tàu yểm trợ", ông Bulgakov phát biểu với các phóng viên tại căn cứ hải quân ở Novorossiisk hôm thứ Năm.
"Đến cuối năm 2020, chúng tôi dự định sẽ mua 96 tàu loại này".
Theo tướng Bulgakov, các tàu này sẽ tích hợp đầy đủ khả năng hỗ trợ hầu cần, kĩ thuật và bảo trì, nhằm đảm bảo rằng chúng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ, từ chữa cháy, tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm, nước sạch tới đạn dược.
Đội tàu yểm trợ hiện tại của Nga đã cũ kĩ và không còn linh hoạt.
Các chuyên gia cho rằng Phần lớn chúng chỉ có thể thực hiện được một số ít các nhiệm vụ, không thể đáp ứng được yêu cầu của Hải quân Nga hiện nay.
Theo Soha
Bác đơn con kiện mẹ đòi cả công ty Toà phúc thẩm cho rằng, TAND tỉnh Sóc Trăng hủy tư cách thành viên và tỷ lệ góp vốn của bà Hoàng Thị Kim Anh (78 tuổi) cùng 4 người con (63,61%) trong doanh nghiệp mang tên nữ doanh nhân nổi tiếng miền Tây này là không có cơ sở. Ngày 27/8, TAND Tối cao tại TP HCM chấp nhận đơn kháng cáo...