Vì sao những quyết định của FED tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu?
Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong 2 ngày 16 và 17/3 vừa qua đã đưa ra một tín hiệu “ nóng” đối với kinh tế toàn cầu, với việc tăng lợi suất trái phiếu chính phủ, giữ nguyên lãi xuất gần bằng không, khiến giới nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư và dư luận đặc biệt quan tâm.
Mặc dù trong cuộc họp ngày 16 và 17/3 vừa qua, FED công bố vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức 0 – 0,25% đến năm 2023. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, FED có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào năm 2022 bởi nhiều lý do, trong đó có triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19.
Chuyên gia Mark Cabana, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất ngắn hạn tại Mỹ, Bank of America cho biết: “Chúng tôi nghĩ họ ám chỉ tăng lãi suất vào cuối năm 2023″. Nhưng “Chúng tôi cho rằng, họ sẽ có chút lạc quan hơn nhưng vẫn rất thận trọng. Họ khó giữ quan điểm nới lỏng như trước bởi trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện”.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington D.C. (Ảnh: Coastal Wealth Management)
Rick Rieder, Giám đốc điều hành của BlackRock về thu nhập cố định toàn cầu, cũng nhận định, FED đã “cầm lái ổn định” các chương trình nới lỏng nhưng giờ đây, họ cần phát tín hiệu có thay đổi cả về chính sách mua tài sản và lãi suất hay không. “Quan điểm của tôi là FED có thể giảm quy mô mua trái phiếu từ tháng 9 hoặc tháng 12 năm nay”. Hiện thời Fed đang mua 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD tài sản thế chấp mỗi tháng.
Vì thế, Rieder cho rằng, FED không dự báo tăng lãi suất cho đến sau năm 2023 nhưng điều này khả năng cao sẽ thay đổi sau cuộc họp lần này, bởi kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021 với tốc độ nhanh nhất so với thập kỷ trước đó, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng trong bối cảnh chính phủ Mỹ triển khai gói hỗ trợ khổng lồ 1.900 tỷ USD cùng với chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 vượt dự kiến.
Chuyên gia kinh tế Roberto Perli, tại Cornerstone Marco cũng nhận định: “FOMC sẽ không xác thực kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất sớm hơn, nhanh hơn và tái khẳng định giữ lập trường rất nới lỏng trong tương lai gần” là sự thận trọng cần thiết của một tổ chức tài chính quốc gia số 1 thế giới và có vị thế toàn cầu.
Video đang HOT
Đến kiên định mục tiêu…
FED đã từng kiên định giữ lãi suất cận 0 suốt năm qua và cam kết duy trì cho đến khi kinh tế Mỹ tối đa hóa việc làm, lạm phát chạm 2% và trên đà vượt mục tiêu này vào thời điểm nào đó. Hồi cuối năm ngoái FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021. Tuy nhiên, con số này được điều chỉnh lên mức 6% thậm chí cao hơn. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984.
Vì thế, James Knightley, kinh tế gia tại ING tin rằng: “FED sẽ ngày càng khó trấn an lo ngại lãi suất tăng”. Tuy nhiên, đây không hẳn là điều xấu nếu vào tháng 6 tới đa số quan chức FED chọn tăng lãi suất vào năm 2023. “Bình thường hóa lãi suất sớm hơn sẽ là điều thành công đối với FED”.
Rick Rieder, Giám đốc điều hành của BlackRock về thu nhập cố định toàn cầu cho biết, sẽ “thú vị để xem” và là một thách thức đối với FED khi có khả năng bắt đầu thay đổi về chính sách của mình.
Tuy nhiên, FED cũng đưa ra dự báo mới nhất của các quan chức về nền kinh tế và lãi suất. Điều đó cho thấy rằng hầu hết các quan chức FED sẽ sẵn sàng tăng phạm vi lãi suất mục tiêu của quỹ được hỗ trợ từ 0 vào năm 2023 và một số thành viên thậm chí có thể sẵn sàng tăng lãi suất vào năm 2022, nếu việc làm và lạm phát đạt mục tiêu dự kiến.
Về phản ứng của các thị trường. Theo đó, cổ phiếu Nhật Bản, các chỉ số Nikkei 225 tăng 1,4%; Kospi của Hàn Quốc tăng 1,17%; ASX 200 của Australia dao động giữa tăng và giảm. Tuy nhiên, các chỉ số phụ về năng lượng và vật liệu đã phục hồi lần lượt là 0,59% và 0,45%. Trong khi chứng khoán Mỹ tăng đẩy chỉ số Dow Jones lên mức trên 33.000 trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm so với mức cao trước đó.
Phản ứng trước những động thái của FED, Thống đốc Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) Andrew Bailey dự kiến sẽ đưa ra thông báo chính sách vào ngày 18/3. Theo đó, Anh sẽ duy trì lãi suất cho vay ở mức 0,1%, bởi theo kế hoạch, BoE sẽ đưa ra động thái chính sách mới vào nửa cuối năm nay, hoặc sớm nhất cũng là tháng 5, sau khi chính phủ Anh công bố triển vọng kinh tế mới.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bnar (BoJ) cũng đi tiên phong trong việc kiểm soát đường cong lợi suất, được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay trong cuộc họp chính sách sắp diễn ra. Tuy nhiên, BoJ có thể sẽ đưa ra thông tin rõ ràng hơn về biên độ dao động của lãi suất dài hạn sau cuộc họp vào ngày 19/3.
Và vị thế toàn cầu của FED
Ngày nay, đồng USD đã khẳng định vị thế toàn cầu, bởi nó đứng số 1 trong “rổ tiền” có khả năng thanh toán quốc tế. Các chính sách của FED không chỉ tác động trực tiếp lên nền kinh tế Mỹ mà còn tác động mạnh trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, mọi động thái, chính sách của FED đều được cả thế giới theo dõi, chờ đợi.
Bản chất của FED là một Ngân hàng Trung ương độc lập có toàn quyền đưa ra các chính sách tiền tệ và thi hành các chính sách đó mà không phải chịu bất kỳ sự quản lý nào của chính phủ Mỹ, họ chỉ dựa trên Đạo luật dự trữ Liên bang đã được Quốc hội Mỹ thông qua.
Được biết, trong Đạo luật dự trữ Liên bang, Quốc hội Mỹ đã thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ, bao gồm: (1) Tăng tối đa việc làm; (2) Giữ giá cả ổn định; (3) Và điều chỉnh lãi suất.
Với cấu trúc của FED gồm 4 cấp như: Hội đồng thống đốc, Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), 12 Ngân hàng đóng vai trò là trụ sở của FED phân bổ ở nhiều thành phố, và Các ngân hàng thành viên, nên những động thái, chính sách của FED có vị thế độc lập tương đối không phụ thuộc vào việc thay đổi tổng thống hoặc các cơ quan điều hành của chính phủ Mỹ.
Như vậy, trong bối cảnh cuộc đại suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra, những động thái chính sách của FED có vai trò như “hàn thử biểu” kinh tế toàn cầu, nhất là việc tăng lãi suất, giảm mua trái phiếu chính phủ và tài sản thế chấp hàng tháng của tổ chức này, khiến giới nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư và dư luận quốc tế quan tâm là có cơ sở.
Tuần qua, các nhà đầu tư bơm tiền kỷ lục vào thị trường chứng khoán Mỹ
Theo một báo cáo gần đây từ Bank of America, các nhà đầu tư đã nộp ròng kỷ lục 56,76 tỷ USD vào chứng khoán Mỹ trong tuần từ ngày 11/3 tới ngày 17/3 trong bối cảnh biến động do lo ngại lạm phát gia tăng.
Dòng vốn vào chứng khoán của Mỹ đã tăng 237% trong tuần 11/3 tới 17/3 từ 16,83 tỷ USD của tuần trước.
Bên cạnh đó, dòng tiền vào các quỹ ETF cũng tăng vọt lên 2,91 tỷ USD sau tuần nộp ròng đạt 1,37 tỷ USD tuần trước.
Do đó, các nhà đầu tư có thể đang tìm cách tránh nắm giữ tiền mặt và điều này có thể làm tăng kỷ lục dòng tiền đổ vào chứng khoán Mỹ.
Ray Dalio, đồng Giám đốc đầu tư tại Bridgewater Associates cho biết, ông tin rằng "tiền mặt đang và sẽ tiếp tục bị mọi người xa lánh" trong một bài đăng trên blog gần đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (17/3) sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Pơell, Chủ tịch Fed đã nâng mục tiêu lạm phát của lên 2,2% và cam kết duy trì lãi suất cực thấp và tiếp tục mua lại tài sản.
Trên hết, một số nhà đầu tư và nhà kinh tế cảm thấy mục tiêu lạm phát của Fed là "lạc quan."
Cựu cố vấn đặc biệt của Fed và giáo sư kinh tế hiện tại của Dartmouth, Andrew Levin gọi những bình luận hôm thứ Tư của ông Powell là "nhạt nhẽo" và cho rằng lạm phát đã dao động quanh mức 2%.
Giáo sư Andrew Levin cho biết, ông tin rằng lạm phát có thể đạt 2,75% vào cuối năm và Fed có thể cần phải hành động để kiểm soát lạm phát.
Các nhà đầu tư tên tuổi như người đồng sáng lập PIMCO, Bill Gross cũng làm tăng thêm lo ngại về lạm phát. Ông tin rằng, lạm phát có thể lên tới 4% trong những tháng tới.
Dòng vốn vào chứng khoán Mỹ đã tăng kỷ lục trong tuần này đến trong bối cảnh gói kích cầu mới được đưa ra.
Một cuộc khảo sát từ Mizuho cho thấy 40 tỷ USD từ gói kích cầu của Tổng thống Biden có thể được chuyển vào đầu tư cổ phiếu và bitcoin.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát từ Self Financial cũng cho thấy rằng "98 tỷ USD trong số 403,7 tỷ USD được gửi đến trong các gói kích thích có khả năng tìm đường vào thị trường tiền điện tử hoặc chứng khoán".
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028? Theo bà Helen Qiao - Trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America, nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế hiệu quả, Trung Quốc có thể vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027 hoặc 2028. Chuyên gia cấp cao của Bank of America cho biết, Trung Quốc đang có nhiều cơ hội...