Vì sao những kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ ngày càng khó gây án?
Những kẻ giết người hàng loạt có xu hướng giảm dần trong ba thập kỷ gần đây, sau khi “lập đỉnh” vào thập niên 1980 với gần 770 tên bị phát hiện.
Tới thập niên 1990, con số giảm xuống gần 670; năm 2000-2009 còn dưới 400 và tới cuối năm 2016 chỉ còn hơn 100 tên. Nói cách khác, năm 1987 ở Mỹ có 189 người chết dưới tay những kẻ sát nhân hàng loạt thì tới năm 2015 còn 30, theo số liệu được Aamodt, cựu giáo sư tâm lý thuộc Đại học Radford, tổng hợp.
Kẻ sát nhân hàng loạt được cho là ngày càng khó gây án ở Mỹ. Nguyên nhân đầu tiên là sự phát triển khoa học pháp y, đặc biệt là công nghệ ADN phả hệ. Ví dụ, bằng công nghệ này, cảnh sát có thể phân tích ADN của những người họ hàng xa để tìm ra Joseph DeAngelo, kẻ giết hại 13 phụ nữ trong năm 1976-1986.
Rủi ro bị bắt lớn hơn có thể đã ngăn cản những kẻ muốn gây án.
Joseph DeAngelo nhận tội giết 13 phụ nữ và nhận án chung thân không ân xá vào tháng 8. Ảnh: Reuters.
Sự nghiêm khắc của tòa án cũng được cho là có tác dụng răn đe. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hiện giờ hình phạt nặng hơn, phạm nhân cũng ít được tha tù trước thời hạn hơn. Nếu phải ngồi tù lâu, kẻ từng giết người sẽ ít có khả năng tiếp tục gây án.
Video đang HOT
Ngoài ra, thời cơ gây án cũng khó hơn. Theo James Alan Fox, giáo sư tội phạm học, số người có nguy cơ thành nạn nhân ngày càng ít vì họ “không còn đi nhờ xe như trước”. “Mọi người có thể dùng điện thoại để báo tin trong tình huống khẩn cấp. Camera ở khắp mọi nơi”, Fox nói.
Tương tự, trẻ em được bố mẹ bao bọc hơn so với quá khứ. Từ trải nghiệm bản thân, cựu giáo sư Aamodt cho rằng hồi nhỏ được một mình đi bộ hoặc đạp xe khắp thị trấn. “Bố mẹ ngày nay sẽ không để con mình làm như vậy”, Aamodt nói.
Một giả thuyết khác cho rằng sát nhân hàng loạt không biến mất mà chỉ chuyển hóa thành những kẻ xả súng, hiện tượng đã tăng đột biến cả về số vụ và độ tàn bạo trong 30 năm qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thống nhất rằng hai hiện tượng này không đủ trùng khớp. “Động cơ của kẻ giết người hàng loạt thường khác với kẻ giết người tập thể”, theo Aamodt.
Theo FBI, sát nhân hàng loạt được định nghĩa là kẻ giết hai nạn nhân trở lên, mỗi lần gây án tách biệt với nhau.
Án chung thân chờ giáo sư giết vợ nhét vào vali ở Hồng Kông
Người dân Hồng Kông đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án một giáo sư đại học giết vợ rồi nhét thi thể vào vali.
Tờ South China Morning Post đưa tin vào ngày 3-12, tòa án sẽ xem xét các tình tiết giảm nhẹ dành cho giáo sư Trường ĐH Hồng Kông Cheung Kie Chung trước khi chính thức tuyên án chung thân đối với ông ta vì tội giết vợ là bà Tina Chan vào tháng 8-2018.
Trước đó, trong phiên tòa ngày 26-11, bồi thẩm đoàn gồm 7 người của Tòa án Tối cao đã bỏ phiếu để đưa ra phán quyết đối với ông Cheung sau 11 ngày xét xử và gần 8 giờ cân nhắc.
Ông Cheung, 56 tuổi, thú nhận giết bà Chan, 53 tuổi, vào ngày 17-8-2018 tại căn hộ của họ trong khuôn viên trường đại học. Ban đầu, ông ta không thừa nhận hành vi giết người mà chỉ nhận tội ngộ sát nhưng bị các công tố viên bác bỏ.
Theo bản án, ông Cheung đã siết cổ vợ đến chết trên giường bằng một sợi dây điện. Trước đó, hai vợ chồng đã cãi nhau và nạn nhân mạt sát ông Cheung vì không đứng về phía bà khi bà có mâu thuẫn với con gái.
Giáo sư Cheung Kie Chung. Ảnh: Apple Daily
Sau khi gây án, ông Cheung giấu thi thể vợ trong một vali và bỏ ra ngoài ban công. Tuy khi, khi thi thể nạn nhân bắt đầu bốc mùi hôi thối, ông này mua 6 tấm gỗ và đóng thành một cỗ "quan tài" để che giấu rồi đưa vào văn phòng làm việc trong trường.
Tại toà, Cheung vừa khóc vừa nói ông ta không muốn ném thi thể vợ ra biển hay ra bãi rác. "Tôi cảm thấy kiệt sức khi phải giả vờ lo lắng và tìm kiếm người vợ mất tích cùng con cái" - ông ta cho biết.
Sau khi ra tay, ông Cheung nộp đơn báo cáo vợ mất tích. Tuy nhiên, cảnh sát bắt đầu nghi ngờ khi họ tìm thấy đoạn clip từ máy quay an ninh cho thấy ông ta chuyển 1 hộp gỗ lớn từ ký túc xá đến văn phòng 2 ngày sau khi nộp đơn. Họ ập vào lục soát văn phòng và tìm thấy chiếc vali dính máu, bốc mùi trong chiếc hộp.
Nạn nhân Tina Chan. Ảnh: SCMP
Trong phiên toà, hai người con của ông Cheung cho biết bà Chan thường là người bắt đầu những cuộc cãi vã và họ chưa bao giờ "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nhau. Tuy nhiên, Cheung kể rằng ông ta hay bị vợ sỉ nhục ngay trước mặt các con và cảm thấy nhục nhã.
Ngoài việc cãi vã, tiền bạc cũng là một khúc mắc trong quan hệ của đôi vợ chồng. Cảnh sát tìm thấy một tấm séc với nội dung ông Cheung nợ bà Chan 6,7 triệu HKD. Ông Cheung khai rằng người vợ yêu cầu ông ta làm như vậy vì bà muốn lấy 1 nửa lương của chồng mỗi tháng, tức 50.000 HKD. Ông ta buộc phải nghe lời vợ vì không muốn bị nhục mạ.
Luật sư bào chữa Graham Harris đã đề nghị thẩm phán Anthea Pang Po Kam hoãn kết án để xem xét tình tiết giảm nhẹ, trong đó bao gồm một lá thư xin giảm án có chữ ký của hàng trăm người. Thẩm phán của Tòa án Tối cao cho rằng bồi thẩm đoàn nên cân nhắc quan hệ của bị cáo và vợ, tính cách của ông Cheung và bà Chan, lời khai của bác sĩ tâm lý và bằng chứng pháp y.
Được biết, hai bác sĩ tâm lý xác nhận rằng ông Cheung bị trầm cảm và có lẽ ông ta đã mất kiểm soát khi gây án.
Số phận trái ngược của hai kẻ giết người Cùng bị kết tội trong vụ án nhưng số phận pháp lý của James Owen và James Thompson ngược nhau do áp dụng khác cách thức trong chế định thỏa thuận nhận tội. Rắc rối của Owen và Thompson nảy sinh từ cái chết năm 1987 của Colleen Williar, nữ sinh viên 24 tuổi. Nạn nhân bị đánh đập, đâm dao, hiếp dâm...