Vì sao nhiều người Nga vẫn mê xe Lada?
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, thị trường ô tô Nga bắt đầu đón nhận làn sóng xe nhập khẩu. Tuy nhiên, gần 30 năm sau, nhiều người Nga vẫn thích Lada – thương hiệu nội địa ra đời từ thời Xô Viết.
Ảnh: Sputnik
Chiếc Lada đầu tiên ra mắt vào năm 1970 ở Tolyatti, một thành phố công nghiệp ở Liên Xô. Khi đó, các kỹ sư Liên Xô đã hợp tác với hãng Fiat của Italy để cho ra đời mẫu Lada ‘2101′ nổi tiếng. Mẫu xe này từng là ngôi sao ở Liên Xô và thậm chí trên cả thị trường thế giới. Tiếp sau đó, nhiều mẫu khác ra đời.
Khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, thị trường ô tô thế giới đa dạng và phong phú mở ra, người Nga bắt đầu có rất nhiều thương hiệu ngoại để lựa chọn. Tuy nhiên, với nhiều người Nga, những chiếc Lada cũ kĩ hoen gỉ sản xuất từ thời Liên Xô cũ hay xe được sản xuất gần đây vẫn mang lại những cảm xúc khác biệt; một số thấy đó là hình ảnh gợi nhắc Liên bang Xô Viết, trong khi một số khác tin rằng đó là những chiếc xe tốt nhất thế giới.
Ai mê xe Lada?
Không có gì phải bàn cãi về việc Lada là thương hiệu ô tô “máu thịt” của nước Nga. Thực tế là doanh số xe mới của Lada cao hơn bất kỳ thương hiệu ngoại nào ở Nga.
Ảnh: Sputnik
Người vùng Caucasus đặc biệt yêu thích xe Lada. Bất kỳ ai tới miền nam nước Nga và vùng núi Caucasus đều thấy rằng ở đây có nhiều xe Lada hơn bất kỳ nơi nào khác ở Nga. Đặc biệt, một chiếc Lada Priora kính đen đã trở thành biểu tượng không chính thức của vùng đất này.
Amirkhan Kurbanov, một người dân Dagestan giải thích: “Ở Dagestan, mọi người mua gì cũng có mục đích rõ ràng: nếu bỏ ra một khoản tiền thì bạn phải mua thứ tốt nhất có thể. Một chiếc Lada Priora có giá tương đương xe Hyundai Accent hoặc các xe cùng hạng, thậm chí có khi rẻ hơn một chút. Lái một chiếc Hyundai thì ai cũng biết là bạn lái xe ngoại, nhưng là xe giá rẻ và chả có gì thú vị. Nhưng nếu bạn lái một chiếc Priora thì mọi người hiểu ngay rằng bạn không sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho việc mua xe, nhưng bạn đã mua một thứ đáng đồng tiền bát gạo và nó trở thành một chiếc xe tuyệt vời.”
Video đang HOT
Một chiếc Lada Priora đã trở thành biểu tượng không chính thức của miền nam nước Nga và vùng núi Caucasus. Ảnh: Legion Media
Người dân ở những nơi khác của Nga lại thích các loại xe khác. Lada Vesta được ưa chuộng ở thủ đô Moscow; trong khi giới trẻ lại thích drift bằng những chiếc xe từ thời Liên xô; còn Lada Niva 4×4 là lựa chọn của dân đi săn và câu cá ở những vùng xa xôi hẻo lánh của nước Nga.
Vì thế, không có gì quá khi nói rằng người Nga yêu xe Lada; nhiều người Nga thậm chí còn mê mẩn nó. Ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng có một chiếc.
Phong cách, giá rẻ, và dễ sửa chữa
Giá cả là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều người Nga lựa chọn thương hiệu ô tô trong nước này. Một chiếc Lada Granta mới có giá chỉ khoảng 5.200 USD, quá rẻ nếu so với giá xe ngoại. Xe đã qua sử dụng còn rẻ nữa. Trên thực tế, có thể mua một chiếc Lada cũ với giá chỉ vài trăm USD; điều này cực kỳ hấp dẫn đối với những người mới biết lái xe – thường là thanh thiếu niên vừa đủ tuổi được phép lái xe.
Có thể mua một chiếc Lada cũ với giá chỉ vài trăm USD. Ảnh: Moskva Agency
“Tôi từng có một chiếc Playstation, nhưng đã bán với giá 30.000 rúp (khi đó tương đương 400 USD). Bố khuyên tôi nên dùng số tiền đó mua xe để đi drift vào mùa đông,” Sergey, người đã mua chiếc Lada đầu tiên cùng với bố khi mới 13 tuổi, cho biết.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ Nga thích phong cách hoài cổ của những chiếc xe sẽ trở nên trông khá ấn tượng nếu biết “độ”.
Một lợi thế nữa của Lada so với xe ngoại ở Nga là dễ sửa. Nhiều chủ xe ngoại đắt tiền ở Nga khi cần thay phụ tùng đã phải đợi rất lâu vì không có sẵn mà phải nhập hàng từ nước ngoài về.
Với Lada thì ngược lại; đồ thay thế rất sẵn, cửa hàng phụ tùng nào ở Nga cũng có. Chủ xe không cần phải đợi dù chỉ một ngày, và hầu hết phụ tùng thay thế đều rất rẻ. Quan trọng hơn nữa là xe Lada không đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao mới sửa được; hầu hết chủ xe đều tự học cách tự sửa.
Nhiều người trẻ ở Nga thích phong cách hoài cổ của những chiếc xe sẽ trở nên trông khá ấn tượng nếu biết độ.
“Thời gian trôi qua, các mẫu xe khác bắt đầu trở nên lỗi thời, chất lượng đi xuống và mang tiếng xấu. Nhưng đổi lại, bạn có thể mua phụ tùng thay thế với giá rất rẻ và tự sửa xe. Thế phụ tùng thay thế có nhanh hỏng không? Có, nhưng bạn lại có thể dễ dàng thay tiếp,” ông Protas Bardakhanov chia sẻ.
Cô Julia, ở Moscow, từng sở hữu một chiếc Lada ‘2105′ màu trắng khi còn là sinh viên. Cô cho biết, chiếc xe đã mang đến cho cô kinh nghiệm lái rất giá trị. “Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng rất rẻ. Tôi khi đó rất nghèo nhưng chẳng gặp phải khó khăn gì trong việc bảo dưỡng xe. Chiếc xe này đã dạy tôi lái xe số sàn thuần thục: một chiếc Audi có thể sẽ không chịu nổi một tay lái mới như tôi, nhưng Lada thì có”.
Không chỉ ở Nga
Lada không chỉ bán xe ở Nga, mà cả nước ngoài từ thời còn Liên Xô cho tới nay. Nhiều người sống ở châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh vẫn lưu giữ những ký ức đẹp về xe Lada, vì cha mẹ họ từng sở hữu.
Một chiếc Lada chạy taxi ở Angola. Ảnh: TASS
“Bố tôi từng có một chiếc Lada Niva. Đó là chiếc xe tôi rất thích khi còn là một cậu bé tuổi mới lớn. Nó bền và chịu được các loại đường xấu,” anh Mohamed Lamin Sesay ở Freetown, nước CH Sierra Leone.
Lada còn được nhiều người mệnh danh là “Chiếc xe của châu Phi”. Ảnh: TASS
Trong khi đó, Musa Tamba ở Gambia cho biết anh từng gọi Lada là “xe của châu Phi”. “Các xe Lada [ở Gambia] hầu hết là COMBI và NIVA đời 2004 và 2005. Chúng tôi gọi là là ‘chiếc xe chinh phục mọi địa hình’, vì nó có tính năng vận hành xuất sắc. Động cơ tuyệt vời, còn thân xe thì giống như là xe bọc thép vậy,” Musa nói.
Lada 2101 là xe taxi rất phổ biến ở Cuba, trong khi Lada Niva khá nổi tiếng ở Pháp.
Xe Lada vẫn là "chiến binh bất bại" ở Nga
Dù doanh số sụt giảm, nhưng Lada vẫn là thương hiệu dẫn đầu thị trường ô tô Nga; thậm chí thị phần còn tăng một chút.
Lada nắm hơn 20% thị phần thị trường ô tô Nga
Thị trường ô tô Nga sụt giảm 9,5% trong năm 2020 vừa qua do dịch bệnh và các đợt cách ly, giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới doanh số. Sức tiêu thụ của toàn thị trường chỉ đạt 1,6 triệu xe, với Skoda là thương hiệu có sự tăng trưởng tốt nhất (6,8%), còn Lada vẫn là thương hiệu có thị phần lớn nhất.
Ngành công nghiệp ô tô Nga đã đạt đỉnh doanh số 2,92 triệu xe vào năm 2013, lọt top 10 thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thị trường này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU liên quan tới Crimea. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2014 đến 2016, tiêu thụ ô tô tại Nga đã giảm hơn một nửa xuống chỉ còn 1,42 triệu xe. Sau đó, thị trường bắt đầu hồi phục.
Năm 2018, thị trường đạt doanh số 1,8 triệu xe, rồi giảm một chút (2,4%) vào năm 2019, với 1,76 triệu xe. Năm 2020, thị trường có sự khởi đầu thuận lợi với doanh số tăng 3,1% vào tháng 2 và 3,8% vào tháng 3, nhưng sau đó lập tức lao dốc vào tháng 4, khi đại dịch Covid-19 bùng phát; doanh số giảm 71,5%, cũng là tháng tồi tệ nhất trong năm. Thị trường hồi phục và bắt đầu tăng trưởng trở lại vào tháng 7 ( 2,1%). Thực tế là 6 tháng cuối năm gần như tháng nào doanh số cũng tăng, chỉ có tháng 10 giảm 13,4%.
Tính theo thương hiệu, trong năm 2020 vừa qua, Lada có doanh số giảm 5,2%, nhưng thị phần tăng 0,9%, vẫn dẫn đầu thị trường; kế đến là Kia (doanh số giảm 10,7%, thị phần giảm 0,2%. Trong khi đó, Hyundai không bị giảm thị phần, nhưng doanh số giảm 8,8%, đứng thứ 3. Renault , với doanh số giảm 11,4%, vẫn giữ vị trí thứ 4 tại thị trường Nga; rồi tới Volkswagen (giảm 5,5%).
Skoda đứng thứ 6, là thương hiệu có kết quả kinh doanh xuất sắc nhất, với doanh số tăng 6,8%. Tiếp đến là Toyota (-11.6%) bị giảm một bậc, rồi tới Nissan , với doanh số giảm 13,3%. Tệ nhất trong top 10 là Gaz , với doanh số giảm tới 19.9% trong năm 2020 vừa qua, trong khi BMW tiến lên một bậc nên lọt vào top 10, có doanh số tăng 2,9%.
Vị trí số 1 của Lada trên thị trường ô tô Nga vẫn được dùy trì từ nhiều năm nay.
Trong năm 2020, mẫu xe bán chạy nhất tại Nga vẫn là Lada Granta, dù doanh số giảm 7,2% xuống còn 126.112 xe. Kế đến lần lượt là Lada Vesta - giảm 3,7% xuống còn 107.281 xe, và Kia Rio - giảm 4,8% xuống còn 88.064 xe bán ra.
Thị trường ô tô xứ sương mù rơi 'hố sâu', số tiền lỗ khổng lồ trong năm 2020 gây choáng váng Làng xe Anh có thể coi là đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất trong năm 2020 khi gặp phải bài toán kép không có lời giải là COVID-19 - hậu Brexit. Theo dữ liệu vừa được công bố bởi Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại Xe (SMMT) nước này, lượng xe đăng ký mới trong năm 2020 tại...