Vì sao nhiều người Mỹ không ưa bà Clinton?
Là một phụ nữ sắc sảo, từng trải chính trường sau thời gian dài làm Ngoại trưởng và Thượng nghị sĩ, song bà Clinton vẫn không nhận được cảm tình của nhiều người Mỹ. Đây sẽ là trở ngại lớn với bà mặc dù hiện tại bà đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: AFP)
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang bước vào những tuần cuối cùng. Mặc dù ứng viên Dân chủ Hillary Clinton chiếm lợi thế nhờ những bê bối bị phanh phui của đối thủ Cộng hòa Donald Trump, song không ai có thể khẳng định chắc chắn cựu Ngoại trưởng sẽ dễ dàng dành chiếc ghế Tổng thống.
Điều này là bởi thực tế bà Clinton không thực sự chiếm được cảm tình của đại đa số cử tri Mỹ. Kết quả khảo sát công bố hồi tháng 5 của Reuters chỉ ra, gần một nửa số cử tri Mỹ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton hoặc ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng nói rằng họ ủng hộ người này chẳng qua vì không muốn người kia chiến thắng.
Là một phụ nữ sắc sảo, từng trải chính trường sau thời gian dài làm Ngoại trưởng và Thượng nghị sĩ, song bà Clinton vẫn không nhận được cảm tình của nhiều người Mỹ. Cụ thể, theo khảo sát công bố hồi tháng 8 do Washington Post và ABC News thực hiện, tỷ lệ không ủng hộ bà Clinton là 57%, tăng vọt so với tỷ lệ 39% khi bà còn đương chức Ngoại trưởng. Có lẽ người Mỹ có nhiều lý do để không thích vị cựu Ngoại trưởng, cựu Đệ nhất phu nhân này.
Bị coi là thiếu trung thực
60% cử tri Mỹ trả lời phỏng vấn nói rằng bà Clinton không trung thực. (Ảnh: EPA)
Video đang HOT
Khảo sát của CNN cho thấy, 60% cử tri Mỹ trả lời phỏng vấn nói rằng bà Clinton không trung thực. Với những bê bối như trao đổi email qua máy chủ cá nhân cho mục đích công vụ, xóa hàng nghìn email mật, bà Clinton bị nhiều cử tri Mỹ đánh giá là thiếu trung thực, không minh bạch. Họ cho rằng, bà đã cố che giấu thông tin và thậm chí khiến an ninh quốc gia trước nguy cơ bị đe dọa.
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra và kết luận hồi tháng 8 rằng hành động của bà Clinton là “cực kỳ bất cẩn” song không đưa ra bất cứ cáo buộc hình sự nào đối với bà. Tuy nhiên, theo khảo sát, gần 60% cử tri Mỹ không đồng tình với kết luận của FBI. Trong khi đó, khảo sát của hãng Politifact chỉ ra, nhiều tuyên bố của bà Clinton liên quan đến bê bối sử dụng email khi còn đương chức Ngoại trưởng là “hoàn toàn sai sự thật”.
Đây cũng không phải là vấn đề duy nhất khiến bà Clinton bị coi là thiếu trung thực. Nhiều cử tri Mỹ đổ lỗi cho bà Clinton về vụ tấn công khủng bố nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Benghazi (Lybia) năm 2012. Họ cho rằng chính việc tùy tiện sử dụng email cá nhân để trao đổi các thông tin an ninh, tình báo của bà Clinton đã tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố. Bà Clinton cũng bị cáo buộc cố che đậy các thông tin liên quan đến vụ tấn công.
Mặc dù vậy, theo New York Times, bà Clinton vẫn được đánh giá là ứng viên trung thực nhất trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Cụ thể, khoảng 50% phát ngôn của bà Clinton được cho là “đúng” hoặc “gần đúng”, tỷ lệ này cao hơn 7% so với ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
“Tín đồ” của các hiệp định thương mại tự do
Bà Clinton vốn rất ủng hộ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: AFP)
Quan điểm về các hiệp định thương mại tự do được coi là một trong những vấn đề sống còn đối với các ứng viên tổng thống Mỹ trong các cuộc tranh luận trực tiếp. Người Mỹ có vẻ không mặn mà với các hiệp định thương mại tự do bởi họ cho rằng chúng chỉ có lợi cho các công ty đa quốc gia, trong khi bất lợi đối với người lao động Mỹ bởi có thể khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm.
Bà Clinton vốn rất ủng hộ các hiệp định thương mại tự do. Bà từng ủng hộ các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) hay Hiệp định thương mại tự do Trung Mỹ (CAFTA) và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Điều đáng nói là, trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bà Clinton đã thay đổi 180 độ khi nói rằng bà phản đối TPP mặc dù trước đó bà đã 45 lần lên tiếng ủng hộ hiệp định này.
Song nhiều người vẫn cho rằng, bà Clinton chỉ tuyên bố thay đổi lập trường như vậy để không bị thua thiệt đối thủ chạy đua vào Nhà Trắng của mình là tỷ phú Donald Trump – người kịch liệt phản đối thương mại tự do.
Mối quan hệ với phố Wall
Phố Wall đổ tiền cho bà Clinton tranh cử. (Ảnh minh họa: Getty)
Từ lâu, mối quan hệ khăng khít giữa bà Clinton với các ngân hàng phố Wall đã trở thành chủ đề bàn cãi ở Mỹ. Bà Clinton được cho là đã kiếm bộn tiền từ phố đây. Cụ thể, chỉ riêng trong năm 2013, bà đã kiếm được 3,15 triệu USD chỉ từ các bài nói chuyện tại các nhà băng lớn như Morgan Stanley, Goldman Sachs, Deutsche Bank và UBS.
Phố Wall cũng đóng góp rất lớn cho sự nghiệp chính trị của bà. Trong chiến dịch tranh cử năm 2008, nhân viên JPMorgan, Goldman Sachs, Citigroup và Morgan Stanley là những người đóng góp lớn nhất cho bà Clinton.
Điều này càng khiến nhiều người Mỹ nghi ngờ rằng, chính bà Clinton đã tác động lên chồng mình là ông Bill Clinton khi đương chức Tổng thống để nới lỏng các quy định đối với phố Wall, vốn bị cho là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Mỹ và lan ra toàn thế giới vào năm 2008.
Về phần mình, bà Clinton từng nhiều lần phủ nhận cáo buộc cho rằng phố Wall có tác động lớn đến sự nghiệp chính trị của bà. Và để tránh “mang tiếng” có quan hệ với giới bị cho là nguyên nhân gây cuộc khủng hoảng tồi tệ ở Mỹ, năm 2008, bà đã bỏ phiếu ủng hộ đạo luật Dodd-Frank về cải tổ phố Wall và có bài bình luận nói rằng, nước Mỹ cần các điều luật nghiêm ngặt hơn với giới tài chính để kiểm soát được tiền cứu trợ. “Người Mỹ có quyền được biết đó không phải là một tờ séc trắng”, bà Clinton viết. Mặc dù vậy, chỉ trích là chuyện của chỉ trích, bà Clinton vẫn nhận những khoản tiền ủng hộ lớn từ phố Wall cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay của mình.
Minh Phương
Tổng hợp
7 nhà băng lớn bị điều tra thao túng giá
Vừa có thêm một vụ bê bối trong ngành ngân hàng thế giới. 7 ông lớn gồm HSBC, Morgan Stanley, Barclays, Deutsche Bank... bị giới chức Thụy Sĩ điều tra về việc thao túng giá giao dịch kim loại quý.
Giới chức Thụy Sĩ vừa bắt đầu điều tra 7 ngân hàng lớn thế giới vì thao túng giá kim loại quý - Ảnh: AFP
Theo CNN hôm nay 29.9, nhà chức trách Thụy Sĩ bắt đầu tiến hành điều tra vụ thao túng giá cả trong thị trường kim loại quý, nơi giao dịch vàng, bạc, bạch kim... 7 cái tên bị điều tra là: ngân hàng UBS, HSBC, Morgan Stanley, Barclays, Julius Baer, Deutsche Bank và Mitsui.
Phía Thụy Sĩ cho hay các nhà băng trên bị nghi ngờ đã thông đồng với nhau trong khi kinh doanh vàng, bạc, bạch kim và palladium. Đại diện hai ngân hàng Julius Baer và Mitsui cho hay họ đã hợp tác với chính quyền. Các nhà băng còn lại hiện vẫn chưa bình luận gì về vụ việc.
Giới chức Mỹ và Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết họ đang điều tra về vấn đề tương tự trong giao dịch ở thị trường kim loại. Mới đây nhất, các cuộc điều tra quốc tế đã khiến những ông lớn trong ngành ngân hàng phải nộp hàng tỉ USD tiền phạt. Hồi tháng 5, 5 ngân hàng toàn cầu nộp 5,4 tỉ USD vì tội thao túng tỷ giá nhằm trục lợi riêng. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch nói rằng một số ngân hàng đã ngang nhiên tham gia vào hoạt động thông đồng, thao túng".
Hồi tháng 11.2014, 6 nhà băng lớn cũng đã đồng ý chi 4 tỉ USD tiền phạt cho giới chức quốc tế để giải quyết cáo buộc can thiệp tỷ giá hối đoái. Trong số này có vài cái tên có mặt trong vụ điều tra mới được công bố: ngân hàng HSBC, UBS, JPMorgan Chase, Bank of America, RBS và Citibank.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ba kế giúp bà Clinton mở rộng cánh cửa vào Nhà Trắng Phối hợp với Bernie Sanders, truyền tải thông điệp về giấc mơ Mỹ, chân thành thừa nhận sai lầm là ba biện pháp có thể giúp bà Clinton bỏ xa đối thủ Trump. Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: AP Sau hai cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, nhiều nhà phân tích cho rằng ứng viên đảng Dân chủ...