Vì sao nhiều người lại dễ say xe, say tàu hơn người khác?
Rất nhiều người trong chúng ta từng trải qua cảm giác say xe, say tàu. Một số người lại đặc biệt dễ say xe hơn người khác.
Các thống kê cho thấy trung bình cứ 3 người thì có 1 người gặp tình trạng say xe tại một số thời điểm nào đó. Đặc biệt, một số người lại dễ bị say xe hơn người khác – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Triệu chứng say xe rất dễ nhận biết. Khi ngồi trên một số phương tiện như xe buýt hay tàu thuyền, người say xe sẽ bị chóng mặt, tăng tiết nước bọt, nhức đầu, đổ mồ hôi, ợ và nôn mửa, theo Reader’s Digest.
Chứng say xe chỉ bắt đầu xuất hiện khi con người tạo ra các phương tiện giao thông giúp đi lại nhanh hơn. Cơ thể con người không được phát triển để đi trên những phương tiện như vậy, các chuyên gia giải thích.
Sự thay đổi tốc độ khi ngồi trên phương tiện làm gián đoạn sự kết nối giữa thị giác và hệ thống tiền đình, vốn có chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Hệ quả là gây say xe với cảm giác chóng mặt, buồn nôn điển hình, giáo sư Fred Mast tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) giải thích, theo Reader’s Digest.
Các thống kê cho thấy trung bình cứ 3 người thì có 1 người gặp tình trạng say xe tại một số thời điểm nào đó. Đặc biệt, một số người lại dễ bị say xe hơn người khác.
Những đối tượng dễ bị say xe gồm trẻ em, thanh thiếu niên, những người đang mắc chứng đau nửa đầu, phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt.
Say xe không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi phương tiện ngừng di chuyển thì say xe cũng không còn.
Video đang HOT
Một số lọai thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khi đi xe, tàu thuyền hay bất kỳ phương tiện nào có thể gây say xe như thuốc kháng histamine không kê đơn.
Tuy nhiên, người bị say xe cần lưu ý là một số loại thuốc chống say xe có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và không phù hợp với những người trực tiếp điều khiển phương tiện.
Chứng say xe không thể trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ có hiệu quả một phần nào đó.
Ngoài ra, cần chọn vị trí ngồi để giảm bớt tình trạng say xe. Ví dụ khi đi xe buýt, chọn ngồi ở hàng ghế đầu và nhìn về phía trước sẽ giúp chúng ta cảm nhận được chuyển động khi xe di chuyển. Nếu đi máy bay thì hãy chọn ngồi gần cánh máy bay, theo Reader’s Digest.
Để ngăn các triệu chứng say xe, mọi người cần tránh uống rượu bia hay ăn quá no khi đi ô tô, tàu thuyền hay máy bay.
Khi ngồi trong ô tô, hít thở được không khí trong lành có thể giúp giảm buồn nôn do say xe. Nhìn ra xa về hướng chân trời cũng giảm sự mất kết nối giữa thị giác và hệ thống tiền đình, từ đó giúp giảm cảm giác chóng mặt, theo Reader’s Digest.
Liệt mặt vì bật điều hòa suốt đêm, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người mắc
Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng liệt cơ mặt.
Gần đây, thời tiết nắng nóng trên diện rộng khiến bất cứ ai cũng cảm thấy ngột ngạt và nóng bức. Nhiệt độ cao có thể diễn ra liên tục kể cả ban đêm khiến cho nhiều gia đình phải bật điều hòa để giấc ngủ thoải mái hơn.
Vừa qua tại Trung Quốc, anh Xiao Li, 20 tuổi, sau khi đi làm về và ăn uống xong, do quá mệt mỏi và đổ mồ hôi nên đã bật điều hòa nhiệt độ thấp và ngủ thiếp tới sáng.
Chàng trai 20 tuổi liệt mặt vì bật điều hoà suốt đêm. Ảnh minh họa
Hôm sau, nhìn vào gương, anh bị sốc khi toàn bộ cơ mặt từ miệng, khóe mắt đều bị biến dạng. Khi đến khám ở bệnh viện, Xiao Li đã được bác sĩ chẩn đoán mắc phải tình trạng liệt mặt.
Bác sĩ giải thích, nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp thời gian dài, đặc biệt là vào ban đêm, khá nguy hiểm. Việc này sẽ giảm lưu thông không khí trong căn phòng, sản sinh ra nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt là Xiao Li, người vừa trở về từ bên ngoài với nhiệt độ cao, đang trong tình trạng đổ mồ hôi. Việc ngay lập tức vào phòng lạnh sẽ làm cho cơ thể chịu sự thay đổi nhiệt độ mạnh đặc biệt là phần đầu, tác động lên dây thần kinh mặt của con người, dẫn đến liệt mặt. Đây cũng là thói quen xấu nhiều người mắc phải.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyên mọi người không nên quá lạm dụng điều hòa, nhất là khi bị đổ mồ hôi hoặc ngay sau khi tắm, những người có khả năng miễn dịch kém.
Bác sĩ đưa ra một số lưu ý để sử dụng điều hòa đúng cách:
1. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa
Các gia đình nên để điều hòa ở nhiệt độ 26 độ C
Khi bật điều hòa ngủ qua đêm, nhiệt độ nên để thấp nhất là 26 độ C, ở chế độ tiết kiệm điện và tỏa ra hơi mát vừa phải. Nhờ đó, khi bạn rời khỏi phòng ra bên ngoài cũng không có sự tương phản lớn dẫn tới sốc nhiệt.
Nếu gia đình có trẻ em, người cao tuổi hoặc sức khỏe yếu, bạn có thể đặt nhiệt độ điều hòa ở mức 27-28 độ C vào ban đêm. Việc này tránh tình trạng bạn bị chóng mặt khi thức dậy vào buổi sáng và giảm nguy cơ đột quỵ cho người già.
2. Điều hòa không nên thổi trực tiếp vào vùng mặt và đầu
Điều hòa chiếu thẳng vào người dễ gây bệnh
Mọi người cần điều chỉnh chế độ điều hòa, tránh các bộ phận của cơ thể đón gió lạnh như đầu, mặt, bàn chân... bởi hơi lạnh trực tiếp có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
3. Vệ sinh điều hòa thường xuyên
Điều hòa có thể là nơi tích trữ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại nếu hoạt động trong thời gian dài không vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của điều hòa, dễ gây nên các bệnh như dị ứng, hô hấp.
Những khu vực này đổ mồ hôi, cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề, đừng nghĩ do nóng Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm bệnh. Trong cuộc sống, tất cả chúng ta ai cũng sẽ đổ mồ hôi. Sự tiết mồ hôi là khả năng cơ bản của quá trình trao đổi chất, bất luận...