Vì sao nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 gặp vấn đề sức khỏe sau khi ra viện?
Những người phải điều trị tích cực (ICU) trong nhiều tuần sẽ càng tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sau khi điều trị Covid-19, bao gồm vấn đề trí nhớ và khó có thể tập trung suy nghĩ.
Nic Brown là một trường hợp may mắn, theo NBC News. Người đàn ông 38 tuổi, có 3 con nhỏ này đang hồi phục sau 10 ngày điều trị tích cực tại bệnh viện ở Cleveland, Mỹ, vì nhiễm Covid-19.
Brown được cho hôn mê trong suốt quãng thời gian phải dùng máy thở. “Đó là lúc bệnh viện đã gọi cho vợ tôi, đề cập đến giải pháp chấm dứt sự sống”, Brown, sống ở hạt Tuscarawas, bang Ohio, kể lại. “Đó là một giai đoạn nhiều cảm xúc”.
Trong khi đa số người nhiễm Covid-19 ở dạng nhẹ, những người bị tổn thương nặng nhất sẽ phải mất nhiều tuần ở ICU. “Chúng tôi có những người dùng máy thở trong 20-30 ngày”, thống đốc New York Andrew Cuomo nói.
Tình cảnh tương tự cũng xảy ra tại trung tâm y tế Tulane ở New Orleans, nơi đang trở thành điểm nóng dịch Covid-19 ở Mỹ.
Các bác sĩ tại đây nói hiếm có bệnh nhân nào 2-3 ngày là khỏi mà thường phải điều trị tích cực 1-2 tuần. Các bác sĩ từ đó nhận ra bệnh nhân nào cần điều trị tích cực càng lâu, người đó sau này nếu ra viện càng có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe.
Brown nhờ y tá viết hộ những dòng chữ lên ô cửa kính trong quãng thời gian điều trị tích cực vì Covid-19.
“Người nào ở ICU càng lâu, họ càng đối mặt nhiều rủi ro”, bác sĩ Amy Bellinghausen, chuyên gia về phổi và thuốc mê tại Đại học California ở bang San Diego, nói. Cô ước tính rằng có tới hai phần ba bệnh nhân cần phải thở máy có thể bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính xác cho các vấn đề này hiện chưa xác định rõ, có thể là do không có đủ khí oxy nuôi não, hoặc do dùng thuốc mê quá lâu.
“Tôi có một bệnh nhân từng phải điều trị tích cực, anh ta nói phải đến một nửa thời gian rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê”, Bellinghausen nói.
Ngoài ra, khi bệnh nhân xuất viện, những vấn đề về nhận thức có thể xảy ra. “Họ gặp khó khăn về việc suy nghĩ”, Bellinghausen nói. “Đôi khi nghĩ đến lịch trình của ngày hôm sau cũng là một điều khó khăn”.
Bệnh nhân được thở máy ở khu điều trị tích cực.
Khác với người bệnh điều trị tích cực có người thân ở bên, bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải ở một mình hoàn toàn, Wesley Ely, giáo sư về chăm sóc đặc biệt tại Đại học Vanderbilt, Tennessee, Mỹ, nói.
Ely nói ngoài những vấn đề trên, người từng phải điều trị tích cực vì Covid-19 sau khi ra viện có thể tiếp tục gặp khó khăn trong việc hít thở, phải tốn nhiều sức hơn mới có đủ lượng khí oxy vào phổi.
Có trường hợp bị tổn thương tim vì lượng máu được bơm đến tim bị giảm đáng kể trong thời gian điều trị Covid-19.
“Chúng tôi chỉ mới đang tìm hiểu xem các bệnh nhân này hồi phục ra sao và những gì còn theo đuổi họ sau khi ra viện”, bác sĩ Eduardo Mireles, trưởng khoa điều trị tích cực tại bệnh viện Cleveland, nói.
Đối với Brown, người đàn ông ông sống ở bang Ohio may mắn chưa gặp phải bất cứ vấn đề gì sau khi ra viện.
Nhưng Brown nói quãng thời gian phải điều trị tích cực khiến anh cảm thấy con người dễ bị tổn thương như thế nào. “Chủng virus này sẽ còn làm thay đổi thế giới mãi mãi”, Brown nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Hậu quả nghiêm trọng mà coronavirus để lại là gì?
Cục Quản lý y viện Hồng Kông cho biết, những bệnh nhân hồi phục từ dịch coronavirus chủng mới có thể bị suy giảm chức năng phổi và khó thở khi đi bộ nhanh.
Kết luận này dựa trên nghiên cứu về tình trạng của một nhóm 12 bệnh nhân đã hồi phục. Theo bác sĩ Owen Tsang, giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Princess Margaret, hai hoặc ba người trong số này đã không còn có thể làm được những gì họ có thể làm trước đây.
"Họ khó thở khi đi bộ nhanh. Một số bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng phổi từ 20-30% (sau khi hồi phục)", South China Morning Post dẫn lời bác sĩ cho biết.
Phân tích kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi của 9 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Princess Margaret cho thấy các dấu hiệu tương tự như "các vệt thủy tinh mờ", cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng.
Đồng thời, bác sĩ Owen Tsang nói thêm rằng vẫn còn phải xem những ảnh hưởng lâu dài tác động đến phổi mà căn bệnh này có thể gây ra. Ví dụ, các chuyên gia có ý định tìm hiểu xem liệu có hay không việc COVID-19 góp phần vào sự phát triển chứng xơ phổi, tình trạng mà trong đó các dải mô liên kết hình thành trong cơ quan hô hấp, cản trở hoạt động bình thường của chúng.
Bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân xuất viện nên thực hiện các bài tập để kích thích hệ thống tim mạch, ví dụ như bơi lội, để giúp phổi phục hồi.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Thủ tướng Israel muốn kiểm soát Covid-19 bằng công nghệ chống khủng bố Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông muốn triển khai các công cụ giám sát kỹ thuật số để theo dõi bệnh nhân mắc Covid-19. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters Phát biểu hôm nay, 15/3, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết ông sẽ yêu cầu chính phủ cho phép lực lượng hành pháp sử dụng công nghệ chống khủng bố...