Vì sao Nhật Bản thay thế tàu khu trục lớp Mogami?
Tháng 3/2023, Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (ATLA) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã ký các hợp đồng riêng với Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Japan Maritime United (JMU) để bắt đầu chế tạo tàu khu trục kế nhiệm lớp Mogami, trong bối cảnh lớp tàu này được cho là đã không còn khả năng đối phó các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Thông tin trên được trang tin Naval News đưa ra với lưu ý rằng MHI đã được trao hợp đồng trị giá 15,4 triệu Yen, trong khi JMU giành được hợp đồng trị giá 14,96 triệu Yen để tiến hành nghiên cứu tàu khu trục nhỏ trong tương lai, với thời hạn chót cho các thiết kế được đề xuất là ngày 31/8 năm nay. Một trong 2 công ty này sẽ được chọn làm nhà thầu xây dựng tàu khu trục lớp mới, dự kiến bắt đầu công trình từ năm tài chính tiếp theo.
Mogami – “Cuộc cách mạng” của lực lượng phòng vệ biển
Tàu khu trục lớp Mogami là lớp tàu tàng hình đa năng của Nhật Bản, với 2 tàu đầu tiên được đóng vào năm 2019 và đưa vào hoạt động năm 2022. Những khinh hạm tàng hình này được Nhật Bản dự kiến thay thế các tàu khu trục lớp Asagiri cũng như các tàu lớp Abukuma vẫn đang hoạt động nhưng đã cũ. Vào năm 2021, một thỏa thuận đã được ký kết với Indonesia để xuất khẩu 8 tàu loại này sang Indonesia. Theo kế hoạch, 4 tàu sẽ được đóng ở Nhật Bản và 4 chiếc khác ở Indonesia.
Tàu khu trục lớp Mogami sẽ sớm bị ngừng sản xuất.
Các tàu khu trục nhỏ này của Nhật Bản có một số đặc điểm thiết kế để giảm tiết diện radar và tiếng ồn. Một số nguồn tin cho biết nhóm thiết kế tàu đã xem xét các bài học rút ra từ máy bay chiến đấu tàng hình đa năng Mitsubishi F-3, cũng do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.
Tàu khu trục lớp Mogami được chế tạo để cải thiện năng lực của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) trong hoạt động tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng lớn của họ, củng cố thế trận răn đe và ứng phó với các tình huống khác nhau, cũng như cung cấp các năng lực đa nhiệm. Trong một bài báo đăng hồi tháng 3 vừa qua, tờ Japan Times lưu ý rằng tàu khu trục lớp Mogami rất khó bị radar phát hiện do cấu tạo thân tàu tàng hình và có thể thực hiện đa nhiệm như cảnh báo và giám sát, phòng không, chống tàu nổi, chống tàu ngầm và quét mìn (thủy lôi). Cụ thể, trang tin quốc phòng Meta Defense cho biết tàu lớp này có khả năng chống ngầm đáng kể, bởi nó sở hữu thiết bị phát hiện tàu ngầm ở thân tàu, định vị được tàu ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau, máy bay trực thăng hải quân SH-60L và ngư lôi Type 12. Đặc biệt, nó được thiết kế để có kinh phí chế tạo rẻ hơn mà lại chỉ cần ít hơn một nửa nhân lực cần thiết để vận hành so với các tàu khu trục lớn.
Video đang HOT
Lớp Mogami là một cuộc cách mạng đối với JMSDF, vì lực lượng này có lịch sử lâu đời là lựa chọn các tàu khu trục lớn làm lực lượng chiến đấu chính thay vì các tàu khu trục nhỏ. Giống như nhiều quốc gia phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản đang phải đối mặt với những lo ngại nghiêm trọng về tình trạng già hóa nhanh chóng, tỷ lệ sinh rất thấp và gặp khó khăn trong việc biên chế lực lượng vũ trang do nguồn nhân lực sẵn có ngày càng thu hẹp.
Lớp Mogami đã giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực, với quy mô thủy thủ đoàn chỉ 90 người, ít hơn một nửa so với số lượng 220 người cần thiết cho tàu khu trục lớp Asagiri.
Một giải pháp khác mà JMSDF đang hướng tới là sử dụng các phương tiện không người lái, tự động hóa nhiều hơn trên các thiết bị mới như thiết bị nổi không người lái (USV) và thiết bị ngầm không người lái (UUV). Theo một bài báo đăng hồi tháng 4/2022 trên tờ The Diplomat, tàu khu trục lớp Mogami được trang bị các UUV và USV đầu tiên trên tàu khu trục nhỏ của Nhật Bản.
Không đủ năng lực trong bối cảnh mới?
Ban đầu, Nhật Bản có kế hoạch đến năm 2032 sẽ đóng tổng cộng 22 tàu khu trục lớp Mogami, với tốc độ sản xuất 2 tàu mỗi năm. Tuy nhiên, các quan chức của JMSDF cho biết họ đã quyết định hiện chỉ bổ sung tổng cộng 12 khinh hạm lớp Mogami cho đến năm tài chính 2023, đồng thời lên kế hoạch chế tạo một lớp khinh hạm tàng hình đa nhiệm lớp mới từ năm tài chính 2024.
Với những tính năng đa nhiệm như kể trên, việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định sớm ngừng sản xuất lớp Mogami để chuyển sang lớp tiếp theo tiên tiến hơn, đã đặt ra nhiều nghi vấn.
Về vấn đề này, Naval News đưa ra một số lý do có thể giải thích, chẳng hạn như các lý do liên quan đến cách bố trí phòng dụng cụ và nơi neo đậu của tàu.
Các quan chức của JMSDF cho biết, lớp tàu khu trục mới sẽ kế thừa phần lớn thiết kế của lớp Mogami, nhưng với những cải tiến để giải quyết những vấn đề này. Do ngân sách quốc phòng tăng đáng kể trong 5 năm tới, có thể các tàu lớp mới sẽ được trang bị những thiết bị mới.
Ngoài ra, trong một bài báo trên Forbes vào tháng 3/2021, tác giả Sebastien Robin lưu ý rằng, tàu khu trục lớp Mogami còn hạn chế các năng lực phòng không khi chỉ sở hữu 1 tên lửa đánh chặn RIM-116 SeaRAM kết hợp với pháo tầm ngắn. Hơn nữa, Robin đề cập rằng, tàu lớp Mogami được chế tạo để chứa 16 ô phóng thẳng đứng có thể mang tên lửa tầm xa hơn nhưng 2 tàu đầu tiên đã được chuyển giao lại không lắp đặt bệ phóng này. Robin cho biết sự cân nhắc về thiết kế nói trên đồng nghĩa với việc các con tàu không đóng góp được nhiều vào vấn đề phòng không của hạm đội và không thể ngăn chặn một cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa từ xa. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những con tàu này sẽ được nâng cấp với các bệ phóng MK 41 được trang bị tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow của Mỹ hoặc tên lửa đất đối không tầm trung Type 03 Chu sản xuất trong nước, cũng như tên lửa chống tàu ngầm Type 07.
Robin còn lưu ý, mặc dù những tên lửa đó có tầm bắn hơn 48 km, nhưng các tàu khu trục Mogami nâng cấp vẫn sẽ phải dựa vào các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản để có tầm phủ sóng radar tốt hơn. Những yếu tố này có thể gắn liền với các vấn đề chiến lược quan trọng hơn của Nhật Bản trong nỗ lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng và cấp bách trong khu vực.
Mỹ: Tàu sân bay Ronald Reagan tập trận gần đảo Iwo Jima của Nhật Bản
Cuộc tập trận tại căn cứ hải quân Yokosuka sẽ diễn ra từ ngày 9-19/5 và sẽ có sự tham gia của các máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet, cũng như máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2 Hawkeye.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)
Theo TASS, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 8/5 cho biết Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của tàu sân bay Ronald Reagan, đang đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka, gần đảo Iwo Jima của Nhật Bản.
Cuộc tập trận này, sẽ trung vào thực hành cất cánh và hạ cánh trên boong, sẽ diễn ra từ ngày 9-19/5 và sẽ có sự tham gia của các máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet, cũng như máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2 Hawkeye. Bộ trên lưu ý rằng địa điểm tập trận có thể thay đổi tùy vào điều kiện thời tiết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay: "Cuộc tập trận này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường khả năng răn đe và phản ứng của Mỹ trong khu vực, dựa trên hiệp ước Nhật Bản-Mỹ về hợp tác và an ninh chung."
Đảo Iwo Jima là nơi diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất giữa Nhật Bản và Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trước đó, theo hãng tin Yonhap, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 6/5 cho hay trong tháng Năm, nước này và Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh và 75 năm thành lập quân đội Hàn Quốc.
Theo Bộ trên, hai nước đồng minh sẽ tổ chức các cuộc tập trận từ ngày 25/5 đến ngày 15/6 tại Trường huấn luyện cứu hỏa Seungjin ở Pocheon, cách Seoul 52km về phía Đông Bắc.
Cuộc tập trận năm nay sẽ là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử và dự kiến sẽ có sự tham gia của các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, trực thăng tấn công AH-64 Apache, xe tăng K2 và bệ phóng tên lửa Chunmoo.
Hàn Quốc và Mỹ đã ký hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 10/1953, sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn.
Mới đây, Lầu Năm Góc (Mỹ) vừa tiết lộ các nhóm hạt nhân chuyên môn cao từ Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận chung hồi tháng Ba để tăng cường khả năng tương tác của hai bên trên Bán đảo Triều Tiên.
Phi đội tác chiến không gian của Nhật Bản Vào ngày 18/5/2020, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập một Phi đội tác chiến không gian (SOS) trực thuộc Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF). Trong lịch sử thì đây là đơn vị đầu tiên chính thức chuyên về các hoạt động không gian của các lực lượng vũ trang Nhật Bản, vì thế mà SOS đóng vai trò cốt...