Vì sao Nhật Bản luôn hoài nghi ‘lòng trung thành’ của Mỹ?
Theo The Diplomat, Nhật Bản vẫn có rất nhiều lý do chính đáng để nghi ngờ những cam kết đảm bảo an ninh cho Nhật Bản mà Mỹ đã đưa ra.
Trong chuyến thăm hồi tuần trước của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Nhật Bản, hai bên đã công bố tuyên bố chung nêu rõ “các cam kết theo Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ – Nhật bao gồm tất cả các lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó , Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”.
Khó có sự tin cậy hoàn hảo trong một mối quan hệ liên minh.
Có lẽ đây là thành quả duy nhất mà Mỹ và Nhật Bản đã đạt được trong chuyến thăm này của Tổng thống Obama vì hai bên đã không thể đi tới một thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, theo The Diplomat, mặc dù Mỹ đã đảm bảo bằng văn bản là sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Nhật Bản vẫn không thể yên tâm. Thậm chí, nhìn từ góc độ của Nhật Bản, chuyến thăm chính thức của Tổng thống Obama lần này chỉ làm cho cam kết của Mỹ đối với an ninh của Nhật Bản trở lên ít đáng tin cậy hơn mà thôi. Một số học cho rằng những lo ngại như vậy là vô căn cứ và không hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, có 4 lý do chính đáng khiến Nhật Bản vẫn cảm thấy không yên tâm.
Trước tiên, có một vấn đề cố hữu khiến cho bất kỳ mối quan hệ liên minh nào đều có sự tin cậy thiếu hoàn hảo. Đó là một rủi ro về đạo đức hay tâm lý chủ quan. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là một nước phụ thuộc vào các hiệp ước quân sự, trường hợp này là Nhật Bản, sẽ có xu hướng hành động thiếu thận trọng vì tin tưởng rằng nước bảo trợ (Mỹ) sẽ ủng hộ vô điều kiện, do đó kéo nước bảo trợ vào một mâu thuẫn hay một cuộc chiến không cần thiết.
Vì lý do đó, nước bảo trợ sẽ luôn thận trọng để không &’bị hớ’ và dễ dàng vướng vào một rắc rối khi đưa ra cam kết bảo đảm an ninh cho nước phụ thuộc. Kết quả là nước phụ thuộc sẽ luôn luôn nghi ngờ về cam kết của nước bảo trợ đối với an ninh của nó. Để duy trì mối quan hệ đồng minh này, quốc gia bảo trợ sẽ liên tục tái khẳng định cam kết của mình thông qua những hành động và lời nói.
Video đang HOT
Đây là một phần lý do tại sao Mỹ đã luôn nhấn mạnh rằng nước này đứng ở vị trí trung lập về vấn đề chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư / Senkaku, do đó khiến Nhật Bản thất vọng.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một bữa ăn tối khi ông Obama tới Nhật Bản hồi tuần trước.
Thứ hai, Nhật Bản và Mỹ có lợi ích rất khác nhau, đặc biệt là đối với Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi Nhật Bản đánh giá cao quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì những lý do lịch sử , kinh tế và chiến lược, thì hầu hết người Mỹ đều nghĩ rằng quần đảo này chỉ là những khối đá có rất ít giá trị đối với Mỹ trong khu vực. Mỹ cũng không có căn cứ hay sự hiện diện quân sự ở các đảo này, do đó nếu Trung Quốc tấn công vào đó thì Mỹ cũng không có thương vong. Hơn thế nữa, Mỹ đánh giá cao mối quan hệ hòa bình và ổn định với Trung Quốc vì hai nước có một số lợi ích chung.
Trong những điều kiện như vậy, thật khó để Mỹ quyết định hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản mặc dù Hiệp định Hợp tác An ninh Mỹ – Nhật về mặt lý thuyết bao gồm cả các đảo này, như Tổng thống Obama vừa xác nhận trong chuyến thăm tới Tokyo vừa qua. Hơn nữa, khi cả hai bên trong một mối quan hệ đồng minh có những lợi ích quốc gia rất khác nhau, thì không có gì ngạc nhiên khi một nước phụ thuộc nghi ngờ cam kết đảm bảo an ninh của nước bảo trợ.
Thứ ba, đó là vấn đề thay đổi quyền lực ở châu Á. Mặc dù không ai nghi ngờ rằng Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới và sẽ vẫn như vậy trong ít nhất 20 năm nữa, nhưng nhiều quốc gia châu Á vẫn còn lo ngại về sự thay đổi quyền lực trong tương lai giữa Trung Quốc và Mỹ. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng trong khi của Mỹ lại ngược lại. Theo bình luận gần đây của các quan chức quốc phòng Mỹ, “Trục châu Á” gây tranh cãi có nguy cơ bị hủy bỏ cao nếu Mỹ không có đủ tài chính để hỗ trợ.
Cuối cùng, việc Mỹ dường như không có hành động gì tại các cuộc khủng hoảng ở Syria, Crime và biển Hoa Đông đã làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Mỹ trên thế giới. Do vậy, các quan chức Nhật Bản càng cảm thấy không yên tâm hơn về cam kết của Mỹ đối với an ninh của Nhật Bản.
Mặc dù nhiều học giả Mỹ đã chỉ ra rằng có rất nhiều điểm khác nhau giữa Syria, Crimea và Nhật Bản vì Nhật Bản là một đồng minh của Mỹ, nhưng điều này không khiến Nhật Bản yên tâm hơn. Nhật Bản sẽ lo rằng Tổng thống Obama quá yếu đuối và không thể có hành động cứng rắn trong các cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, gần đây, không chỉ có một sự kiện làm hạ uy tín của Mỹ, mà là một loạt các sự kiện từ Syria đến biển Hoa Đông (Mỹ chỉ phản đối bằng lời nói khi Trung Quốc tuyên bố “vùng phòng không” vào năm 2013) đến Crimea.
Tóm lại, chúng ta không thể cho rằng Nhật đã quá vô lý và hoang tưởng khi họ đặt câu hỏi về uy tín của Mỹ. 3 trong 4 lý do khiến Nhật Bản nghi ngờ là những lý do về cấu trúc và chúng không phải là yếu tố dễ dàng thay đổi. Không chỉ Nhật Bản, các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới đều tỏ ra nghi ngờ về uy tín của Mỹ trong thời gian gần đây.
Có lẽ Mỹ cần phải chứng minh sự tin cậy của mình bằng cách có những hành động cứng rắn hơn trong thời gian sắp tới. Nếu không, chẳng có gì ngạc nhiên nếu những cam kết của Obama chỉ khiến Nhật Bản lo ngại và nghi ngờ hơn mà thôi.
THE DIPLOMAT là một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
Theo VNE
Trung Quốc, Nga chuẩn bị tập trận chung gần Senkaku/Điếu Ngư
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 30.4 dẫn nguồn tin truyền thông Nga cho biết Trung Quốc và Nga đã nhất trí sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung vào cuối tháng 5 ở biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
Một phái đoàn quân sự Nga đã đến thành phố Thượng Hải của Trung Quốc để thực hiện cuộc tham vấn cuối cùng về những chi tiết của cuộc tập trận.
Cuộc tham vấn bắt đầu ngày 28.4 và kéo dài 3 ngày, hãng Interfax-AVN dẫn lời một phát ngôn viên của hải quân Nga.
Cuộc tập trận chung mang tên "Joint Sea-2014" đánh dấu lần đầu tiên 2 nước tổ chức các cuộc diễn tập chung ở khu vực ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật.
Hơn 20 tàu chiến, bao gồm một tuần dương hạm mang tên lửa của Nga, một tàu khu trục, một tàu tiếp tế và một tàu kéo, sẽ tham gia cuộc tập trận.
Các lực lượng của Nga và Trung Quốc sẽ rèn luyện các kỹ năng về phòng không, chống ngầm và tiếp tế hàng hải.
Các tàu chiến của Nga sẽ rời cảng Vladivostok vào giữa tháng 5, cùng thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Thượng Hải.
Theo VNE
G7 sẽ không ngần ngại gia tăng trừng phạt Nga nếu cần thiết Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, G7 sẽ không do dự nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết. Trong cuộc gặp ngày 30/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đang ở thăm Berlin, cùng nói rằng, nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới- G7...