Vì sao nhân viên TMV Cát Tường vô can?
Tham gia trong quá trình phẫu thuật gây chết người, tham gia xóa dấu vết, tang vật, chứng kiến việc bác sỹ Nguyễn Mạnh Tưởng thủ tiêu xác nạn nhân, vậy nhưng những nhân viên của TMV Cát Tường lại trở thành vô can. Giới luật ra cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc xác định tội danh của Nguyễn Mạnh Tường chưa chuẩn.
Trong vụ án bác sỹ Tường phẫu thuật thẩm mỹ gây chết người, có mặt những nhân viên của cơ sở thẩm mỹ này từ lúc nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bước chân đến cho đến lúc bị đem xác đi phi tang. Sự việc càng “sốt xình xịch” khi cơ quan chức năng xác định có sự xuất hiện của vợ bác sỹ Tường từ sau khi chị Huyền tử vong.
Nhưng tất cả họ không trình báo cơ quan chức năng diễn biến sự việc và lại được thoát tội, trở thành nhân chứng.
Thẩm mỹ viện Cát Tường
Cáo trạng của VKSND TP.Hà Nội đã đề cập đến vấn đề này thế nào? Và chứng cứ lập luận để những người này thoát tội liệu có thuyết phục?
Tiết lộ danh tính các nhân chứng
Cáo trạng cho biết, khoảng 11h ngày 19/10/2013 khi chị Huyền đến TMV Cát Tường làm phẫu thuật nâng ngực theo lịch hẹn, ngoài bác sĩ Tường trực tiếp tiến hành phẫu thuật thì còn có các nhân viên là Lê Thị Ngọc Vân, Bùi Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Thư chuẩn bị dụng cụ y tế; trong đó Vân, Hoa pha 5 chai thuốc tê để gây tê hút mỡ bụng, nâng ngực.
Thực hiện phẫu thuật xong, đến khoảng 17h45, khi nhân viên của TMV gọi cho Tường báo chị Huyền tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được, Tường gọi cho anh Nguyễn Quang Thành (bác sỹ cùng khoa với Tường ở Bệnh viện Bạch Mai) đến cấp cứu chị Huyền trong lúc mình chưa về kịp.
Khi chị Huyền tử vong, Tường bảo nhân viên Hoa, Vân thay quần áo của chị Huyền vào người của chị Huyền.
Sau đó, Tường báo cho vợ là Nguyễn Thị Hằng và các nhân viên biết chị Huyền đã bị chết. Đồng thời, Tường và Lê Thị Thúy Mai (Phó Giám đốc TMV) báo cho 11 nhân viên (Ngô Hà Ly, Lê Huy Anh, Phạm Minh Châm, Lê Văn Công, Nguyễn Phương Long, Nguyễn Thị Hạnh, Hà Lan Anh, Vũ Thị Kim Cúc, Lê Thị Ánh Tuyết, Lê Văn Chiêm và Đào Quang Khánh) thu dọn, tháo dỡ đồ đạc như máy vi tính, camera, máy ảnh, sổ sách, dụng cụ y tế và các loại thuốc mang về chỗ ở của Mai và chỗ ở của Hà Lan Anh, Lê Thị Ánh Tuyết cất giấu.
Video đang HOT
Ở giai đoạn sau khi chết, một số “cộng sự” của Thành cũng có mặt khá tích cực. Thời điểm đi vứt xác nạn nhân, các nhân viên vẫn có mặt đầy đủ, trong đó có Hằng, Công, Mai còn đi theo xe ô tô vứt xác chị Huyền.
Như vậy, các giai đoạn phạm tội của Tường đều có mặt các nhân viên nhưng họ đã không hề khai báo với cơ quan chức năng. Việc họ thoát tội và trở thành “nhân chứng” khiến dư luận không khỏi hoài nghi…
Vì sao 16 người vô can?
Cáo trạng của VKSND TP.Hà Nội lý giải sự thoát tội của các đối tượng như sau: Vợ Tường biết Tường, Khánh mang xác đi vứt xuống sông và nhiều lần can ngăn Tường và Khánh không được vứt. hành vi trên của Hằng không phạm tội, cơ quan điều tra không đề cập, xử lý là có căn cứ.
Với Phó Giám đốc Mai và các nhân viên Tuyết, Hoa và Thư có hành vi thử HIV và thử phản ứng với thuốc tê, chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp cho Tường thực hiện phẫu thuật, những người biết Tường đã thực hiện việc hút mỡ, nâng ngực gây hậu quả bị tử vong nhưng không tố cáo với cơ quan chức năng (gồm Tuyết, Long, Công, Huy Anh, Châm, Ly, Bùi Kim Chung, Hạnh, Lương Thị Thanh, Cúc, Lan Anh), do hành vi này không cấu thành tội, cơ quan điều tra không đề cập xử lý là cócăn cứ.
Đối với hành vi không tố cáo của bác sỹ Thành, cáo trạng cũng nêu không cấu thành tội, cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (ĐLS TP.Hà Nội) phân tích, các nhân viên tham gia phụ giúp bác sỹ Tường phẫu thuật gây nên cái chết nhưng họ không là đồng phạm vì Tường phạm tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”.
Đây là tội phạm thực hiện với lỗi vô ý, trong khi đó, dấu hiệu thỏa mãn đồng phạm theo quy định của Luật Hình sự (Điều 20) là phải hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, vì vậy không có căn cứ xử lý các nhân viên.
Ngoài ra, tội “không tố giác tội phạm” còn quy định, người không tố giác là vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.
Vậy nên hành vi của chị Hằng vợ bác sỹ Tường không cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, rõ ràng hành vi của những người trên nguy hiểm mà vẫn thoát tội bắt nguồn từ việc truy tố tội bác sỹ Tường là chưa thuyết phục.
Nhiều luật sư nhận định, khi chưa làm rõ nguyên nhân cái chết của nạn nhân thì truy tố bác sĩ Tường về tội gì cũng khó có thể chính xác. Và việc xác định bác sỹ Tường “dính” tội vô ý, tội ít nghiêm trọng thì những người liên quan sẽ thoát tội và dư luận bức xúc là có cơ sở.
Tuy vậy, hành vi có dấu hiệu che giấu, không tố giác, tẩu tán tài sản của các đối tượng trên vẫn không bị xử lý hành chính là chưa thỏa đáng.
Theo Pháp luật VN
Truy tìm hóa chất nghi vấn phân hủy xác nạn nhân TMV Cát Tường
Bức màn bí mật tưởng được vén lên lại sập xuống, sự biến mất của nạn nhân bác sĩ Cát Tường vẫn còn là ẩn số.
Trong bài báo Phu bốc mộ "giải mã" vụ mất xác nạn nhân TMV Cát Tường chúng tôi đã ghi nhận nghi vấn liệu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường có dùng hóa chất đặt biệt gì đó để tiêu hủy, phi tang xác nạn nhân Huyền, giống như loại "thuốc chưa tiêu" những người "phu" đào mộ vẫn dùng để phân hủy thi thể khi cải táng?
"Thuốc chưa tiêu" và hướng dẫn sử dụng mua ở phố Phùng Hưng. Ảnh: Tuấn Ngọc
Trong lúc các cơ quan chức năng vẫn "mò kim đáy bể", người nhà nạn nhân vẫn vô vọng trong việc tìm thấy thi thể, thì nghi vấn đó không phải không có cơ sở. Bởi trên thực tế, "thuốc chưa tiêu" được bày bán dù kín đáo nhưng vẫn có thể mua ở các nhà tang lễ, nghĩa trang trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
"Thuốc chưa tiêu" kỳ bí có thể hủy hoại nhanh chóng da thịt người là loại hóa chất gì? Công dụng thực tế của nó ra sao? Phóng viên (PV) đã tìm hiểu thực tế truy tìm loại hoá chất này và trao đổi với các chuyên gia.
Thuốc bí ẩn nhưng mua không khó!
Theo chỉ dẫn của những người phu đào mộ, PV dạo một vòng qua một số nhà tang lễ trên địa bàn Hà Nội. Không quá khó để tìm mua loại thuốc đặc biệt có tên "thuốc chưa tiêu". Không dám bày bán công khai vì thuốc "không tên, thành phần thuốc lại độc hại, dễ bị thanh tra "sờ gáy", xử phạt", như lời nói của một người bán loại thuốc này, nhưng chỉ cần "đánh tiếng" với một số cửa hàng phục vụ tang lễ quanh khu vực nhà xác, dăm phút sau khách sẽ có đúng thứ mình yêu cầu.
Xung quanh nhà tang lễ Phùng Hưng có rất nhiều cửa hàng bán vòng hoa cùng các vật dụng phục vụ cho việc tang ma. PV quyết định vào ngẫu nhiên một cửa hàng. Thời điểm này không phải là "mùa" xây cất mồ mả nhưng khi đặt vấn đề "muốn tìm mua thuốc chưa tiêu, mang về quê cho người nhà bốc mộ", PV ngạc nhiên khi chủ cửa hàng không hề e dè mà vẫn mời chào đon đả.
Sau khoảng 2 phút đi vào nhà trong, người chủ cửa hàng mang ra một gói hóa chất. Dù được bọc kín trong túi ni lông vẫn có thể quan sát thấy gói thuốc gồm những thanh nhỏ màu trắng và nhiều cục bột cũng màu trắng.
Nếu không phải được mô tả trước, người mua có lẽ sẽ khá hoảng hốt khi gói thuốc này quá giống... heroin.
Người bán ra giá là 150 ngàn đồng, sau khi nhận đủ tiền, còn chỉ cách pha chế cụ thể: "Nếu cất mộ lên mà thịt chưa tan hết thì cho thuốc cùng nước sôi vào một cái chậu, quấy đều. Sau đó đeo găng tay, che kín mặt, nhặt số xương chưa tiêu xếp vào chậu nước đã hòa thuốc xử lý từng phần, đầu tiên là xương mông, sau đến xương lưng, xương vai, thịt bám trên xương sẽ tan biến hết. Hiệu nghiệm lắm".
Rồi chừng như thấy chưa yên tâm, bà chủ cửa hàng vòng hoa cẩn thận dặn dò thêm: "Nếu dùng không hết thuốc thì cho mấy người quản trang hay cho luôn người đi cất mộ thuê cho mình để họ dùng. Đừng vứt lung tung, trúng vào nguồn nước sẽ rất độc hại với môi trường".
Có cả thuốc "made in Việt Nam"
Người chủ cửa hàng không tiết lộ nơi cung cấp loại thuốc này nhưng khẳng định thuốc có nguồn gốc "made in Việt Nam". "Số lượng thì muốn mua bao nhiêu cũng có vì sản xuất tại Việt Nam, không phải hàng Trung Quốc như người ta đồn đoán. Tuy thế đầu năm, thuốc này tiêu thụ chậm hơn. Bởi theo phong tục, mọi người kiêng động đến mồ mả, thì cần gì thuốc." - người bán hàng cho biết thêm.
Theo đó, người chết nếu đem chôn cất ở quê, việc cải táng có thể tự chọn được. Gia chủ có thể xem ngày giờ, thậm chí để quá vài ba năm để chắc chắn thi thể người thân đã tiêu hết. Tuy thế, vẫn gặp trường hợp "mộ kết", thi thể không tiêu, vì thế những người cải táng vẫn phải dự trữ thuốc này. Theo người bán vòng hoa ở nhà tang lễ Phùng Hưng, không chỉ ở đây mà nhiều nhà tang lễ lớn hay khu vực nghĩa trang ở Hà Nội đều có bán loại thuốc này. PV tiếp tục lên đường đến nghĩa trang Văn Điển. Không khác gì ở khu vực Phùng Hưng, người bán vòng hoa ở đây cũng rất thoải mái khi nói về loại thuốc đặc biệt này.
"Ở nghĩa trang còn eo hẹp hơn bởi theo quy định, chỉ 3 năm là bắt buộc phải bốc mộ. Nhiều thi thể khi đưa lên khỏi quan tài, gần như còn nguyên. Ngày trước, những người làm nghề cải táng sẽ phải bạo tay dùng dao, khéo léo tách từng bộ phận. Nhưng có cẩn thận, nhẹ nhàng đến đâu, người thân người dưới mộ vẫn xót ruột lắm.
Giờ có loại thuốc này thì đỡ rồi, ngâm vào chỉ khoảng chục phút, thịt tan hết, chỉ trơ lại xương. Thuốc này bán đắt hàng vào dịp cuối năm, lúc đó nhu cầu xây cất mộ nhiều" - một người bán hoa ở nghĩa trang Văn Điển cho biết.
(Còn nữa)
Theo Pháp luật Việt Nam
Băn khoăn của 2 luật sư trước ngày xử vụ TMV Cát Tường Trước ngày vụ án TMV Cát Tường được đưa ra xét xử, hai luật sư của can phạm Đào Quang Khánh đều cho rằng, còn nhiều điều cần được làm rõ trong vụ án. Luật sư Tạ Anh Tuấn cho rằng, dư luận còn băn khoăn về việc khởi tố và truy tố hai bị can với lý do, đến nay vật chứng...