Vì sao nhà virus học hàng đầu của Bỉ bị lính bắn tỉa lùng giết?
Chuyên gia Covid-19 hàng đầu của Bỉ đang phải lánh nạn vì bị một tay súng bắn tỉa cực đoan lùng giết.
Giáo sư Marc Van Ranst, nhà virus học hàng đầu của Bỉ . Ảnh REUTERS
Giáo sư Marc Van Ranst, nhà virus học đưa ra những lời khuyên chống dịch cho chính phủ Bỉ, đang bị Jrgen Conings, huấn luyện viên bắn súng quân sự, đe dọa, theo Business Insider . Ông Conings đã bỏ trốn cách đây gần ba tuần sau khi đe dọa nhà khoa học Bỉ.
Video đang HOT
Ông Conings, người mang tư tưởng cực hữu, đã lập ra một danh sách 10 mục tiêu, trong đó bao gồm cả ông Van Ranst. Nhà khoa học Van Ranst nói với BBC rằng ông đang lánh nạn ở nơi an toàn, được canh gác 24/24, cùng với vợ và con trai 12 tuổi.
“Mối đe dọa là có thật”, ông Van Ranst nói khi kể về đêm ông cùng gia đình buộc phải đi lánh nạn. “Ông ấy đã cầm vũ khí đợi ngay trước cửa nhà tôi trong 3 giờ để chờ tôi đi làm về”, ông Van Ranst nói với BBC.
Cảnh sát Bỉ cho biết sau khi rời doanh trại, Conings đã đi thẳng đến nhà của Van Ranst. Tuy nhiên, ông Van Ranst về nhà sớm vào tối hôm đó và đã ở trong nhà trước khi ông Conings đến.
Nhà virus học này không phải là người duy nhất đang phải lánh nạn trong danh sách của ông Conings. Báo Het Laatste Nieuws cho biết luật sư ly hôn Conings, vợ cũ của ông Conings và các sĩ quan cấp cao liên quan đến việc kỷ luật xạ thủ này cũng đang được bảo vệ.
Nhà chức trách Bỉ nói Conings nằm trong danh sách theo dõi khủng bố vì tư tưởng cực hữu của ông ta trước khi quân nhân này đào ngũ, theo Reuters. Khi bỏ đi, Conings đã để lại một bức thư trong doanh trại thể hiện sự giận dữ với chính trị gia và giới khoa học.
“Giới tinh hoa chính trị và bây giờ là các nhà virus học quyết định cách sống mà chúng ta phải làm theo”, Brussels Times dẫn lại bức thư của Conings. “Họ gieo rắc thù hận và sự thất vọng mà không ai phản đối. Nếu nói bất cứ điều gì, bạn sẽ bị trừng phạt”, ông Conings viết.
Cảnh sát Bỉ đang dồn sức truy lùng Conings, huy động cả trực thăng và phong tỏa một khu vực gần biên giới với Hà Lan, nhưng chưa bắt được xạ thủ này.
EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen
Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch mới sẽ đảm bảo Liên minh châu Âu (EU) luôn ủng hộ việc tự do đi lại, sinh sống và làm việc giữa các nước của người dân các nước thành viên. Bà khẳng định kế hoạch này sẽ giúp chứng minh mô hình Schengen bền vững theo thời gian, đảm bảo tự do giao lưu về con người, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong mọi hoàn cảnh, qua đó giúp tái thiết các nền kinh tế trong khu vực và đưa toàn khối trở lại mạnh mẽ hơn.
Về phần mình, Phó Chủ tịch EC phụ trách đời sống Margaritis Schinas giải thích kế hoạch này vừa giúp đảm bảo quản lý các đường biên giới ngoài của EU một các hiệu quả, vừa củng cố nội khối Schengen cũng như nâng cao khả năng chuẩn bị thích ứng và quản lý giám sát của khối. EC cũng đang đề xuất điều chỉnh cơ chế đánh giá và giám sát mô hình Schengen, trong đó có những thay đổi như đẩy nhanh quá trình đánh giá hoặc rút gọn quy trình trong trường hợp xuất hiện những thiếu sót có thể gây rủi ro cho toàn bộ mô hình nói chung. Việc đánh giá hoạt động của mô hình Schengen cũng sẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, thông qua việc đưa các kết quả đánh giá vào báo cáo thường niên và đưa ra thảo luận với Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề nội bộ của châu Âu Ylva Johansson khẳng định các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý các đường biên giới ngoại khối. Trong đó, các biện pháp giúp cải thiện hợp tác giữa các lực lượng hành pháp và quản lý nhập cư sẽ giúp củng cố anh ninh nội khối mà không cần đến các chốt kiểm tra biên giới.
Hiện khu vực Schengen có tổng cộng 420 triệu dân sinh sống tại 26 quốc gia, gồm 22 nước thành viên EU, cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Các nước hỗ trợ Ấn Độ hàng nghìn máy thở Các quốc gia chuyển hàng nghìn máy thở cùng nhiều vật tư y tế khác tới giúp Ấn Độ trong lúc quốc gia Nam Á căng mình chống đại dịch. Thế giới đã ghi nhận 153.467.181 ca nhiễm nCoV và 3.215.535 ca tử vong, tăng lần lượt 667.336 và 9.347 ca trong 24 giờ qua, trong khi 131.435.549 người đã bình phục, theo...