Vì sao nhà giàu Trung Quốc chuộng du học Mỹ?
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu.
Yang Jinkai (trái) và người bạn cùng phòng trong phòng trọ của họ ở Oxford, Mỹ
2 ngày trước khi rời Thẩm Dương lên máy bay sang Mỹ, Yang Jinkai (16 tuổi) cùng cha mẹ sắp xếp hành lý. Mẹ cậu vừa xếp quần áo, đồ cá nhân, mì tôm… vừa nhìn quanh căn phòng của đứa con duy nhất và tưởng tượng những ngày cô đơn sắp tới. “Tôi đã làm việc chăm chỉ cho ngày này”, bà nói.
Yang chưa từng đi ra nước ngoài nhưng đã chọn Mỹ là điểm dừng chân cho cuộc sống mới của mình. Không muốn con mình phải chịu những áp lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục Trung Quốc, cha anh đã trả gần 40.000USD để con mình được ghi danh vào một trường cấp 3 công lập ở Michigan.
Đây chỉ là bước đi cho mục tiêu cuối cùng của gia đình Yang là cơ hội học tập tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ – Oxford – khi cậu tốt nghiệp phổ thông trong vài năm tới.
Video đang HOT
Gia đình Yang Jinkai chỉ là 1 trong số rất nhiều gia đình Trung Quốc hướng cho con cái mình theo con đường này. Ngay cả khi mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên căng thẳng, số lượng học sinh, sinh viên Trung Quốc du học Mỹ liên tục tăng.
Hiện có khoảng 370.000 người đang theo học tại các trường phổ thông và đại học ở Mỹ, gấp hơn 6 lần so với 1 thập kỷ trước, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ 11,4 tỷ USD trong năm 2015, theo báo cáo của Bộ Thương mại. Người ta ví von giáo dục đang là một trong những lĩnh vực “xuất khẩu” mũi nhọn của Mỹ tới Trung Quốc.
Trong khi giáo dục trong nước vẫn thiên về phương pháp học thuộc lòng thụ động, lo ngại sự sáng tạo của con em mình bị kiềm chế, giới nhà giàu Trung Quốc đang có xu hướng để con cái họ, vốn là kết quả của chính sách một con ở Trung Quốc trước đây, được hưởng nền giáo dục phương Tây tự do.
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó độ tuổi trung bình đã giảm xuống còn 16 so với 18 tuổi vào năm 2014.
Năm 2005, chỉ có 641 học sinh Trung Quốc theo học tại các trường trung học Mỹ. Đến năm 2014, con số này là 40.000 – tăng 60 lần trong vòng một thập kỷ – và hiện chiếm gần một nửa trong số học sinh trung học quốc tế tại Mỹ.
“Các vị phụ huynh Trung Quốc nhận ra rằng họ phải cho con đi học sớm hơn nếu muốn chúng có suất vào một trường đại học hàng đầu của Mỹ”, chuyên gia tư vấn giáo dục Nini Suet cho biết, trong đó chi phí ở các trường nội trú Mỹ dao động từ 25,000 USD đến 40,000 USD.
Theo Danviet
Vì sao giáo dục Singapore đang giảm tầm quan trọng của điểm số
Xếp hạng của Singapore trong lĩnh vực dạy toán và các bộ môn khoa học luôn làm những nước phát triển khác phải ghen tị, nhưng trong thời gian gần đây, các giáo viên Singapore đang làm một điều tưởng như không thể xảy ra: giảm bớt tầm quan trọng của những bài kiểm tra.
Liệu giáo dục Singapore có đang giết chết sự sáng tạo?
Những trường công lập của Singapore sẽ có những khóa học không điểm số, một phần mười các trường đại học sẽ xét tuyển theo năng khiếu thay vì các bài kiểm tra, và các dịch vụ xã hội sẽ không còn phân loại nhân viên theo trình độ học vấn.
Singapore sẽ không ngay lập tức bỏ đi tầm quan trọng của giáo dục và kỷ luật, nhưng với sự tập trung mới vào kinh doanh và khởi nghiệp, họ đang muốn chứng tỏ rằng những bài kiểm tra không giúp tạo ra nguyên tố quan trọng nhất trong phát triển kinh tế: đó là những ý tưởng mới.
"Trong một thời gian dài, học sinh sau khi tốt nghiệp đã trở thành những doanh nhân thành đạt bất chấp chế độ giáo dục của Singapore", giáo sư Patrice Choong tại trường Ngee Ann cho biết. Tại trường Ngee Ann, tất cả các học sinh đều phải xây dựng một mô hình kinh doanh, hoặc thiết kế một sản phẩm trong thời gian theo học. Những mục tiêu được đề ra thường là kiếm được 100 khách hàng hay nhận được tiền đầu tư, nhưng khóa học này hoàn toàn không đánh giá học sinh theo điểm số. Những gì học sinh nhận được là thời gian và lời khuyên quý báu.
Kể từ khi trở nên độc lập cách đây 51 năm, nền giáo dục của Singapore thường chú tâm vào việc đào tạo nhân lực cho một đất nước phát triển kinh tế dịch vụ. Hướng đi này đã thật sự hiệu quả trong những thập kỷ qua, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mặt xấu. Cũng như các nước châu Á khác, xã hội Singapore không thiếu những " bà mẹ hổ", những phụ huynh làm mọi cách để thúc em con em mình học giỏi và kiếm được việc làm sau khi ra trường. Theo ý kiến của những chuyên gia, văn hóa này của Singapore đang giết đi sự sáng tạo. Rất nhiều học sinh phải đi học thêm vào buổi chiều và khi chúng hoàn thành hết bài tập về nhà, đồng hồ cũng báo hiệu nửa đêm. Áp lực học hành quá lớn đã tạo ra một cuộc đua vũ trang của giáo dục và những trung tâm gia sư là được hưởng lợi nhiều nhất.
Phụ huynh có thể phải trả ra tới 700$ cho 4 tiếng học thêm và nhiều gia sư đã trở thành triệu phú nhờ công việc của mình. Một trong những gia sư triệu phú, Phang Yu Hon, đã dạy vật lý cho học sinh cấp 3 trong 20 năm qua, cho biết rất ít học sinh của ông thật sự theo đuổi lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp. Các học sinh của ông chỉ có mục tiêu là dành được điểm số cao để theo học những trường đại học Y hay luật.
Những khách hàng không hài lòng nhất lại là những trường doanh nghiệp quốc tế mà lẽ ra Singapore phải cung cấp những học sinh xuất sắc của mình. Một bài nghiên cứu trên hơn 100 doanh nghiệp mới đây cho biết, các chủ doanh nghiệp đánh giá cao năng lực kỹ thuật của lao động Singapore, nhưng lại chê bai khả năng sáng tạo và đổi mới. Một phần ba những doanh nghiệp phàn nàn về sự thiếu tinh thần khởi nghiệp và mạo hiểm của lao động Singapore, so với con số 25% của các nước châu Á khác.
Cindy Khoo, giám đốc của bộ Phát Triển Giáo Dục Singapore cho biết, mặc dù sự chú trọng vào điểm số đã giúp nâng tầm của tiêu chuẩn giáo dục nước này, nó cũng làm mất đi ý nghĩa quan trọng của việc học, đó là khám phá những điều mới mé. Những thay đổi của giáo dục Singapore là một phần trong chính sách của chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ và phát minh, với kế hoạch đầu tư 19 tỉ đô cho các trường học.
Một trong những dự án này đang được thực hiện tại trường tiểu học Chongzheng. Các học sinh ở đây được đưa đến trại dưỡng lão và tìm cách để cải thiện cuộc sống người già. Các em đã nhận ra người lớn tuổi hay bị đi lạc và nghĩ ra ý tưởng gậy chống được cài thêm GPS.
Tuy vậy, nhiều người cho rằng rào cản của Singapore trong việc sáng tạo không chỉ đến từ giáo dục mà còn từ văn hóa của một xã hội ngăn cản quyền tự do ngôn luận và thưởng những người tuân thủ theo luật lệ. Những nhà chức trách của Singapore cho rằng tính kỷ luật thép là cần thiết để bảo vệ sự hòa hợp giữa một xã hội tồn tại nhiều chủng tộc khác nhau. Lee Quane, giám đốc tại ban cố vấn HR của ECA International, giải thích rằng đó là lý do tại sao các công ty hay than phiền vì sự thiếu sáng tạo ở Singapore so với Hong Kong. " Sự khác biệt giữa Singapore và Hong Kong đó là chính phủ luôn ở bên gần bạn. Người dân Singapore đã quên đi tư duy phản biệt", bà Lee Quane nói.
Theo Danviet
Sinh viên quốc tế quay lưng với "thiên đường du học" Anh Các trường đại học ở Anh vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, những chính sách dành cho người nhập cư với quy định cấp visa nghiêm ngặt đang buộc họ phải suy nghĩ lại với quyết định này. Rất nhiều sinh viên quốc tế đang suy nghĩ lại sự lựa chọn của mình vì...