Vì sao nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thán phục ông Tony Blair?
Đúng ngày lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, Đại sứ Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ VN về các vấn đề UNESCO, người đã có nhiều thời gian gắn bó, làm việc bên cạnh cố Thủ tướng có những chia sẻ với Dân Việt về “chú Sáu Khải”.
Một trong những nhà lãnh đạo quốc tế để lại ấn tượng sâu sắc cho ông Khải là ông Tony Blair. Ngày 3.4.1998, chưa đầy một năm trên cương vị Thủ tướng, ông Khải dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Á – Âu được tổ chức tại London dưới sự chủ trì của Thủ tướng Anh Tony Blair và có sự tham dự của 10 nhà lãnh đạo châu Á và 15 nhà lãnh đạo châu Âu. Đây là Hội nghị quốc tế đa phương đầu tiên ông dự vì trước đó 2 năm khi Hội nghị Cấp cao ASEM đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, trưởng đoàn Việt Nam là Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đại sứ Phạm Sanh Châu là người đã có nhiều thời gian gắn bó, làm việc bên cạnh cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Trong số các nhà lãnh đạo, ông Blair trẻ nhất (kém Thủ tướng Khải 20 tuổi) và từ tác phong, giọng nói, bước đi ông đều thể hiện đầy sức sống và luôn thúc đẩy hình ảnh một nước Anh trẻ trung, hiện đại.
Năm 1994, sau cái chết đột ngột của lãnh tụ đảng John Smith, Tony Blair trở thành người đứng đầu Công Đảng khi vừa bước sang tuổi 41. Ông nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo và dẫn dắt Công Đảng chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997 và trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử hiện đại của Anh kể từ năm 1812 ở tuổi 43.
Ông giữ chức này tròn một thập kỷ từ 1997-2007 gần trùng 2 nhiệm kỳ với ông Khải. Sau này hai người trở nên thân thiết vì hay cùng dự các hội nghị quốc tế lớn trong đó có Hội nghị Cấp cao ASEM 4 được Việt Nam đăng cai tổ chức năm 2004.
Đại sứ kể lại kỷ niệm trong quãng thời gian làm việc bên cạnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Lúc bấy giờ châu Á đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng tài chính, một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn. Ông Tony Blair đã thể hiện trong bài phát biểu của mình: “Chúng tôi những người châu Âu không phải là những người bạn xuông, thấy bạn mình mới gặp khó khăn là đã bỏ chạy mà cam kết là những đối tác lâu dài và đứng bên cạnh các nước châu Á trong cơn sóng gió này”. Ngay sau đó ông tuyên bố Anh sẽ đóng góp 5 triệu đô la Mỹ vào Quỹ hỗ trợ chính sách các nước châu Á.
Chính năng lực và hành động cụ thể của ông Blair đã thôi thúc ông Khải quan tâm hơn đến thế hệ trẻ và kêu gọi mọi người đầu tư đào tạo thế hệ trẻ. “Tụi trẻ tụi bây giờ có nhiều cơ hội được học hành bài bản rồi, ráng học lên cho thiệt giỏi còn lãnh đạo đất nước như ông Blair. Tao khoái ông này đó”. Ông chia sẻ với chúng tôi.
Video đang HOT
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong một lần tham dự Hội nghị được tổ chức tại London.
Khi nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh vào buổi tối hàng ngày, tôi đùa ông: “Chú nói giỏi tiếng Anh là cháu thất nghiệp đó”. “Cũng phải biết chút đỉnh để khi không có mày ở đó, người ta chào cũng biết chào lại”.
Ông là thế, luôn khát vọng Việt Nam sớm được lãnh đạo bởi một thế hệ trẻ vừa đức vừa tài và luôn sẵn sàng học hỏi dù ở hoàn cảnh nào.
Theo Danviet
Gia sản của chú Sáu Khải trên đất Củ Chi
Thông tin ông Sáu Khải - nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - mất lúc rạng sáng ngày 17.3.2018, khiến nhiều người con trên đất Củ Chi - quê hương của ông không khỏi bàng hoàng. Không chỉ là một vị nguyên thủ đã nghỉ hưu, ông Sáu Khải còn là một người con, người chú, người ông... gắn bó thân thiết với người dân trên mảnh đất này.
Từ lúc từ nhiệm về quê hương Tân Thông Hội (Củ Chi, TP.HCM), nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tập trung đóng góp cho địa phương trong việc xây dựng các công trình, giúp đỡ bà con nghèo...
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tân Thông Hội (Củ Chi), ông Trần Trường Sơn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM nhận xét: "Tôi rất cảm kích tấm lòng chú Sáu Khải (tên thân mật của bà con Củ Chi gọi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải). Ông để lại 2 ấn tượng rõ nét trên quê hương, đó là nâng đỡ giáo dục và cải thiện giao thông nông thôn".
Mở trường cho con em nghèo
Trước đây hơn nửa tháng, tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lâm bệnh nặng khiến thầy Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thông (xã Tân Thông Hội) Lê Văn Hoàng cả buổi sáng bần thần. Đôi mắt thầy đỏ hoe, rươm rướm nước mắt. "Nếu chú Sáu Khải mất, không chỉ đất nước thiệt thòi lớn mà ngôi trường này cũng mất đi một nhà bảo trợ giàu lòng nhiệt tâm", thầy lau nhanh nước mắt.
Tháng 9.2010, để trường đi vào hoạt động chính, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chọn thầy Hoàng về làm hiệu phó bởi ngoài các yếu tố giỏi chuyên môn, thầy là người... Tân Thông Hội. "Chú Sáu Khải tâm huyết với trường lắm. Lãnh đạo trường đều là người sinh ra ở Tân Thông Hội. Đây là một trong những gia sản của chú trên quê hương. Chính chú đi vận động tài chính để xây dựng ngôi trường này nhằm phục vụ con em bà con nghèo trên địa bàn", thầy Hoàng bùi ngùi.
Theo thầy Hoàng, thi thoảng từ nhà (cách trường khoảng 1km) chú Sáu Khải lại đến thăm trường với áo sơ mi, quần tây khá bình dị. Sau khi rảo bước quanh trường, ông ngồi uống trà với ban giám hiệu để chia sẻ tình hình giảng dạy. "Chú Sáu Khải còn giúp nhà trường gây quỹ khuyến học để nâng đỡ những học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn", thầy Hoàng thổ lộ.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đánh trống tại lễ khánh thành Trường Tiểu học Tân Thông.
Trường Tiểu học Tân Thông được khởi công xây dựng ngày 2.9.2009, theo tiêu chuẩn quốc gia với quy mô 1 trệt, 2 lầu gồm 40 phòng học và khối phụ, tổng kinh phí xây dựng trên 37 tỷ đồng.
Trường có khả năng tiếp nhận khoảng 700 học sinh từ các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung theo học. Tuy nhiên, trước nhu cầu học ngày càng cao, năm học này, trường đã tiếp nhận hơn 1.400 học sinh.
"Trước đây khi chưa có ngôi trường này, ngoài một số học sinh tiểu học ở xã học tại chỗ với ngôi trường đủ cho 300 em, thì số khác phải đi học tận thị trấn. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các hộ nghèo", thầy Hoàng thổ lộ.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và học sinh Củ Chi.
Tôi đứng tần ngần trước cổng trường nhìn dòng chữ ghi danh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - người đã vận động tiền của xây dựng trường. Cậu bé Hoàng Minh, học lớp 3, thấy thế cũng đến đứng cạnh trố mắt nhìn dòng chữ. Em kể thi thoảng lại thấy một ông cụ hiền lành đến thăm trường và đùa vui với các bạn học.
Làm ấp nông thôn mới kiểu mẫu
Mặc dù là huyện cách xa trung tâm thành phố, nhưng giờ đây hệ thống đường giao thông nông thôn ở Củ Chi được xây dựng rất bài bản. Từ các tuyến đường giao thông chính đến nội đồng đã được nâng cấp, trải nhựa và bê tông hóa. Điều này góp phần kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông ở nông thôn đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới của Củ Chi, ông Thái Quốc Dân (chuyên viên Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP.HCM) cho biết, việc giao thông Củ Chi cơ bản hoàn thành, ngoài sự đóng góp của chính quyền và nhân dân trên địa bàn, còn có công rất lớn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Giờ về Củ Chi, vẫn nghe câu chuyện chú Sáu Khải bảo tín giúp Củ Chi vay trả chậm tiền Chính phủ để nâng cấp giao thông. Theo ông Sơn, nếu không có sự chỉ đạo, đốc thúc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thì giao thông nông thôn Củ Chi khó được như ngày nay và trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thăm gian hàng trái cây tại buổi lễ huyện Củ Chi nhận quyết định đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Anh Phạm Chí Tâm (xã Thái Mỹ) thổ lộ, nhờ đường xá nội đồng được nhựa hóa mà mỗi ngày hàng tấn rau sạch của anh dễ dàng tiếp cận thị trường TP. "Tôi biết đến việc chú Sáu Khải góp công xây dựng giao thông Củ Chi lâu rồi. Nhờ ông mà giao thông nội đồng được nâng cấp, bà con nông dân dễ đưa nông sản ra chợ hơn", anh chia sẻ.
Về với đời thường, gác lại việc nước, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải dành thời gian phát triển quê hương. Ông Dân cho biết, chính chú Sáu Khải đề xuất với Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình nông thôn mới quốc gia chọn ấp Chánh (xã Tân Thông Hội) làm ấp nông thôn mới kiểu mẫu.
"Chú Sáu Khải trực tiếp ngồi làm việc với chính quyền xã, ban ấp để lên chương trình chăm lo đời sống văn hóa, nâng cấp hạ tầng giao thông... cho ấp Chánh", ông Dân cho biết.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trao quyết định của Trung ương công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn huyện nông thôn mới, năm 2015.
Còn nhớ, năm 2015, Củ Chi đón nhận quyết định của Trung ương công nhận huyện nông thôn mới. Tại buổi lễ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt Trung ương trao quyết định cho lãnh đạo huyện Củ Chi. Một hành động, nghĩa cử đẹp của người con trở về sống trong lòng quê hương.
Theo Danviet
Hạn chế lưu thông qua khu vực Quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải Một số tuyến đường xung quanh khu vực Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM) sẽ bị hạn chế lưu thông trong 3 ngày để phục vụ lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Sáng 20.3, thông tin từ Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ hạn chế lưu thông trên nhiều tuyến đường xung quanh Hội trường Thống Nhất, quận 1, TP.HCM trong...