Vì sao người xưa nói thà ngủ trên mộ cổ còn hơn qua đêm trong miếu hoang?
Vào thời cổ đại, việc đi lại trở nên rất khó khăn do phương tiện giao thông hạn chế. Lữ khách hay sĩ tử thường cần tìm chỗ tá túc trước khi trời tối. Bởi vậy sinh ra quan niệm “thà ngủ trên mộ cổ còn hơn qua đêm trong miếu hoang”.
Những ngôi miếu cổ không được sửa chữa, bảo trì định kỳ
Những ngôi miếu cổ được xây dựng bằng gỗ nhưng lại thường không được bảo trì trong nhiều năm. Vì vậy, theo thời gian, loại gỗ này dễ bị côn trùng tấn công nhất và côn trùng sẽ xâm nhập từ bên trong, lâu dần gỗ sẽ bị mục gây nguy hiểm cho người ở.
Trong điều kiện như vậy, người xưa cảm thấy ngủ một đêm trong miếu hoang quá nguy hiểm. Các ngôi mộ cổ được người nhà chăm sóc cẩn thận nên sạch sẽ và thông thoáng. Đối với người “gan to”, địa điểm này hóa ra lại an toàn hơn so với miếu hoang xập xệ.
Sợ cô hồn dã quỷ
Nhiều người cảm thấy không thể sống trong mộ hoang vì sợ cô hồn dã quỷ. Nhưng thực sự có những cô hồn dã quỷ trong những ngôi miếu cổ không kém gì ở những ngôi mộ hoang.
Người xưa cho rằng trong các ngôi miếu cổ lâu ngày mà không được thờ cúng và không có hương thắp có thể các vị thần sẽ không còn ở đó nữa. Các vị thần đối ứng đã rời đi rồi, ai sẽ đến? Chính là yêu ma quỷ quái sẽ đến.
Mà con người sau khi chết sẽ được đầu thai. Ngôi mộ hoang đó chỉ là cái cơ thể xác thịt của con người nhưng linh hồn không còn ở đó nữa nên cũng không có nguy hiểm gì, còn cô hồn dã quỷ ở trong chùa có thể làm hại con người.
Đương nhiên, có những người cổ đại không tin vào ma quỷ và thần thánh. Điều đó sẽ khiến người xưa nói rằng không nên ở lại trong những ngôi chùa cổ vào ban đêm. Ngoài nỗi sợ ma quái thì chỉ có sợ lòng người.
Video đang HOT
Trước hết, sự tồn tại của một ngôi chùa phải dựa vào một số lượng người ở nhất định, lý do ngôi chùa vắng tanh chỉ có thể là không có ai đến đó. Xung quanh không còn ngôi nhà nào khác, chỉ có người dân đã rời đi, ngay cả tu sĩ cũng không thể ở lại được nữa, nên ngôi chùa này có thể dần dần trở nên hoang tàn và bị bỏ hoang.
Hãy nghĩ đến nơi không có chủ nhân này, những kẻ hung ác nhất giống như tên cướp đang chờ người vào chùa để tránh gió và mưa, rồi nhân cơ hội đó đi ra cướp bóc. Tiền bạc và mạng sống rất khó có thể bảo toàn.
Và nếu bạn đang ở trong một ngôi mộ hoang, dù là ở trong rừng rậm hay núi sâu rừng già thì ít nhất nó cũng có tầm nhìn tương đối rộng. Dù có kẻ xấu vây quanh, bạn vẫn có thể nhìn rõ tình hình và có cơ hội trốn thoát nhưng nếu cánh cửa duy nhất trong miếu bị chặn thì chẳng phải sẽ chết sao?
Vì vậy, mỗi lời nói của người xưa đều có cân nhắc riêng, không phải nói ra mà không có lý.
Phát hiện điểm lạ trên hài cốt 5.000 năm tuổi, chuyên gia sốc nặng với vóc dáng người xưa
Điểm lạ trên những bộ hài cốt đó là gì lại khiến các chuyên gia bối rối như vậy?
Những bộ hài cốt kỳ lạ
Vào năm 1987, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một di tích cổ trên cánh đồng gần thôn Tiêu Gia, thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Một số lượng lớn các công cụ bằng đá, đồ gốm, rìu, liềm, dao và nhiều di vật văn hóa khác được tìm thấy. Các di tích trên thuộc về một nền văn hóa cổ xưa được gọi là văn hóa Long Sơn có vào thời kỳ đồ đá cách đây 5.000 năm. Trong số hàng loạt di tích khảo cổ được khai quật, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều bộ hài cốt của người xưa.
Bất ngờ hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra những bộ hài cốt tìm thấy đều có chiều cao vượt trội so với đại đa số con người ngày nay. Một bộ hài cốt đạt tới 1,9m, trong khi nhiều bộ xương khác cao 1,8m, thậm chí cao hơn.
Một trong số bộ hài cốt được tìm thấy ở Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Trong một lần khai quật ở di chỉ 'Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan, nằm giữa Israel, Syria, Iraq và Saudi Arabia, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi của một cậu bé. Các kỹ thuật hiện đại đã giúp tái hiện các đặc tính cơ thể của cậu bé mới 9-12 tuổi khi qua đời, cũng như tính toán cậu sẽ như thế nào khi trưởng thành.
Kết quả cho thấy lúc lớn lên, cậu phải cao tới 1,98m.
Khi dân làng ở Scaieni thuộc dãy núi Buzaului, Romania đào xới đất để trồng một vườn táo, họ bất ngờ vì phát hiện những bộ xương to lớn tới 2,4m cùng những mảnh đồ gốm, trang sức và các bức tượng kim loại kỳ quái cao khoảng 1m.
Đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi của một cậu bé được tìm thấy tại di chỉ 'Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan. (Ảnh: Internet)
Những phát hiện này hoàn toàn gây bối rối bởi hầu hết các loài người cổ đã biết đều thấp hơn loài người hiện đại. Nguyên nhân là bởi họ phải sống trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng và phải kiếm ăn rất vất vả. Xét theo lịch sử phát triển của loài người, chiều cao của loài người tăng dần theo năm tháng nên người thời xưa lẽ ra phải thấp hơn người hiện đại.
Việc phát hiện ra tàn tích ở thôn Tiêu Gia và nhiều nơi khác trên thế giới đã lật ngược nhận thức của các nhà khoa học. Từ đây, chúng ta đã có thêm một góc nhìn mới để hiểu hơn về sự phát triển thể chất của con người thời cổ đại.
Suy đoán của chuyên gia
Sau một thời gian nghiên cứu, Vương Phân, giáo sư giảng dạy môn Văn hóa Lịch sử của trường đại học Sơn Đông cùng nhiều chuyên gia khác đã đưa ra 2 giả thuyết khác nhau.
Thứ nhất, người xưa cao lớn như vậy là nhờ dinh dưỡng từ lương thực. Theo lịch sử của Trung Quốc, văn hóa Long Sơn thuộc thời Ngũ Đế, khí hậu ở thời đó ấm hơn thời nay. Trong cuốn "Lữ thị xuân thu - cổ nhạc" từng ghi lại "Thương nhân đuổi theo voi đến phương Đông. Chúng đi xuống tận phía nam sông Dương Tử và sống ở đó." Sự tồn tại của voi ở thời đó cũng đã giải thích về điều kiện thời tiết lúc bấy giờ. Chính chuyên gia về giáp cốt văn (chữ khắc trên mai rùa và xương thú thời nhà Thương) Hồ Hậu cũng công nhận "khí hậu thời Ngũ Đế không chỉ ấm mà còn nóng hơn nhiều so với ngày nay.
Từ những bộ hài cốt được khai quật, có thể thấy người thời xưa rất cao lớn. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia suy đoán rằng ngoài việc trồng trọt, người xưa còn chăn nuôi để có nguồn cung thực phẩm ổn định. Hơn nữa, điều kiện khí hậu lúc bấy giờ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn lương thực. Lúc bấy giờ, khí hậu ở khu vực quanh thôn Tiêu Gia rất ấm áp và ẩm ướt nên cây cối phát triển dễ dàng, việc chăn nuôi cũng rất thuận lợi. Nhờ có nguồn cung dồi dào, những con người thừa xưa được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nên mới cao lớn như vậy.
Thứ hai, chiều cao của con người có thay đổi. Theo mô tả về chiều cao của người thời Tần và Hán trong các tài liệu lịch sử thì Khổng Tử cao 1,82m; Hạng Vũ cao 1,9m; Lưu Bị cao khoảng 1,82m; Gia Cát Lượng cao 1,94m; Quan Vũ cao 2,18m... ngay cả Tào Tháo thấp bé thì chiều cao là 1,69m.
Theo mô tả trong các tài liệu lịch sử, Quan Vũ, Lưu Bị đều cao trên 1m8. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khảo cổ đã thống kê chiều cao của những người thời xưa dưa trên những mảnh xương khai quật được. Kết luận đáng ngạc nhiên là từ thời tiền Tần đến thời Tây Hán, chiều cao trung bình của những người đàn ông khoảng 1,66m và thấp hơn một chút so với người hiện đại.
Kết quả này được phản ánh qua các bức tượng chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng. Những bức tượng này đều được làm theo tỷ lệ thật và chiều cao trung bình của các chiến binh đất nung là 1,7m đến 1,81m (sau khi tháo chân đế). Xét trên yêu cầu về hình thể với các quân lính thời Tần thì chiều cao của họ trên trung bình một chút là điều bình thường. Vì vậy, chiều cao của nam giới ở thời nhà Tần và nhà Hán vào khoảng 1,66m.
Chiều cao trung bình của các chiến binh đất nung là 1,7m đến 1,81m. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên, những bộ hài cốt thời Ngũ Đế rõ ràng cao vượt trội hơn. Có lẽ, chiều cao của người thời đại sau đó đã suy giảm dần. Và theo suy đoán của các nhà khảo cổ, sự ra đời của các giai cấp và sự gia tăng dân số sau khi bước vào các thời đại này đã khiến nguồn lương thực và dinh dưỡng dành cho dân thường ít hơn. Vì thế, thể hình của người thời xưa mới có sự thay đổi lớn như vậy.
Vì sao người xưa cứ đào giếng xong liền thả cá, rùa xuống? Người xưa thường thả cá hoặc rùa xuống giếng sâu sau khi đào xong. Rốt cuộc đâu là nguyên nhân? Nước có vai trò quan trọng cho sự sống. Vào thời xa xưa, đào hay khoan giếng là một trong những cách tốt nhất để con người có được nguồn nước vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Đây cũng là một cách phá...