Vì sao người xưa lại xem trọng sự trung thực và danh dự đến vậy?
“Tiền bạc, bao nhiêu cũng không đủ để đổi lấy danh dự và trung thực. Danh dự và trung thực mới là cái mà chúng ta không thể để mất…”
Trử Toại Lương là quan chép sử của vua Đường Thái Tông triều đại nhà Đường (618 -907). Ông ghi chép lại tất cả những lời nói và việc làm của vua Thái Tông một cách chi tiết. Một lần Đường Thái Tông hỏi Trử Toại có ghi lại những lời nói hoặc hành vi không tốt của vua hay không.
Trử Toại Lương trả lời: “Thần thật không dám ghi lại.”
Tể tướng Lưu Dực nói: “Dù Toại Lương không ghi chép lại, thì mọi người cũng đều biết, và truyền lại thôi.”
Vua Thái Tông trả lời “Đúng vậy”.
Đoạn hội thoại này đã được ghi lại trong “Tư Tri Thông Giám”, một cuốn sử ký đồ sộ được thực hiện trong suốt triều đại Bắc Tống (960 -1127). Tác phẩm này đề cập tới sự thông thái và trí tuệ trong trị quốc an dân qua những bài học đạo đức từ các triều đại trước.
Cuốn sách này có 294 chương, cái tên Tư Trị Thông Giám có thể diễn nghĩa ra là “tấm gương toàn diện hỗ trợ việc trị nước”. Cái tên muốn nói đến tác dụng của cuốn sách – như một tấm gương phản chiếu tất cả những việc làm tốt xấu trong lịch sử để giúp các nhà trị quốc tương lai soi vào và tránh lặp lại những sai lầm của người đi trước.
Ghi lại cho hậu thế
Người Trung Quốc rất tự hào vì đã duy trì được việc ghi chép lịch sử liên tục trong 5000 năm. Hoàng đế chọn quan chép sử để ghi lại những sự kiện lớn xảy ra như chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, và những vấn đề về ngoại giao, kinh tế. Các sử gia cũng ghi chép chi tiết lời nói và hành động của hoàng đế trong việc chỉ đạo các vấn đề của đất nước.
Đây là công việc đặc biệt đòi hỏi sự trung thực đối với lịch sử. Và quả thực, các sử gia đã thể hiện sự trung thành của mình bằng lòng can đảm ghi chép lại trung thực những lời nói hay việc làm của hoàng đế, dù đó là tốt hay xấu.
xưa, người Trung Quốc đã rất tin tưởng vào lịch sử, và đã sử dụng những sự kiện được chép lại để đánh giá hiện tại và xây dựng các nguyên tắc để áp dụng cho hoàn cảnh hiện tại.
Trong các công trình lịch sử vĩ đại của Trung Quốc, “Tư Trị Thông Giám” là một trong những cuốn sách vĩ đại nhất của lịch sử đế vương. Cuốn biên niên sử này ghi lại 1,362 năm qua khoảng 16 triều đại, từ năm 403 trước Công Nguyên tới 959 sau Công Nguyên.
Video đang HOT
Cuốn sách này được biên soạn bởi tể tướng và sử gia Tư Mã Quang (1019 -1086).
Ông đã lựa chọn những sự kiện lịch sử nổi bật, đóng góp các ý kiến để truyền lại các quy tắc Khổng giáo với hi vọng rằng hoàng đế đương triều và những người kế vị sau này sẽ trị vì với lòng nhân từ và tránh phạm điều ác.
“Vua sáng sẽ có tôi hiền”
Một ví dụ là lời nhận xét của Tư Mã Quang trong một câu chuyện của “Tư Trị Thông Giám” về triều đại vủa Thái Tông trong thời gian có rất nhiều quan lại nhận hối lộ.
Buồn bực vì điều này, Đường Thái Tông đã bí mật ra lệnh điều tra sự liêm khiết của một số vị quan.
Khi phát hiện một viên quan nhận hối lộ là một cuộn lụa, vua muốn chém đầu ông ta, nhưng tể tướng Bùi Củ đã đứng ra xin và nói.
“Thần e rằng điều này không hợp với tiêu chuẩn dùng đức để trị người, và nguyên tắc chính trực để có thể thúc đẩy hành vi tốt.”
Thái Tông hài lòng và khen ngợi Bùi bởi lý luận và can đảm dám nói sự thật.
Tư Mã Quang đánh giá sự việc từ một góc độ khác. Ông dùng nó để làm một ví dụ đạo đức để giúp các hoàng đế tham khảo khi xử lý những vấn đề của họ.
“ Người xưa nói, vua sáng sẽ có tôi hiền,” Tư Mã nhận xét.
“Bùi Củ từng là một tên quan nịnh thần dưới triều đại nhà Tùy (trước nhà Đường) nhưng lại là một tể tướng trung thành của nhà Đường. Không phải vì bản tính của ông thay đổi, mà là do người chủ tướng mà không muốn nghe can gián về sai lầm của mình có thể biến lòng trung thành trở thành sự xu nịnh, trong khi một người cai trị đánh giá cao sự thẳng thắn trung thực sẽ biến sự xu nịnh thành lòng trung thành,” Tư Mã Quang nhận xét.
“Vì vậy chúng ta biết rằng người cai trị như một chiếc cột đo mặt trời (một cái cột dùng để đo vị trí của mặt trời hay các giờ trong ngày), và quan giống như chiếc bóng. Khi dịch chuyển chiếc cột, cái bóng cũng theo sau.”
Lời nói phải đi đôi với việc làm
Tư Mã Quang chủ trương “giữ tâm ngay chính và tu dưỡng đạo đức,”. Ông là là một hình mẫu tiêu biểu của Nho giáo, thể hiện đầy đủ lòng trung thành, hiếu thảo, ngay thẳng và liêm chính.
Ông tin rằng một người ngay thẳng sẽ có sự trung thực trong tâm, và tự ông luôn giữ vững sự trung thực, lời nói luôn đi đôi với việc làm.
Ông đã từng miêu tả bản thân như sau:
“Tôi chẳng có gì đặc biệt, tất cả những gì tôi làm là theo lương tâm của mình, và tôi không có gì phải che giấu.”
Một ví dụ sự trung thực của ông được ghi lại là việc ông quyết định bán con ngựa của mình. Khi nói về con ngựa, cùng với đặc điểm của nó ông cũng nói rằng con ngựa của ông hay bị bệnh trong mùa hè.
Người quản gia ngạc nhiên hỏi ông: “Mọi người thường cố gắng dấu khiếm khuyết khi bán hàng. Ai sẽ nói với người khác về căn bệnh mà chẳng ai nhìn thấy chứ?”
Quang trả lời:
“Tiền bạc, bao nhiêu cũng không đủ để đổi lấy danh dự và trung thực. Danh dự và trung thực mới là cái mà chúng ta không thể để mất”.
Nghe được điều này, người quản gia cảm thấy xấu hổ.
Các câu chuyện về sự chính trực của Tư Mã Quang đã khuyến khích rất nhiều người từ tất cả các tầng lớp xã hội sống theo các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn.
Tư Mã Quang.
Có một câu nói nhắm thẳng vào những người có hành vi sai trái: “Thật đáng xấu hổ! Ngươi chưa nghe chuyện Tư Mã Quang hay sao?”
Theo PNN
Điều tàn phá hôn nhân ghê gớm nhất là 'bóc trần' nhau ra
Không ít người quan niệm đã là vợ chồng thì toàn bộ là của chung. Từ con cái đến tài sản, công việc đến bạn bè, thậm chí đến cả thư từ, điện thoại...
Khi yêu nhau người ta thường muốn cái gì cũng chung hết, có người thích dùng chung cả khăn mặt, bàn chải đánh răng của người yêu. Nhưng rồi đến một ngày người ta lại cảm thấy con người mình lúc nào cũng bị bóc trần ra như con tôm lột vỏ và khao khát một khoảng riêng cho mình. Hoá ra mỗi người là một thế giới riêng, có những riêng tư không muốn ai xâm phạm.
Bởi vì dù là vợ chồng cũng không bao giờ có hai con người có cùng một lối tư duy như nhau, có ý nghĩ, sở thích, tình cảm giống hệt nhau. Bởi thế mỗi người cần có một "góc riêng" mà ở đấy cất giữ những sở thích riêng, vui chơi hoạt động theo cách riêng, hội tụ với đám bạn bè riêng cùng sở thích với mình. Thí dụ chồng có hội đi câu cá hay đánh tennis, vợ có hội khiêu vũ hay tập yoga. Nếu người kia không thích, không nên gò ép họ phải đi cùng.
Thực tế, muốn nuôi dưỡng được tình yêu, vợ chồng phải hấp dẫn nhau bởi những cái riêng để có niềm khao khát khám phá lẫn nhau. Tình yêu sẽ là bất tận nếu sự khám phá không cùng. Còn nếu biết nhau quá rõ, "thuộc lòng" nhau đến nỗi người này vừa mấp máy môi, người kia đã biết sắp nói gì thì tránh sao được nhàm chán. Và ai biết đâu có ngày họ chẳng đi khám phá ở bên ngoài?
Muốn nuôi dưỡng được tình yêu, vợ chồng phải hấp dẫn nhau bởi những cái riêng để có niềm khao khát khám phá lẫn nhau ( Ảnh minh hoạ IT)
Nhưng "riêng" quá cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Có lẽ từ trước đến nay, chưa bao giờ cuộc sống vợ chồng lại có nhiều "cái riêng" như hiện nay và cũng từ đó có thể nảy sinh bao nhiêu mâu thuẫn, xung đột, thậm chí dẫn tới ly hôn. Nhớ lại thời bao cấp, vợ chồng đều biết rõ thu nhập của nhau qua đồng lương "ba cọc ba đồng" rõ đến từng hào, không ai có thể chi tiêu cái gì riêng tư cả. Ngoài "tám giờ vàng ngọc" ở cơ quan và thời gian đi lại trên đường, ai cũng ở nhà hầu như tất cả thời gian còn lại, vì thế lúc nào người này cũng biết người kia đang ở đâu, làm gì.
Nhưng bây giờ đã khác, khó có thể kiểm soát được tài chính của nhau, khi có người có đến mấy nguồn thu nhập ngoài lương. Ngay cả lịch sinh hoạt của họ cũng rất khó biết họ đi đâu, làm gì vì con người hiện đại có nhiều mối quan hệ xã giao. Có ông giám đốc tháng nào cũng đưa tiền về nhà cho vợ đầy đủ, buổi tối hay ngày nghỉ nào cũng ở nhà với vợ con, thế mà khi bà vợ phát hiện chồng có "bồ" thì ông ta đã mua hẳn cho người tình một căn chung cư sống với đứa con riêng của ông ta và họ gặp nhau toàn vào ... những buổi trưa.
Quá riêng tư, hai vợ chồng dễ "đồng sàng dị mộng" (Ảnh minh hoạ IT)
Có thể nói, ngày nay sự công khai hay bí mật trong đời tư của mỗi người chỉ có thể dựa vào sự tự nguyện của họ. Nếu vợ chồng yêu thương gắn bó với nhau, trở thành người bạn đời thân thiết của nhau, không có gì phải giấu nhau cả thì đó là mối quan hệ tuyệt vời, con cái cũng học theo lối sống trung thực của cha mẹ và dễ trở nên trò giỏi, con ngoan. Còn nếu mỗi người có một "khoảng trời riêng" tha hồ vùng vẫy, với những "quỹ đen" có khi lên đến hàng tỷ đồng thì tất yếu sẽ dẫn đến mỗi người có một cuộc sống riêng.
Dù là vợ chồng, có con chung, tài sản chung nhưng mỗi người lại có niềm vui, nỗi buồn riêng, thậm chí cả hạnh phúc riêng. Khi đó, gia đình dẫu chưa tan vỡ nhưng trong ngôi nhà của họ chỉ là một tập hợp người sống với nhau gỉa tạo chứ phải đâu là một gia đình?
Chìa khoá "trung thực" trong hôn nhân Thứ nhất là trung thực về cảm xúc, tức là vui buồn, yêu ghét, thích cái gì, không thích cái gì cứ nói hết với nhau, không kín như bưng khiến người ta khó hiểu được mình. Thứ hai là trung thực về đời tư, không giấu vợ hoặc chồng bất kỳ một đoạn đời nào trong quá khứ. Bởi vì quá khứ bao giờ cũng liên quan đến hiện tại, tác động vào hiện tại. Nếu không biết rõ quá khứ của một người thì cũng khó hiểu được hiện tại của người đó. Thứ ba là trung thực về cuộc sống, tất cả những công việc làm ăn, thu nhập và những mối quan hệ hiện nay. Như thế vợ/chồng mới biết người bạn đời của mình đi đâu, làm gì và mới thông cảm, hỗ trợ nhau được. Thứ tư là trung thực về những dự định tương lai, cả những ước mơ, hoài bão để người bạn đời có thể kết hợp. Nếu trung thực được như vậy thì sống bên người bạn đời lúc nào cũng thấy thoải mái, trò chuyện với nhau cởi mở, không bao giờ phải sợ lỡ lời.
Theo dân việt
Bốn phẩm cách được trời ban phúc mà cổ nhân xem trọng nhất Cổ nhân tin rằng, sự vận hành của vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải thuận theo Thiên đạo. Con người cũng là như thế, thuận theo Thiên đạo thì hưng thịnh, mà nghịch Thiên đạo thì suy vong. (Hình minh họa) Dưới đây là bốn phẩm cách mà cổ nhân xem trọng nhất. Người có những phẩm cách này thì...