Vì sao người xưa dạy: ‘Họa từ miệng ra’?
Cổ nhân thường dạy: ” Bệnh từ miệng vào – Họa từ miệng ra”, một người số mệnh có tốt hay không chỉ cần anh ta mở miệng là có thể biết. Do vậy khẩu nghiệp rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày.
Những việc làm tổn đức cả trong cuộc đời người ta không phải ngày nào cũng có thể làm, nhưng những lời nói làm tổn đức, những lời nói khó nghe, những lời nói bất chính rất có thể được nói ra hằng ngày.
Thuận theo thời gian khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ lại càng nhiều, phúc báo sẽ đều từ cái miệng này mà biến mất. Vì vậy, những người mà lời nói gây tổn đức, cả đời sẽ lao đao vất vả cực khổ. Khẩu đức đến và đi với bất kỳ ai cũng đều như nhau, có rất nhiều phúc báo đều thông qua những lời nói từ miệng mà mất đi. Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn vất vả vẫn cực khổ. Bạn nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó sẽ làm mất đi vận may trong cuộc sống, từ đó làm cuộc sống của bạn luôn không suôn sẻ.
(Ảnh minh họa)
Cổ nhân thường giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn nói những lời không tốt, chê trách nói xấu người khác, nói những lời nguyền rủa mắng nhiếc người khác, đều sẽ nhanh chóng bị tổn đức, mất đi phúc báo. Không chỉ là nói những lời chê trách, kể cả nói những lời chê bai những người lớn tuổi hơn, cũng đều có thể mất đi phúc báo. Có những người vợ rất thích than phiền nói xấu chồng, nói chồng không tốt thế này không tốt thế kia. Khi xảy ra mâu thuẫn cãi nhau ngay đến cả cha mẹ, tổ tông nhà chồng (vợ) cũng đều dám mang ra chửi, còn dám nói những lời khó nghe nhất.
Điều này sẽ tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng. Cứ như vậy sẽ làm cho gia cảnh trong nhà ngày càng khốn khó khổ cực, là bởi phúc báo đều đã theo những lời mắng nhiếc chửi bới kia bay đi hết rồi. Vì vậy cái quan ải tạo khẩu nghiệp này, trong cuộc sống chúng ta nhất định nên chú ý. Miệng nên nói lời để có thể giữ được đức, đừng chua ngoa nói xấu người khác như vậy mới có thể giữ lại phước lành.
Vậy thì tại sao miệng có thể làm ta tổn phước lành mất đi phúc báo nhỉ? Bạn nên nhớ phúc báo là có tiêu chuẩn căn duyên, chính là nhân duyên hòa hợp, nó cũng là một sự thể hiện của một loại trường năng lượng.
Video đang HOT
Ví dụ bạn đi đến chùa làm thiện nguyện, theo bạn có phải do hành động quét dọn sân chùa và hành động lau bàn lau ghế nhà chùa mang lại phúc báo cho bạn? Xin thưa với bạn tất cả đều không phải, mà chính là tâm thiện niệm của bạn mang lại phúc báo cho bạn. Chính là vì chúng ta xuất tâm vì lợi ích cho chúng sinh mà quét dọn sân chùa, mà dọn dẹp vệ sinh, và cùng mọi người kết duyên vui vẻ, tất cả từ đó sẽ mang lại thiện niệm cho chúng ta.
(Ảnh minh họa)
Khi tâm niệm này được phát xuất ra, năng lượng chính yếu từ bi của vũ trụ được cảm ứng, lúc này bạn sẽ nhận được sự gia trì của nguồn năng lượng chính yếu này, nó liền tạo ra cơ duyên để bạn đắc được phúc báo và may mắn. Và phúc báo phước lành của người ta chính là được tạo thành như vậy.
Ngược lại với những người luôn oán trời trách đất, phúc cũng sẽ bị hao tổn rất nhanh, những phúc báo bị mất đi đó chính là do tâm họ khởi tác dụng làm tổn thất. Trong tâm họ khi đó sẽ có xu hướng ích kỷ, có xu hướng oán hận, có xu hướng đố kỵ, có xu hướng dần trở nên keo kiệt tham lam, lãng phí. Và lúc này chính là thời điểm phúc báo sẽ bị tiêu mất.
Một người luôn oán trời trách đất, không trân quý những gì đang có, luôn sinh tâm oán giận, lại thông qua miệng lưỡi không ngừng nói lời lảm nhảm chê trách nói xấu người khác. Thì phúc lành cũng nhanh chóng bị mất đi.
Miệng luôn nói lời tốt đẹp, trong tâm cũng đầy thiện niệm, nói những lời hay ý đẹp trong kinh Phật, nói những lời tốt đẹp mềm mỏng thiện lương, làm vui lòng người khác. Miệng muốn nói được lời đẹp, trong lòng phải có tâm thiện lương, cũng giống như từ trường tốt đẹp mà vũ trụ đã phát xuất ra và từ đó điều bạn được là phúc báo.
Thế nào là một trái tim thiện lương? Trước tiên đó chính là trong tâm biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ chính là một loại thành quả. Một con người khi càng tu hành, càng biết thế nào là đủ. Với bất kể hoàn cảnh nào trong cuộc sống xung quanh đều luôn biết thế nào là đủ, và biết tạ ơn như vậy mới có thể tiến bộ.
(Ảnh minh họa)
“Tri nhân bất tất ngôn tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta khẩu đức dữ kỷ.
Trách nhân bất tất hà tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta đỗ lượng dữ kỷ.
Tài năng bất tất ngạo tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta nội hàm dữ kỷ.
Phong mang bất tất lộ tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta thâm liễm dữ kỷ.
Hữu công bất tất yêu tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta khiêm nhượng dữ kỷ.
Đắc lí bất tất thưởng tận, lưu tam phân dư đích dữ nhân, lưu ta khoan hòa dữ kỷ.”
Tạm dịch:
“Hiểu người không nên nói hết, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút khẩu đức cho bản thân.
Trách người không nên trách hết lời, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút độ lượng cho bản thân.
Dù có tài năng cũng đừng nên kiêu ngạo, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu chút hàm ý lại cho bản thân.
Dù có lợi thế vượt trội cũng không nên lộ hết ra, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu lại sự hội tụ sâu lắng cho bản thân.
Dù được thành công cũng đừng nên đi khoe khoang, lưu lại ba phần cho người khác tự biết, lưu lại sự khiêm tốn cho bản thân.
Muốn đắc được đạo lý không nhất thiết phải đi tranh đi cướp, giữ lại ba phần cho người khác, giữ lại chút khoan thai hài hòa cho bản thân”.
Theo NS