Vì sao người Việt lại ‘ngại’ chính du khách bản địa?
Tại nhiều địa điểm du lịch ở Việt Nam, người phục vụ phải ngăn riêng khách Việt và khách nước ngoài. Thậm chí, đã có nơi từng thông báo không nhận khách Việt… Vì sao nên nỗi?
Rượu vào lời ra…
Du lịch homestay (khám phá và ở nhà dân) đang là sản phẩm “hot” với cả du khách trong nước và nước ngoài. Hiện nay, tại TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Nai… loại hình này đang được chú trọng. Điển hình như Tiền Giang đang xây dựng ngôi làng cổ Đông Hòa Hiệp để phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, hạt nhân là tu bổ, tôn tạo các ngôi nhà cổ để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, do mới làm nên các gia đình làm du lịch tại đây gặp nhiều rắc rối. Đặc biệt là họ không lường trước được những điều phải đối mặt khi đón và phục vụ khách là người Việt.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Chín, chủ đời thứ tư của ngôi nhà cổ Anh Kiệt (Mr. Kiệt), xây dựng vào năm 1838, tọa lạc tại số 22, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, mới đầu, khi mở dịch vụ homestay, chúng tôi chủ trương đón mọi nguồn khách. Từ khách nội địa cho đến khách quốc tế, từ khách lẻ cho tới khách đoàn… Thế nhưng, sau một thời gian nhận khách Việt, chúng tôi quản lý không nổi. Bên cạnh đó, một số khách Việt không tuân thủ những yêu cầu của gia chủ, không tôn trọng các giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi nhà. Không chỉ thế, một số khách Việt ứng xử với môi trường cũng kém.
Bà Chín lấy ví dụ, khi ăn uống nhiều người Việt không có ý thức vứt rác bừa bãi,… Nếu gia chủ có ý kiến đóng góp lại tỏ ra khó chịu. Một đặc điểm của du khách Việt là thường xuyên yêu cầu nhiều dịch vụ phát sinh. Vì là du lịch homestay, chúng tôi không phải là một nhà hàng, chỉ nấu theo yêu cầu của đoàn, khách đặt trước đó. Thế nhưng, nhiều khách yêu cầu thức ăn ngoài thực đơn như rùa, rắn… khiến chúng tôi trở tay không kịp.
Tương tự, ông Phan Văn Đức, chủ nhân đời thứ sáu của ngôi nhà cổ Ba Đức, xây dựng khoảng năm 1870, tọa lạc tại số 155 ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp chia sẻ, khách Việt thường là “rượu vào lời ra”. Đặc biệt, có một số khách Việt nói năng không giữ mình, nói tục chửi thề thường xuyên. Hơn thế nữa, ăn uống xả rác bừa bãi, do vậy nhiều lần xếp họ ngồi chung với khách nước ngoài, chúng tôi không biết ứng xử thế nào cho phù hợp.
Video đang HOT
Bên cạnh việc không giữ vệ sinh chung thì khách Việt cũng là một trong những “sát thủ” đối với những vườn cây ăn trái. Với diện tích khoảng 20.000m2, gia đình bà Chín trồng khá nhiều loại cây ăn trái: Xoài, măng cụt, mãng cầu… vừa tạo phong cảnh, vừa phục nhu cầu của khách du lịch mỗi lần đến tham quan nhà cổ. Tuy nhiên, khi có đoàn khách Việt đến và đi là một bãi chiến trường để lại, cây cối tan tác. Cảnh này cũng không khác đối với gia đình ông Đức. “Chúng tôi không có hướng dẫn viên, mọi thứ cứ rối tung lên, dẫn tới kiểm soát không được”, ông Đức chia sẻ. Ngoài những lý do trên, bà Chín cho biết: “Một số khách Việt còn sờ mó, nâng lên đặt xuống các đồ đạc trong nhà, khiến chúng tôi muốn thót tim. Gần đây, có du khách đã làm bể một cây đèn cổ, hay có bé trai lấy một miếng khảm trai tại tủ thờ… “.
Chỉ vun vén lợi ích cá nhân
Từ những lý do trên, bà Chín và ông Đức đã thẳng thừng nói không với khách Việt. Họ đều đưa ra những lý do tương tự nhau. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, không phải ai cũng ứng xử thiếu văn hóa. “Có nhiều đoàn, nhiều khách Việt rất dễ thương. Họ tôn trọng mình, tôn trọng các giá trị của ngôi nhà và ứng xử tốt với môi trường. Chỉ có một số “con sâu làm rầu nồi canh” thôi”, bà Chín nói. “Chúng tôi chỉ nhận khách Việt đến tham quan khi đi theo đoàn, có hướng dẫn viên và phải là đoàn khách đàng hoàng chúng tôi mới nhận”, ông Đức nói.
Gia đình ông Đức đã phải bố trí những khu ăn uống riêng cho khách nước ngoài.
Ông Đức cho rằng, nếu để phiền lòng khách nước ngoài, kể cả khách Việt đàng hoàng, sẽ làm mất đi hình ảnh thân thiện… thì họ sẽ không quay lại đây nữa. Còn nếu tạo ấn tượng tốt, họ sẽ về loan truyền với bạn bè và du khách để đến đây nhiều hơn. Điều này đã được chứng minh khi có nhiều du khách đã quay trở lại cùng với những thân của họ. Một hướng dẫn viên thường đưa khách nước ngoài đến làng cổ Đông Hòa Hiệp (xin được giấu tên) chia sẻ: “Quả thật, dẫn đoàn khách Việt chúng tôi mệt hơn là khách nước ngoài. Một số người thường đòi hỏi vô cớ, nhưng vì “khách là thượng đế” nên chúng tôi phải chiều lòng”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, việc các chủ nhà cổ không nhận khách Việt là có thật. Số lượng khách Việt đến tham quan nhà cổ không nhiều. Việc một số du khách Việt tham quan vườn cây trái và có những hành động chưa đẹp cũng là lý do chính đáng để cho chủ nhà không nhận khách. Từ chuyện của một ngôi làng cổ có thể hình dung ra ở rất nhiều tuyến, điểm du lịch, đặc biệt là loại hình homestay tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khách Việt xấu xí.
Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng khoa Văn hóa học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – đại học Quốc gia TP.HCM phân tích, vấn đề vừa nêu là rất phổ biến và hết sức bức xúc của văn hóa ứng xử hiện nay. ứng xử là biểu hiện rõ nét của ý thức văn hóa, cho nên, thông qua hoạt động ứng xử người ta có thể nhận diện ra nề nếp, nền tảng văn hóa ở người đó. Và vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay không chỉ dừng lại ở một số hiện tượng cá biệt mà khá phổ biến. Điển hình như việc ăn to, nói lớn không ngại ảnh hưởng đến người khác, không xếp hàng, không chấp hành luật pháp…
Cũng theo TS. Hiệu, nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể thấy rằng, trong suốt thời gian qua, thậm chí mấy thập niên qua, chúng ta không giáo dục được ý thức quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Tức là tự tạo ra được ý thức của cá nhân, cái mà ngày xưa Nho giáo rất coi trọng, thì ngày nay chúng ta đang xem nhẹ nó. Vì thế, một số cá nhân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài. Dẫn tới thiếu ý thức cộng đồng xã hội, sinh ra tâm lý ích kỷ, chỉ lo vun vén cho quyền lợi cá nhân, không quan tâm tới lợi ích của xã hội.
Bên cạnh đó, xã hội đang ở trong giai đoạn chuyển biến mà chúng ta thường hay gọi là quá trình đô thị hóa, thị trường hóa. Trong quá trình chuyển biến đó, cái cũ đang mất đi trong khi đó, cách ứng xử mới theo lối trọng lý trong xã hội công dân lại chưa hình thành. Phải cần một thời gian dài nữa, ý thức đó mới có thể hình thành.
Chí Thanh
Theo_Người Đưa Tin
Nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng: Khởi tố, bắt tạm giam 6 cán bộ ngành đường sắt
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 6 bị can nguyên là các cán bộ đường sắt, liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiến hành điều tra xác minh, làm rõ thông tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án "Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 01 - giai đoạn I" bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ Giao thông vận tải khẩn trương điều tra xác minh, bước đầu đã làm rõ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 6 bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 6 bị can
nguyên là các cán bộ ngành đường sắt
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (theo Điều 281 Bộ luật hình sự) và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Ban Quản lý các dự án Đường sắt thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với một số cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, gồm: Trần Quốc Đông (SN 1964), chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; Phạm Hải Bằng (SN 1969), chức vụ: Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phạm Quang Duy (SN 1975), chức vụ: Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Nguyễn Nam Thái (SN 1977), chức vụ: Trưởng phòng Dự án 3, Ban Quản lý các Dự án Đường sắt về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Trần Văn Lục (SN 1958), nguyên Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962), Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đang tập trung điều tra, làm rõ vụ án và hành vi sai phạm của các đối tượng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Theo ANTD
Đập đầu vào tường đòi chết theo bạn nhậu tử vong vì nghi vấn ngộ độc rượu ốc Những ngày này, người dân phường Kim Long, TP Huế xôn xao bàn tán về cái chết thương tâm của Nguyễn Văn Hiếu sau khi thanh niên này cùng bạn ăn nhậu. Nam thanh niên đã đòi tự tử vì cho rằng bạn bị ngộ độc rượu (Ảnh minh họa) Những ngày này, người dân phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên...