Vì sao người TQ “phát cuồng” với gỗ sưa?
Ở Trung Quốc có rất nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu cây gỗ sưa, loại cây “đắt hơn vàng”. Vì sao loài cây này lại có giá trị lớn đến như vậy?
Nhiều người tin rằng gỗ sưa có tác dụng đặc biệt dù các nghiên cứu khoa học chưa thể chứng minh điều này…
Gỗ sưa, “báu vật” của các vua chúa
Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Ở Việt Nam cây sưa đỏ còn gọi là cây Huỳnh đàn đỏ, Trắc thối hay cây Huê mộc vàng, còn ở Trung Quốc cây sưa đỏ được gọi là cây Hoàng hoa lê Hải Nam vì cây mọc chủ yếu ở Hải Nam.
Theo một số sách cổ như “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” cho biết, gỗ sưa của người Giao Chỉ (tức vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay) là loại gỗ tốt nhất. Người xưa thường chế tác gỗ sưa đỏ để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc.
Gỗ sưa được dùng ở Trung Quốc từ thời Đường, và sau được ưa chuộng rộng rãi vào thời Minh và Thanh. Từ lâu người Trung Quốc đã xem gỗ sưa là một trong bốn loại gỗ quí nhất, gồm Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực. Ngoài vàng bạc châu báu thì các nước chư hầu của phong kiến Trung Quốc xưa ở phía nam thường cống nạp cho triều đình loại gỗ quí này.
Khúc gỗ sưa được trục vớt ở Quảng Bình đã nhiều phần mục nát
Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa “bách bệnh”?
Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết. Một bài viết có tiêu đề “Vì sao cây Hoàng hoa lê Hải Nam đắt hơn vàng?” đăng trên trang Hualimu.net ngày 23.6.2011 giải thích, cây gỗ sưa đắt đỏ vì người Trung Quốc quan niệm nó có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Họ cho rằng, có gỗ sưa mà gối đầu thì không khác gì thuốc được truyền trực tiếp vào người.
Tuy nhiên, gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.
Video đang HOT
Thế nhưng, theo Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ vào năm 2012 cho biết, cả phía các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lí do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ này.
Gỗ sưa dùng để ướp xác, trừ tà?
Hiện nay, gỗ sưa đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa.
Riêng ở Việt Nam, việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng đàn rủ, còn gọi là Ngọc am hay San Mộc và có tên khoa học là Cupressus funebris chứ không phải gỗ sưa đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, gỗ sưa có thể không dùng làm hương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải là loại tiết ra tinh dầu thơm.
Gỗ sưa đỏ có độ bền hạng nhất?
Nhiều người vẫn tin rằng, gỗ sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quí, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.
Nhưng theo nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam, cây sưa chỉ đứng ở nhóm gỗ 2, độ chịu lực không bằng nhóm gỗ 1 là lim, gụ. Thạc sỹ Đỗ Văn Bản, Trưởng phòng Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết trên trang Vtc.vn ngày 15.5.2012, tuy gỗ sưa đỏ thuộc loại gỗ đẹp nhưng vẫn đứng sau gỗ trắc. Người dân coi là loại gỗ thơm nhưng không được ưa chuộng như gỗ giáng hương.
Gỗ sưa Trung Quốc đắt hơn gỗ sưa Việt Nam
Gỗ sưa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bán cho các thương lái Trung Quốc. Theo các chuyên gia Trung Quốc, do có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Việt Nam với đảo Hải Nam Trung Quốc nên cây sưa ở Việt Nam có đặc điểm gần gũi với cây sưa Hải Nam. Song một số người tin rằng, gỗ sưa Việt Nam không bằng sưa Hải Nam.
Đồ gỗ sưa Trung Quốc đắt giá
Nếu trước đây vào những thập niên 70 của thế kỷ XX, giá gỗ sưa ở Trung Quốc rất rẻ thì đến những năm 2007-2008 khi loại gỗ này trở nên hiếm và các cây mới thì vẫn còn non nên giá gỗ sưa đắt đỏ hơn bao giờ hết. Mặc dù vậy, đó chủ yếu là những cổ vật gỗ sưa được thiết kế theo phong cách nhà Minh hay Thanh. Trang Hualimu.net tiết lộ, để mua một chiếc tủ làm bằng gỗ sưa chân vuông cũ cần khoảng 5 triệu nhân dân tệ. Tờ Xinhuanet cho hay, một chiếc ghế gập làm từ thời nhà Thanh cũng có giá 4,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 14 tỉ đồng).
Tuy nhiên, hiện nay những đồ gỗ sưa ở Trung Quốc hầu hết đều xuất xứ từ sưa Việt Nam. Theo một số đại gia buôn gỗ ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh tiết lộ, giá gỗ sưa thường đắt đỏ vì người Trung Quốc thường tung tin mua gỗ sưa về vì mục đích tâm linh huyền bí và chữa bệnh. Họ thổi giá lên cao rồi có thể sẽ bí mật chuyển gỗ ngược trở lại bán cho người Việt Nam!
Theo Văn Biên (Dân Việt)
Ông trùm gỗ sưa xuất hiện: Lãnh đạo huyện "chối"
Sự xuất hiện một cách bất thường của trùm gỗ sưa Hùng "mía", có biểu hiện khuynh loát mọi công việc trục vớt gốc sưa "khủng" tại suối Troóc đang khiến dư luận bức xúc, bàn tán xôn xao. Trong khi đó, cơ quan chức năng "chối" về sự xuất hiện của trùm gỗ sưa.
Hầu hết lãnh đạo các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch (Quảng Bình), khi được hỏi đến đều cho rằng mình không biết, không thấy... Hùng "mía".
Hùng "mía" có mặt ở tất cả các cuộc hội ý của cơ quan chức năng. Trong ảnh Hùng "mía" (x) cùng với ông Tân (hạt trưởng), ông Vũ (Phó Chủ tịch huyện) bàn chuyện trục vớt
Ngăn phóng viên, thả cửa cho trùm gỗ sưa
Để trục vớt gốc sưa "khủng" ở suối Troóc, cơ quan chức năng bố trí đến 3 vòng an ninh. Theo đó, vòng ngoài cùng lực lượng công an chặn tất cả các ngả đường dẫn đến hiện trường và đảm bảo giao thông đi lại. Vòng giữa cũng lực lượng công an, nhằm ngăn không cho người dân hiếu kỳ vào sát hiện trường. Vòng được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt nằm ở trong cùng. Vòng này có diện tích chừng 500m2, chỉ duy nhất lực lượng trục vớt có mặt, ai không phận sự miễn vào.
Sáng 26/2, xe của các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng đã bị lực lượng chức năng chặn ngay cửa ngõ con đường từ trung tâm xã Phúc Trạch dẫn đến hiện trường. Dù phóng viên giải thích thế nào cũng bị các chiến sỹ cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn lại, buộc phải đi đường vòng mất gần 6km để đến hiện trường. Anh em phóng viên vui vẻ chấp hành vì công việc chung.
Hùng "mía" thường xuyên tiếp xúc với người của cơ quan chức năng
Khi đến hiện trường, rất đông người dân cùng chấp hành đứng ở vòng ngoài theo dõi trục vớt. Điều khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ, ngay trong vòng bảo vệ an ninh đặc biệt, xuất hiện Hùng "mía", một trùm buôn gỗ sưa "tả xung hữu đột" khuynh loát cuộc trục vớt. Hình ảnh xông xáo của Hùng "mía" trái ngược với sự uể oải, mệt mỏi của nhiều người thuộc lực lượng chức năng. Hùng "mía" khoa tay múa chân chỉ đạo xe này đào ở vị trí này, xe kia phải di chuyển đến vị trí khác. Thậm chí, Hùng "mía" còn ra lệnh cho dừng công việc trục vớt để tổ chức thắp hương cúng bái sau nhiều lần bị đứt cáp mà gốc sưa vẫn không thể đưa lên được.
Hỏi ra mới biết, Hùng "mía" đã bỏ ra 890 triệu đồng để mua phần ăn chia của người phát hiện gốc sưa với Nhà nước. Trước hình ảnh phản cảm nói trên, nhiều người dân có mặt tại hiện trường hết sức bức xúc, phát biểu nhiều câu rất bất mãn. Thậm chí có người nói, lực lượng chức năng chẳng qua đến đây bảo vệ để đưa gốc gỗ sưa này về cho Hùng "mía" một cách hợp pháp. Bởi Hùng "mía" không lạ lùng gì đối với người dân ở đây, qua những phi vụ làm ăn động trời của ông này.
Điệp khúc không biết, không thấy...
Trước những bức xúc của người dân, chúng tôi đã đặt câu hỏi về vai trò của Hùng "mía" trong cuộc trục vớt với lãnh đạo các ngành chức năng của huyện Bố Trạch, và tất cả đều chung câu trả lời: Không biết, không thấy...
Ông Phạm Văn Tân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bố Trạch cho rằng: Vì trách nhiệm nặng nề được giao chỉ đạo lực lượng trục vớt nên ông không để ý và không biết đến sự có mặt của Hùng "mía". Nếu có sự xuất hiện của Hùng "mía" thuộc trách nhiệm của lực lượng Công an bảo vệ an ninh tại hiện trường.
Hùng "mía" chỉ đạo việc cúng bái
Ông Trần Quang Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cũng nói không biết, không thấy có sự xuất hiện của Hùng "mía" trong vùng cấm. "Tôi là người chỉ đạo chung, trực tiếp tại hiện trường. Tôi đã chỉ đạo lực lượng an ninh làm đúng quy trình, không cho người ngoài tiếp cận hiện trường để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc trục vớt. Nếu có sự xuất hiện của Hùng "mía" chắc là lúc tôi đi ra ngoài nên tôi không thấy" - ông Vũ trần tình.
Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN&PTNT, người được UBND tỉnh Quảng Bình cử ra hiện trường, phối hợp với huyện Bố Trạch chỉ đạo chung công tác trục vớt, ban đầu khi nghe hỏi đến Hùng "mía" cũng cùng chung câu trả lời: Không biết, không thấy. Tuy nhiên, trước những chất vấn của PV, ông Khoa khi thì nói, Hùng "mía" có kinh nghiệm trục vớt gỗ sưa; khi thì nói Hùng "mía" đại diện cho gia đình phát hiện sưa tham gia trục vớt, vì ông ấy đã mua lại phần ăn chia với Nhà nước.
Riêng việc chỉ đạo bày trò cúng bái của Hùng "mía" ngay tại hiện trường, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình không khẳng định là mình có đồng tình hay không, nhưng ông lại cho rằng: "Có những việc không thể giải thích được. Một khúc gỗ như thế mà đứt hết 3 lần cáp là không phải chuyện đùa đâu".
Theo PV (Tiền Phong)
Gửi giám định mẫu gỗ sưa tiền tỷ Theo báo cáo ngày 27/2 của UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, gốc cây sưa mà cha con ông Nguyễn Văn Thời phát hiện khi đi đánh cá tại ngầm bến Troóc dài 1,65 m, đường kính 1 m. Riêng phần rễ cây có chiều dài lớn nhất 3 m, phần ngắn 2 m. Gốc cây bị rỗng ruột, đường kính phần...