Vì sao người TQ nên hoan nghênh vụ bắt giữ “công chúa” Huawei?
Nhà báo Richard Harris viết trên SCMP rằng việc các doanh nhân hàng đầu bị “sờ gáy” trong thời gian gần đây không hẳn là chuyện xấu.
Bà Meng đã được tòa án Canada cho tại ngoại sau khi trả 7,5 triệu USD
Câu chuyện nổi bật trên trang nhất các trang báo quốc tế thời gian qua là vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của tập đoàn Trung Quốc Huawei.
Sau khi bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, nữ doanh nhân sống khá kín đáo này đã lập tức trở nên nổi tiếng. Cuộc sống của bà Meng, người có hai nhà ở Vancouver, trở thành chủ đề bàn tán toàn cầu.
Bà Meng bị cáo buộc lừa nhiều ngân hàng về các giao dịch liên quan đến Iran, khiến các ngân hàng này rơi vào nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Trung Quốc phản ứng rất quyết liệt, cáo buộc Canada làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc và hành động chống nhân quyền.
Các cá nhân chỉ có thể bị dẫn độ khỏi Canada thông qua luật pháp của Canada. Điều này có nghĩa là bà Meng chỉ cần nộp 7,5 triệu USD để được tại ngoại, được tự do chuẩn bị bào chữa trong sự thoải mái ở nhà riêng tại Vancouver.
Nhà báo Harris dự đoán kết quả có khả năng xảy ra nhất là các cáo buộc chống lại bà Meng sẽ bị loại bỏ. Trước đây, người Mỹ đã từng bắt và cho phép người sáng lập JD.com, Richard Liu Qiangdong, trở về Trung Quốc vì thiếu bằng chứng mặc dù người này đang phải đối mặt với cáo buộc cưỡng hiếp.
Video đang HOT
Doanh nhân bị bắt nổi tiếng nhất gần đây là cựu lãnh đạo Nissan Carlos Ghosn.
Theo Harris, hằng tuần đều có nhiều doanh nhân bị bắt ở Nga, Anh, Đức và nhiều nơi khác trên thế giới. Người bị bắt nổi tiếng nhất gần đây (ngoài bà Meng) là một trong những doanh nhân hàng đầu thế giới, cựu lãnh đạo Nissan Carlos Ghosn.
Ghosn, quốc tịch Pháp, bị bắt ở Nhật Bản sau những cáo buộc về không khai báo chính xác thu nhập. Ông hiện đang bị giam trong một nhà tù Nhật Bản mà không được tại ngoại.
Vụ bắt giữ Ghosn dường như không “gây bão” truyền thông như vụ bắt giữ bà Meng. Phía Pháp cũng không có động thái ngoại giao gì đột biến. Ghosn phải đối mặt với các cáo buộc một mình.
Giữa năm ngoái, một số chủ tịch của các tập đoàn lớn của Trung Quốc – Angbang, Đại Liên Vạn Đạt và Fosun – cũng gặp “khó khăn”. Một số người mất tích (trong một thời gian ngắn hoặc nhiều tuần), sau đó xuất hiện trở lại trong tình trạng ăn năn hối lỗi về những vi phạm của mình. Không có người nào trong công chúng biểu tình phản đối các biện pháp trừng phạt được đưa ra dành cho những người này.
Sự giàu có và các mối quan hệ của bà Meng gần như chắc chắn sẽ giúp bà được tự do, Harris nhận định. Vì thế, chúng ta nên dành suy nghĩ của mình cho cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig, người bị vừa bị bắt tại Trung Quốc – một động thái được cho là để trả đũa.
Harris viết chúng ta không nên chỉ trích vụ bà Meng bị bắt giữ, thay vào đó, nên hoan nghênh việc các doanh nhân cấp cao đang bị “sờ gáy”.
Đã từ rất lâu, cổ đông vô tội của các tập đoàn lớn đã phải trả giá cho những sai phạm trong quản lý. Nhưng giờ đã đến lúc những người quyết định ở cấp cao phải nhận trách nhiệm. Đó là lý do tại sao họ được trả lương rất cao, SCMP nhận định.
Theo Danviet
Giám đốc tài chính Huawei bị bắt có ít nhất 7 hộ chiếu
Theo giới chức Mỹ, Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou, người đang bị Canada bắt giữ, sở hữu ít nhất 7 cuốn hộ chiếu được cấp ở Trung Quốc và Hong Kong trong 11 năm qua.
Bà Meng bị cho là sở hữu ít nhất 7 hộ chiếu. (Ảnh: SCMP)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lá thư Bộ Tư pháp Mỹ gửi tòa án Canada ngày 9/12 cho biết: "Trong vòng 11 năm qua, bà Meng đã sở hữu không dưới 7 hộ chiếu khác nhau của Trung Quốc và Hong Kong". Cụ thể, bà Meng được cho là sở hữu 4 hộ chiếu Trung Quốc và 3 hộ chiếu Hong Kong. Giới chức Mỹ lo ngại rằng điều này có thể tạo điều kiện để bà Meng bỏ trốn nếu được tòa án Canada cho phép tại ngoại.
Trong khi đó, tờ Ming Pao của Hong Kong cho biết, bà Meng còn sở hữu cuốn hộ chiếu thứ 8 mà bà từng sử dụng ở Hong Kong năm 2004 nhân một sự kiện của Huawei.
Bình luận về những thông tin trên, Cơ quan quản lý di trú Hong Kong cho biết, các trường hợp được cấp hộ chiếu ở Hong Kong chỉ được sở hữu một hộ chiếu hợp pháp duy nhất.
Cũng có một số trường hợp, hộ chiếu hết hạn hay bị hư hại, người được cấp xin giữ lại, hộ chiếu đó có thể sử dụng với 1 hộ chiếu mới, nhưng trong trường hợp đó vẫn chỉ có một thị thực hợp lệ.
Hiện không rõ lý do tại sao bà Meng có thể sở hữu cùng lúc nhiều hộ chiếu như vậy.
Tại tòa án, ông David Martin, luật sư của bà Meng, khẳng định bà chỉ sở hữu 2 hộ chiếu gồm 1 hộ chiếu do đặc khu Hong Kong cấp và cũng là hộ chiếu bà Meng dùng để đến Canada trước khi bị bắt, và 1 hộ chiếu do Trung Quốc cấp. Theo luật pháp Trung Quốc, những trường hợp đã được cấp hộ chiếu Hong Kong sẽ không sở hữu đồng thời hộ chiếu Trung Quốc và ngược lại.
Bà Meng, 46 tuổi, là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc). Bà bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12 khi đang chờ bắt chuyến bay ở Vancouver do bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran. Công ty con của Huawei có trụ sở tại Hong Kong, Skycom, bị nghi đã làm ăn với các công ty viễn thông của Iran trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014. Bà Meng bị cáo buộc có liên quan đến các thương vụ này.
Bà Meng đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ và có thể đối mặt với 30 năm tù. Trong một diễn biến liên quan khác, bà Meng đã gửi đơn đề nghị lên tòa án Canada xin được tại ngoại vì lý do bị cao huyết áp và khẳng định sẽ không bỏ trốn. Tuy nhiên, các công tố viên Canada trước đó đã kêu gọi thẩm phán không chấp nhận đề nghị cho bà Meng tại ngoại do lo ngại doanh nhân Trung Quốc này có thể bỏ trốn.
Vụ bắt giữ bà Meng đang khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada căng thẳng mặc dù giới chức Canada khẳng định việc bắt giữ không mang động cơ chính trị và là theo đề nghị của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối tuần qua đã triệu tập đại sứ Mỹ và Canada để phản đối vụ bắt giữ. Bắc Kinh yêu cầu Canada phải thả bà Meng ngay lập tức, cảnh báo rằng Ottawa sẽ phải gánh hậu quả "nghiêm trọng" nếu không làm điều này.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng nói với Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad rằng: "Phía Trung Quốc kịch liệt phản đối và đặc biệt hối thúc Mỹ coi trọng lập trường nghiêm túc của Trung Quốc và ngay lập tức có biện pháp để sửa chữa hành vi sai lầm, đồng thời rút lại lệnh bắt giữ công dân Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiến hành thêm động thái khác căn cứ trên các hành động của Mỹ".
Minh Phương
Theo Dantri/ SCMP, Sputnik
Canada nêu lý do bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Các công tố viên cho biết, Mỹ muốn dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou để đối mặt với các cáo buộc che giấu mối liên hệ với một công ty bán thiết bị cho Iran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, tòa án Vancouver (Canada) cho biết ngày 7/12. Bà Meng Wanzhou (Ảnh: Reuters) Bà Meng Wanzhou, 46...