Vì sao người thông minh thường khó… yêu?
Trí thông minh mang lại cho chúng ta khả năng suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm, nhưng đôi khi lại trở thành rào cản trên hành trình tìm kiếm bạn đời.
Tình yêu vốn đã khó tìm, với người thông minh lại càng khó hơn. (Ảnh: ITN)
Tình yêu vốn đã khó tìm, với người thông minh lại càng khó hơn. Đó có thể là do tâm hồn họ, sự hiểu biết về mọi thứ, cách tiếp cận cuộc sống, v.v. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn tương tự, thì bạn cần tìm hiểu lý do khiến những người thông minh khó tìm được tình yêu.
Người thông minh giỏi phân tích
Những người thông minh nhận thức được thực tế rằng có nhiều thứ để có một mối quan hệ thành công hơn là tình dục. Họ thường phân tích quá mức các cuộc hẹn của mình bằng cách băn khoăn về tương lai, cách tốt nhất để vun đắp sự lãng mạn và quá ám ảnh với việc tìm đúng người. Dù không phải là điều gì xấu cả nhưng nó khiến hành trình tìm kiếm tình yêu của họ trở nên vô cùng khó khăn.
Họ thà độc thân còn hơn lấy nhầm người
Người thông minh không dễ thỏa hiệp. (Ảnh: ITN)
Những người thông minh thường tập trung vào việc tìm kiếm đối tác phù hợp, đến nỗi họ không muốn thử nghiệm gì cả. Họ thà chọn độc thân còn hơn là hẹn hò với một người khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục hoặc làm tổn thương họ bằng mọi cách.
Những người thông minh biết thực tế khắc nghiệt của cuộc sống và không thích ở trong một thế giới tưởng tượng quá tốt so với thực tế. Vì điều này, đôi khi họ làm mọi thứ quá chậm và gặp khó khăn trong việc cam kết với đối tác của mình.
Video đang HOT
Người thông minh đôi khi hơi đáng sợ
Trí thông minh có thể khiến bạn trở nên đáng sợ. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người khó chịu với bạn và nghĩ bạn là một kẻ kiêu ngạo, ngay cả khi bản chất bạn không phải như vậy.
Người thông minh ưu tiên các mục tiêu trong cuộc sống
Bản chất thực sự của những người thông minh sự mơ mộng. Họ có những mục tiêu mà họ đã đặt ra từ trước và tìm mọi cách để đạt được. Họ luôn bận rộn, vì thế việc yêu một ai đó không phải là ưu tiên hàng đầu đối với họ.
Họ không dễ hiểu
Bản chất thực sự của những người thông minh là sự mơ mộng. (Ảnh: ITN)
Những người thông minh là những người khó thuyết phục nhất trên thế giới này. Bạn có thể đưa ra những lý do thuyết phục tại sao họ nên tin tưởng bạn, nhưng họ vẫn sẽ hoài nghi về lời nói của bạn. Họ phải cho bản thân thời gian để suy ngẫm về những quyết định quan trọng trong đời.
Họ có tiêu chuẩn cao
Người thông minh không dễ thỏa hiệp. Họ không bao giờ hạ thấp tiêu chuẩn của mình chỉ vì mọi người xung quanh dường như đã ổn định cuộc sống. Họ thà chịu đựng cảm giác cô đơn còn hơn ở bên một người mà họ không thực sự thấy hấp dẫn.
Ai rồi cũng sẽ… yêu
Arthur Aron – nhà tâm lý học xã hội, chuyên gia về động lực tại Đại học New York (Mỹ), nói rằng khi một người mà chúng ta bị thu hút xuất hiện, cường độ cảm xúc của chúng ta sẽ tăng lên và những kỳ vọng của chúng ta được đổi mới. Chúng ta thậm chí còn chú ý nhiều hơn đến bản thân mình, hy vọng được người khác mong muốn. Cảm giác này có thể gây nghiện cực độ cho những người đang yêu và có thể cuốn hút cả những người sở hữu trí thông minh vượt trội.
Đối với người thông minh, yêu chậm là một giải pháp khả thi. Để bắt đầu hành trình yêu, ban đầu họ sẽ chấp nhận khái niệm độc thân. Rất có khả năng đằng sau mỗi mối tình thoáng qua của họ là nỗi sợ hãi sâu sắc về sự cô đơn. Do đó, họ cần nhận ra độc thân là thời điểm thuận lợi để thúc đẩy sự hiểu biết về bản thân và khám phá lại bản thân bằng cách tận hưởng cuộc sống của riêng mình.
Củng cố lòng tự trọng và học cách coi trọng bản thân như hiện tại sẽ dần dần giúp họ tránh yêu từ cái nhìn đầu tiên. Họ sẽ có thể nuôi dưỡng sự kiên nhẫn của mình để dần dần yêu đối phương dựa trên những gì họ tìm hiểu và đánh giá về đối phương.
Cuối cùng, họ cần học cách cho mình thời gian, gặp gỡ người mình thích và dần mở lòng. Tận hưởng từng bước nhỏ hướng tới tình yêu, không có bất kỳ kỳ vọng và lý tưởng hóa sai lầm nào, bất cứ ai cũng sẽ tìm thấy “một nửa” của mình.
3 câu "cửa miệng" người EQ thấp thường hay nói
Không phải ngẫu nhiên mà trong thời đại ngày nay chỉ số cảm xúc (EQ) càng ngày càng được xem trọng.
Nhiều người vẫn còn mặc định sai lầm: Người thành công là những người thông minh. Và nếu bạn thông minh, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Thế nhưng, thực tế trong xã hội vẫn có nhiều cá nhân IQ cao nhưng chật vật tìm chỗ đứng hoặc không thấy ý nghĩa của cuộc sống. Đó là lý do mà ngày nay bên cạnh IQ (chỉ số thông minh), người ta càng chú trọng bồi dưỡng chỉ số EQ nhiều hơn.
Chỉ số EQ cao giúp một người có khả năng liên hệ và thấu cảm với những người xung quanh, giúp họ biết được lúc nào nên lùi bước lúc nào nên tiến lên trong những cuộc nói chuyện. Hiện nay, EQ đã trở thành một thước đo mang tính đương đại hơn cho các tổ chức khi muốn tìm kiếm, kết nạp nhân tài. Ngược lại, với những người không may mắn có chỉ số EQ thấp, bản thân họ sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ cũng như tinh ý nắm bắt được cơ hội thăng tiến không "phô" ra trên giấy trắng mực đen.
Thật may mắn là chỉ số EQ được trau dồi qua kinh nghiệm sống và học hỏi qua thời gian. Cũng theo nghiên cứu từ Sohu, bạn có thể nhận ra bản thân có EQ thấp nếu thường xuyên nói một trong 3 câu dưới đây:
1. "Bạn không làm được đâu"
Ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, đừng vội buông ra những câu nói làm nản chí người khác, chẳng hạn như: "Bạn không làm được đâu", "Điều này quá khó với bạn"... khi đối phương tâm sự với bạn về mục tiêu trong tương lai. Thứ nhất, bạn không thể đánh giá được đầy đủ tiềm năng khi họ theo đuổi dự án này chỉ bằng việc quan sát vẻ bề ngoài. Thứ hai, câu nói được bạn nói ra trong vô thức lại có thể làm tổn thương người khác.
Trong trường hợp tương tự, thay vì vội vàng phủ nhận quan điểm của người đối diện, người EQ cao chọn cách cùng bạn bè ngồi xuống thảo luận kỹ vấn đề, xác định phương hướng giải quyết.
2. "Bạn không xứng"
Người EQ cao, bất kể đang trò chuyện với ai, sẽ luôn dành sự tôn trọng và nhã nhặn cho người đối diện. Bởi vì đây là điều kiện cơ bản nhất để duy trì một mối quan hệ.
Tuy nhiên, không phải người nào cũng thấu hiểu được đạo lý này. Vì một vài xung đột cá nhân, hoặc do thiếu bình tĩnh, người EQ thấp có thể buông ra câu nói: "Bạn không xứng". Đây quả thật là một lời xúc phạm nặng nề, hoàn toàn phủ nhận khả năng của người đối diện.
Những đối tượng như vậy chắc chắc có chỉ số EQ thấp. Khoan bàn đến nhân cách anh ta, chỉ cần thông qua lời nói này cũng cho thấy họ là người không biết suy xét cảm nhận người khác, mang suy nghĩ áp đặt và nói chuyện không nghĩ đến hậu quả.
"Bạn không xứng" là lời nhận xét khó nghe với bất kỳ ai
3. "Sao cũng được"
Dễ nhận ra, "Sao cũng được" đang là câu nói cửa miệng của nhiều người. Thực tế, trong các cuộc nói chuyện bình thường, câu nói này có thể được xem là lời đùa vui. Thế nhưng, khi ai đó đã "chuyển chế độ" nói chuyện nghiêm túc, đừng vội vàng buông 3 từ này nếu không muốn mất điểm trầm trọng trong mắt đối phương.
Bởi lẽ, "Sao cũng được" biểu hiện một thái độ lảng tránh vấn đề, không quan tâm đến sự phát triển trong mối quan hệ của hai người. Bên cạnh đó, câu nói này cũng là tín hiệu cho thấy chủ nhân của câu nói đang làm việc vô trách nhiệm, bất chấp hậu quả xảy đến.
Đặc biệt trong công việc, việc thường xuyên lặp lại cụm từ này sẽ gây ra tác dụng ngược. Đến một lúc nào, đồng nghiệp sẽ vô tình bỏ qua ý kiến của bạn, bởi họ thấy việc hỏi ý kiến của bạn rồi nhận lại câu trả lời "Sao cũng được" chỉ gây lãng phí thời gian.
Đừng vội nói 3 từ "Sao cũng được" nếu đối phương đang muốn trao đổi vấn đề nghiêm túc cùng bạn
Bí quyết hạnh phúc: Hài lòng với cuộc sống và chấp nhận vẻ ngoài của bản thân Chúng ta cố gắng hết sức để được thế giới công nhận, nhưng cuối cùng phát hiện ra rằng phong cảnh đẹp nhất của cuộc đời là một trái tim bình lặng và dung dị. Ảnh minh họa Mọi sự nỗ lực của hiện tại và quá khứ đều chỉ vì một mục tiêu cuối cùng, chính là hạnh phúc. Tiền bạc cũng...