Vì sao người Nga phát cuồng vì xe Volga huyền thoại?
Volga, một trong những thương hiệu xe hơi phổ biến nhất ở Liên Xô là loại xe yêu thích của Vladimir Putin và Yuri Gagarin. Volga thậm chí đã trở thành huyền thoại trong đời sống đô thị ở Đông Âu.
Tổng thống Mỹ George Bush đã lái xe Volga chở ông Putin đi dạo quanh Moscow năm 2005.
Được thiết kế bởi Nhà máy ô tô Gorky (GAZ), Volga là một trong những thương hiệu ô tô phổ biến nhất ở Liên Xô.
Tất cả những ai yêu xe hơi ở Liên Xô đều mơ về chiếc xe này. Volga to lớn với không gian bên trong rộng rãi, thoải mái và sang trọng hơn nhiều so với người anh em Zhiguli.
Tuy nhiên, chỉ có một số người có thể mua được. Đơn đặt hàng cho chiếc xe đắt tiền này đã được đặt trước bởi các quan chức và các cơ quan nhà nước khác nhau, cũng như bởi các nghệ sĩ, diễn viên, tác giả nổi tiếng, v.v.
Video đang HOT
Ra mắt vào năm 1956, GAZ-21 là chiếc xe đầu tiên trong dòng xe Volga. Một chiếc xe màu đen với nội thất màu xanh đặc biệt đã được tặng cho Yuri Gagarin sau chuyến bay nổi tiếng vào vũ trụ năm 1961. Cùng với chiếc Matra D’Jet 5, một món quà từ Pháp, chiếc Volga này trở thành chiếc xe chính của Gagarin.
Cho tới ngày nay, trong số những tín đồ của xe Volga có cả tổng thống Nga Vladimir Putin. Năm 2005 Putin đã đích thân chở Tổng thống Mỹ George Bush trên chiếc xe GAZ-21 của mình.
Những chiếc Volga màu đen thường được nhân viên KGB sử dụng, để rồi trở thành biểu tượng không chính thức của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô. Một trong những đời xe Volga phổ biến nhất là GAZ-24-24, có thể tăng tốc lên tới 170 km/h, và là một trong những chiếc xe nhanh nhất ở Liên Xô.
Nỗi sợ hãi đến từ KGB đã làm nảy sinh nhiều lời đồn thổi xung quanh chiếc xe Volga. Vào những năm 1960-1970, câu chuyện đồn thổi về một chiếc “Volga đen” đã rất phổ biến ở Ba Lan và Hungary. Người ta tin rằng các linh mục, tu sĩ, quỉ satan hay thậm chí ma cà rồng đã lái xe, bắt cóc trẻ nhỏ và bán nội tạng cho người phương Tây và người Ả Rập giàu có.
GAZ-24-95 được chế tạo như một chiếc xe địa hình mới để đáp ứng nhu cầu của quân đội và cảnh sát, đồng thời trở thành phương tiện săn bắn của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Tuy nhiên, vì quá phức tạp để sản xuất và bảo trì, dự án đã bị bỏ dở và chỉ có 5 chiếc xe duy nhất thuộc dòng xe này được xuất xưởng.
GAZ-3102 được sản xuất với số lượng hạn chế cho các quan chức bậc trung, những người chưa đủ cấp bậc để đi xe limousine, nhưng cần một mức độ thoải mái và an ninh nhất định.
Dòng xe Volga Siber là dòng xe được sản xuất gần đây nhất, nó ra mắt vào năm 2008. Nhưng thật không may, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nội địa sụt giảm đã sớm chấm dứt kế hoạch đầy tham vọng này và việc sản xuất xe đã bị hủy bỏ vào năm 2010.
Theo H.K
Tiền Phong
Tôi không ngờ được gặp lại người bạn trai người Ả Rập
Tôi không nghĩ đó là anh cho tới khi người đàn ông tôi yêu bằng xương bằng thịt đứng trước mặt mình.
Hình ảnh minh họa
Xin chào quý độc giả. Tôi là tác giả bài viết "Có nên ở Iraq để đợi gặp bạn trai". Tôi viết lên đây để chia sẻ câu chuyện của mình một cách trọn vẹn nhất. Ngày thứ 7 ở lại Iraq, cơn sốt vẫn chưa buông tha tôi. Buổi sáng, tôi đến khu vực cảng để gặp vài người theo tàu từ giàn khoan trở về (anh nhiếp ảnh báo cho tôi vì nghe nói có tàu về). Tôi chạy ra với hy vọng có thể gặp lại người yêu, nhưng trong số người về không có anh. Tôi thấy bản thân thật buồn cười và có phần hơi điên khùng. Tôi không gọi về cho người thân vì sợ họ lo lắng. Bạn bè tôi khi biết chuyện, có người chửi mắng, người thì an ủi động viên, tôi nghĩ đó là một sự khích lệ rất lớn.
Sau một ngày dò la xung quanh, tôi quay về nhà nghỉ mà anh nhiếp ảnh thuê giúp. Tôi vừa định đi ngủ thì chủ nhà nghỉ lên báo có người cần gặp. Tôi không nghĩ đó là anh cho tới khi người đàn ông tôi yêu bằng xương bằng thịt đứng trước mặt mình. Anh vẫn mập mạp nhưng đôi mắt xanh lơ ấy buồn vô hạn. Tôi không nhớ đã trải qua đêm đó thế nào, chỉ nhớ mình đã gục lên ngực anh khóc như mưa cho tới khi mắt mũi sung vù. Sáng hôm sau, anh dẫn tôi đi ăn uống trong thành phố. Anh nhìn vào mắt tôi và hỏi tại sao tôi thay đổi, chặn đứng mọi liên lạc và không trả lời lúc anh cần tôi nhất. Tôi thú nhận mình mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế nên đã ích kỷ cho bản thân vì nghĩ anh không muốn ở bên mình. Nhưng khi tôi quay lại tìm thì anh biến mất, tôi đã sang tận Egypt và giờ là Iraq chỉ vì muốn biết anh còn yêu không với hy vọng nối lại mối lương duyên này.
Anh nói mình chưa từng nói dối tôi điều gì. Anh yêu tôi, điều đó sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt cuộc đời này. Anh nói không muốn kết hôn vì không thể chăm lo cho gia đình, bản thân có nguy cơ khó có con nên chẳng muốn làm khổ ai. Trước đây, lúc quen nhau tôi đã nói chỉ cần cả hai trung thành với tình yêu, việc con cái không phải vấn đề quá lớn. Lần đầu tiên tôi thấy một người đàn ông ngoan đạo, gương mặt hiền lành khóc, đôi mắt màu xanh lơ ấy đỏ hoe, tôi biết mình đã không uổng công sức. Anh đưa cho tôi giấy anh bị bệnh suy hô hấp do ngộ độc dầu, nằm viện hơn một tháng và mất 2 tuần để phục hồi. Lúc đó sức khỏe anh rất yếu, chỉ làm việc trong cabin ngoài biển, không có sóng điện thoại, đó là lý do tại sao tôi không gọi được cho anh. Anh nói giận tôi nên đã xóa tài khoản sau khi xuất viện. Tôi cũng hỏi sao lại nói dối tên thì anh đưa hộ chiếu ra, lúc ấy tôi mới vỡ lẽ, âm tiếng Ả Rập đọc thì giống nhưng viết lại khác nhau, nên những người làm cùng anh mới nói không đúng tên.
Khi có thời gian đọc bình luận của độc giả, cũng có những lúc yếu lòng tôi nghĩ mình đã mù quáng, bị lừa. Nhưng tình yêu trong lòng thôi thúc tôi tìm ra sự thật. Khi biết được, tôi càng yêu anh hơn và cảm thấy bản thân quá ích kỷ. Anh nói tôi là cô gái can đảm nhất mình từng gặp, anh yêu tôi cũng vì điều đó. Anh nói sẽ thu xếp để sang thăm tôi cùng gia đình và tìm hiểu công việc xem mình có phù hợp ở Việt Nam hoặc quốc gia khác không. Ngoài ra, anh còn dẫn tôi đến nhà thờ và nói một câu đính ước để tôi an tâm về nước. Tôi biết khó khăn sẽ không dừng lại dễ dàng như vậy. Trước mắt, anh thay đổi công việc cũng là một điều khó. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào tình yêu này, sẽ cố gắng hết sức vì nó, chuẩn bị tâm lý cho những thử thách sắp tới. Dù vậy, tôi vẫn băn khoăn việc mình khuyên anh về Việt Nam làm việc có phải là điều tốt? Tôi không muốn ép buộc bạn trai làm những việc anh không thích hoặc không thấy vui vẻ. Hoặc tôi có nên để anh tự do lựa chọn một quốc gia khác không quá nguy hiểm không? Xin hãy cho tôi lời khuyên?
Minh
Theo vnexpress.net
Ethiopia sắc màu cuộc sống trong từng góc phố Ở Ethiopia cuộc sống trong các con phố mang những màu sắc rất riêng và bình dị. Harar Jugol nằm ở khu vực phía Đông của Ethiopia . Cư dân chủ yếu là người Hồi giáo. Đây là một phần thế giới còn lại của đất nước, không chịu sự chi phối của Kitô giáo chính thống. Harar Jugol được bao quanh bởi...