Vì sao người Mỹ ngày càng quan tâm ô tô điện?
Giá xăng tăng, lo ngại về biến đổi khí hậu, đa dạng lựa chọn, giá thành thân thiện và nhiều hỗ trợ từ chính phủ là những lý do khiến người tiêu dùng Mỹ đang bắt đầu ưa chuộng xe ô tô điện.
Ngày càng nhiều người Mỹ mua xe điện vì chúng không đắt hơn nhiều so với ô tô chạy bằng xăng và mang lại cảm giác lái thú vị.
Năm 2017, Casey Herman, một nhân viên văn phòng ở Indianapolis tìm mua một chiếc ô tô mới. Anh đã thử chiếc Chevrolet Bolt và ngay lập tức “chốt đơn”.
“Tôi hoàn toàn bị chinh phục. Tôi đã mua luôn vì quá yêu thích nó”, Casey nói.
Năm Casey mua chiếc Chevrolet Bolt, chỉ có khoảng 115.000 xe ô tô điện bán ra tại Mỹ. Tới năm 2021, báo cáo của Bloomberg cho thấy người Mỹ đã mua tới 657.000 chiếc xe điện.
Chevrolet Bolt
Thị trường tăng trưởng từng ngày
Mặc dù con số này vẫn chiếm ít hơn 4% tổng doanh số ô tô mới nhưng nó cao gấp đôi so với doanh số ô tô điện năm 2020.
Mỹ cam kết chuyển sang ô tô chạy bằng điện thay vì ô tô dùng nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ môi trường. Giao thông vận tải tạo ra 30% khí thải nhà kính của Mỹ, điều này khiến xe điện được kỳ vọng sẽ góp phần giảm phát thải. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt mục tiêu đến năm 2030, một nửa doanh số bán ô tô mới tại Mỹ sẽ là xe điện.
Các hãng ô tô cũng đang thay đổi để đón đầu xu hướng. Tại hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2021, sáu nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm Ford và General Motors đã cam kết ngừng bán các loại xe chạy bằng xăng và diesel mới vào năm 2040.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy nhiều người mua xe điện ở Mỹ, nhưng số lượng lớn chủ sở hữu xe điện hiện nay thực tế mua xe điện không vì môi trường.
“Tôi không cố gắng cứu thế giới. Tôi chỉ thích cách nó vận hành và nó thân thiện với ví tiền”, Karsten Blok, giám đốc công nghệ thông tin ở bang Texas cho biết.
“Nó rẻ hơn một chiếc ô tô thông thường và tôi đang tiết kiệm được hơn 100 USD tiền xăng mỗi tháng”, anh Mark Minotti ở bang Kentucky chia sẻ.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (có trụ sở tại Washington), cứ 4 người Mỹ thì có 1 người nói rằng họ sẽ cân nhắc nghiêm túc việc mua ô tô điện vào lần mua xe kế tiếp.
Theo nghiên cứu từ Đại học California, nhóm mua xe điện đầu tiên là những người thích trải nghiệm công nghệ sớm. Nhóm người tiếp theo cũng thích trải nghiệm công nghệ nhưng muốn chờ để công nghệ mới ổn định hơn.
Chi phí
Trước đây, giá thành cao là thứ khiến xe điện không phổ biến dù đã xuất hiện từ khá lâu. Ngày nay, thị trường xe điện đã có nhiều mẫu xe có giá thân thiện với người tiêu dùng phổ thông hơn.
Dự kiến các nhà sản xuất ô tô sẽ giới thiệu ít nhất 30 mẫu xe điện mới trong 2 năm tới. Trong đó, mẫu xe tải điện F-150 Lightning của Ford rất được chú ý tại Mỹ.
Gần 200.000 người đã đặt cọc tính đến cuối tháng 12/2021 và dự kiến xe sẽ giao trong mùa xuân năm nay.
Dù ở Mỹ, giá xe điện không thấp hơn xe xăng nhưng người tiêu dùng được bù đắp bằng các ưu đãi như thuế.
Phí bảo dưỡng của ô tô điện cũng thấp hơn xe xăng vì chúng không yêu cầu thay dầu và ít hỏng hóc hơn do có ít bộ phận cơ khí hơn.
Matthew Moran, giáo sư sinh học tại bang Arkansas nói chiếc xe điện Ford Mustang Mach-E của anh đã chạy gần 13.000 km mà chỉ tốn 23 USD (hơn 500.000 đồng) để thay lốp xe.
Nhà phân tích Matteo Muratori tại Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng đã tính toán và cho rằng chi phí sạc pin xe điện thấp hơn chi phí đổ xăng. Cụ thể, với giá xăng trung bình là 4,1 USD (92.000 đồng) vào ngày 7/3, để đồ đầy xăng cho một chiếc ô tô hạng trung cần 55 USD (khoảng 1,3 triệu đồng), trong khi chi phí sạc pin cho xe điện tương đương chỉ từ 20 đến 45 USD tại (khoảng 1 triệu đồng) tại các trạm sạc công cộng và chỉ tốn 16 USD (khoảng 360 nghìn đồng) nếu sạc tại nhà (đã bao gồm chi phí thiết bị sạc).
Phạm vi – Trạm sạc
Nhược điểm lớn nhất của xe điện là phạm vi hoạt động còn hạn chế và trạm sạc chưa phổ biến như trạm xăng. Nhưng lo lắng về phạm vi hoạt động đang dần được khắc phục.
Ngày nay, trung bình thì một chiếc ô tô điện khi được sạc đầy có thể đi được khoảng 400 km. Như vậy là đủ cho nhu cầu lái xe của đại đa số người Mỹ vì giai đoạn trước COVID-19 người Mỹ đi khoảng 65 km/ngày, theo số liệu từ Cục Thống kê Giao thông Vận tải.
Hiện nay, đối với những chuyến đi dài, chủ xe điện phải tính toán tuyến đường tốt nhất, nơi có các trạm sạc. Nhưng anh Quinton Lawman sống ở bang Ohio nói anh chỉ cần mất 10 phút và đó là nỗ lực xứng đáng.
Trạm sạc xe điện ở siêu thị Walmart
Thời gian sạc cũng dần được cải thiện, có thể mất từ vài phút đến hàng giờ tùy thuộc vào tốc độ của bộ sạc, mức độ pin yếu và loại xe. Đa số người Mỹ sạc xe tại nhà vào ban đêm và sáng dậy đã đầy pin để sử dụng.
Cơ sở hạ tầng về trạm sạc đang trong quá trình hoàn thiện. Gói chi cơ sở hạ tầng liên bang mà Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 11 năm ngoái có bao gồm 7,5 tỉ USD để xây dựng 500.000 trạm sạc trên toàn quốc.
Đến ngày 13-5, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ sẽ công bố tiêu chuẩn quốc gia cho bộ sạc ô tô điện. Hiện bộ sạc vẫn chưa thống nhất, như Tesla có hệ thống trạm sạc nhanh độc quyền cho khách hàng của họ.
General Motors mở rộng đợt triệu hồi mẫu ô tô điện Chevrolet Bolt
General Motors (GM) ngày 20/8 đã mở rộng đợt triệu hồi xe Chevrolet Bolt với thông báo về kế hoạch sửa chữa thêm hàng nghìn chiếc ô tô điện thuộc mẫu này - một động thái có thể khiến chi phí của nhà sản xuất ô tô tăng thêm 1 tỷ USD.
Mẫu xe Chevrolet Bolt được giới thiệu trong cuộc họp báo tại Detroit, Michigan, Mỹ, ngày 9/1/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông cáo báo chí của GM nêu rõ việc triệu hồi xe sẽ giải quyết hai lỗi sản xuất tiềm tàng trong pin điện của xe, vốn có khả năng dẫn đến hỏa hoạn trong "một vài trường hợp hiếm gặp".
GM sẽ triệu hồi bổ sung các xe Bolt sản xuất từ năm 2019 cũng như các mẫu xe của năm 2020-2022, sau thông báo ngày 23/7 dành cho các xe được sản xuất trong giai đoạn từ năm 2017-2019.
Dự kiến đợt triệu hồi ngày 20/8 sẽ ảnh hưởng đến khoảng 73.000 chiếc ô tô ở Mỹ và Canada (Ca-na-đa), nhiều hơn một chút so với 69.000 ô tô được thu hồi trong đợt đầu.
Ông Doug Parks, Phó Chủ tịch điều hành GM cho biết là nhà lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi hoạt động giao thông sang một tương lai sử dụng hoàn toàn bằng điện, GM biết rằng việc xây dựng và duy trì lòng tin là rất quan trọng.
Các động thái mới nhất này sẽ khiến GM chịu thêm 812 triệu USD chi phí liên quan đến đợt triệu hồi trước đó của họ.
Cũng theo GM, nhà sản xuất ô tô này đã phát hiện ra các lỗi trong một số cục pin được sản xuất tại các cơ sở của LG tại Hàn Quốc. Thông cáo nêu rõ GM và LG đang phối hợp khắc phục nguyên nhân của những khiếm khuyết đó. Trong thời gian chờ đợi, GM đang tìm kiếm cam kết từ LG về việc bồi hoàn cho các hoạt động liên quan đến những lỗi này.
GM cũng nhắc lại các bước đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi họ chờ thông báo về thời điểm các bộ phận thay thế sẵn sàng. Điều này bao gồm việc điều chỉnh cài đặt xe để có thể sạc chỉ tối đa 90%.
Thông báo của GM được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa. Dù vậy, cổ phiếu của GM đã giảm 2,2% xuống 47,73 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch sau giờ làm việc hôm thứ Sáu.
Dự án thí điểm lắp trạm sạc ô tô lên cột điện ở Mỹ Dự án này triển khai trên quy mô hẹp với số lượng điểm sạc là 16, nhưng là một ý tưởng không tệ về mạng lưới sạc trong đô thị. Công ty National Grid có trụ sở tại California đang lắp đặt một số lượng nhỏ các điểm sạc như vậy ở thành phố Melrose (bang Massachusetts, Mỹ), với thiết bị sạc được...