Vì sao người làm nghề phi công lại không được có vết sẹo nào trên cơ thể?
Thậm chí có người còn tuyên bố nên xuống ngay nếu thấy phi công chuyến bay của bạn có sẹo trên người, không phải vì kỳ thị, mà vì lý do an toàn.
Áp suất không khí càng lên cao càng thay đổi, theo hướng giảm thấp. Bất cứ ai đi máy bay cũng có thể dễ dàng cảm nhận điều này với những triệu chứng phổ biến nhất là ù tai, ảnh hưởng vị giác, tăng huyết áp… nhưng không chỉ thế, điều kiện áp suất thấp cũng khiến các mô trong cơ thể chúng ta nở ra. Tuy nghe có vẻ lạ lùng với hầu hết người bình thường, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc những vết sẹo của chúng ta sẽ dễ bị rách.
Vấn đề này thật ra không mấy ảnh hưởng đến hành khách đi máy bay bởi hiện tại các khoang máy bay đều được thiết kế để cân bằng, đảm bảo áp suất không khí ở mức độ không gây nguy hiểm. Nhưng với người điều khiển máy bay thì khác bởi họ là những người phải chịu trách nhiệm. Tuy rằng tỷ lệ sự cố xảy ra là không nhiều nhưng có những trường hợp máy bay gặp sự cố ở trên cao và thiết bị nén khí ngừng hoạt động, buộc phải hạ độ cao, thay đổi áp suất đột ngột – trong khoảng thời gian này, nếu phi công bị sẹo lớn thì bản thân họ sẽ gặp nguy hiểm, ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tập trung xử lý an toàn bay.
(Ảnh: Internet)
Vậy nên ở những người làm nghề lái máy bay mới có quy định lạ kỳ này về sẹo và độ lớn của sẹo – tùy theo đặc thù lĩnh vực dân sự hay quân sự. Yêu cầu về sẹo đối với phi công lái máy bay chiến đấu nghiêm khắc hơn nhiều so với dân sự bởi phi công phải thực hiện theo chiến thuật, cần sự phối hợp hành động và quyết định chính xác trong thời gian cực nhanh. Ở độ cao nhất định và trong những hoàn cảnh nhất định, những vết sẹo có thể gây chấn thương trở lại và cản trở thực hiện những yêu cầu này.
Bên cạnh yêu cầu tưởng kỳ lạ về sẹo, nghề phi công cũng có nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt khác về sức khỏe, thể lực và ngoại hình như chiều cao, cân nặng, giọng nói, thị lực, sức khỏe răng miệng, chức năng tiền đình, thậm chí độ dày gan bàn chân… sau đó họ còn phải trải qua rèn luyện khắc nghiệt cả về thể lực lẫn kỹ năng nhằm đảm bảo khả năng làm chủ máy bay, đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Những bí mật ở các công trình nổi tiếng thế giới đến 90% số người không biết
Nghe tên thì không còn xa lạ nhưng bạn có hiểu hết những bí ẩn sâu xa của các công trình nổi tiếng thế giới này
Nhắc đến các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới những cái tên như Tháp Eiffel, tượng Nhân sư ở Ai Cập hay tượng Nữ thần Tự do chắc chắn nhiều người không còn thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu hết những bí ẩn sâu xa của các công trình này.
Video đang HOT
1. Tầng trên cùng của Tháp Eiffel dùng để làm gì?
Rất nhiều người từng thăm quan hay tìm hiểu về công trình kiến trúc nổi tiếng này, thế nhưng họ vẫn rất ngỡ ngàng khi được hỏi về căn phòng bí mật tầng cao nhất trên đỉnh tháp. Và chủ nhân của căn phòng - không ai khác là kiến trúc sư Gustave Eiffel.
Ông đã xây một căn phòng đầy đủ tiện nghi như ghế sofa, nhà bếp, nhà tắm, 2 phòng ngủ và một góc nhìn hoàn hảo xuống thành phố Paris cho riêng mình. Được biết, ông đã từng trò chuyện với Thomas Edison tại căn phòng bí mật này.
2. Sợi xích đứt dưới chân tượng Nữ thần Tự do
Công trình nổi tiếng này được biết đến như món quà người Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày độc lập của nước Mỹ. Bức tượng với hình ảnh nữ thần Libertas, vị thần Tự do của Hi Lạp, cầm một ngọn đuốc và một cuốn sách luật được coi là biểu tượng cho nền độc lập của nước Mỹ.
Bức tượng tượng trưng cho sự tự do, nền dân chủ và việc xóa bỏ chế độ nô lệ. Vì thế, sợi xích dưới chân bức tượng đứt làm đôi - một trong những chi tiết mà không phải ai cũng để ý khi tham quan địa danh này.
3. Căn phòng bí mật đằng sau núi Rushmore
Trong quá trình xây dựng đài tưởng niệm nổi tiếng này, kiến trúc sư người Mỹ gốc Đan Mạch Gutzon Borglum muốn tạo ra một căn phòng bí mật đằng sau các vị tổng thống để lưu trữ tài liệu quốc gia.
Thật tiếc là công việc này không thể hoàn thành khi Gutzon còn sống. Ông chỉ kịp tạo ra lối vào và một khoảng rộng bên trong lòng ngọn núi mà chưa có một tài liệu nào được chuyển vào.
Tới năm 1998, hơn 50 năm sau khi ông qua đời, các tài liệu ghi chép quan trọng và hồi ký của các Tổng thống khác nhau được đặt bên trong căn phòng mà ông ấp ủ, và ngày nay là phòng lưu trữ tài liệu lịch sử nước Mỹ.
4. Hình dạng ban đầu của tượng Nhân Sư
Tượng Nhân Sư lớn ở Giza là bức tượng lâu đời nhất thế giới. Nhưng liệu rằng bức tượng này có luôn mang dáng vẻ hiện nay trong suốt thời kì lịch sử của nó hay không?
Sự thật là không. Ban đầu, tượng được phủ sơn bên ngoài, có mũi, bộ râu uy nghi. Các chuyên gia tin rằng, tượng Nhân Sư ban đầu có cái đầu sư tử, còn khuôn mặt con người chỉ được tạc lại sau này. Điều đó lý giải cho sự chênh lệch tỷ lệ giữa phần đầu nhỏ và thân hình đồ sộ của tượng.
5. Tác giả của Tháp nghiêng Pisa
Đây là tòa tháp ẩn chứa vô số bí mật khiến nhiều nhà sử học đau đầu. Một trong số đó chính là câu hỏi "Người đã tạo nên Tháp nghiêng Pisa là ai? Lý do là tòa tháp được xây dựng cách đây gần 200 năm và còn rất ít tài liệu lưu trữ về nguồn gốc của nó.
Nhiều nhà sử học cho rằng kiến trúc sư Bonanno Pizano là người lập ra kế hoạch thi công tòa tháp nổi tiếng này nhưng số khác lại cho rằng Diotisalvi mới là tác giả bởi nhà thờ được ông thiết kế và xây dựng ngay gần đó có phong cách giống hệt Tháp nghiêng Pisa.
6. Tên gọi Big Ben và tháp đồng hồ nổi tiếng ở London
Trong số chúng ta, kể cả những người đã lớn tuổi có lẽ đều cho rằng Big Ben là tên một tháp đồng hồ nổi tiếng tại thành phố London, đồng thời là biểu tượng của cả đất nước Anh.
Tuy nhiên trên thực tế Big Ben chỉ là tên quả chuông lớn nhất trong tòa tháp Elizabeth - nhằm vinh danh nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị mà thôi.
Nhưng chưa ai biết chính xác tại sao quả chuông lại có tên là Big Ben. Một giả thuyết cho rằng, nó được đặt tên theo người quản lý xưởng đúc chuông. Nhưng có giả thuyết khác lại cho rằng, nó được đặt tên theo Benjamin Count, một nhà vô địch đấm bốc hạng nặng.
7. Màu sắc của Cầu Cổng Vàng
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) là một trong những điểm chụp hình nổi tiếng trên thế giới. Phải mất một thời gian dài, công trình mới được Hải quân Mỹ cho phép xây dựng, nhưng ban đầu họ muốn cây cầu được sơn sọc đen và vàng để vẫn có thể thấy rõ khi có sương mù.
Nhưng cuối cùng, Irving Morrow - kiến trúc sư thiết kế cầu đã thuyết phục Hải quân cho phép sơn màu cam đậm, không chỉ đảm bảo cầu được nhìn thấy trong mọi điều kiện thời tiết mà còn giúp nó có vẻ ngoài hấp dẫn hơn.
Theo Linh Phương / Trí Thức Trẻ
Hóa ra đây là lý do miệng chai thường có hình xoắn ốc Tại sao nhà sản xuất không thiết kể để bật nắp là được mà lại phải xoay vài vòng mới mở được nắp chai nhựa, hóa ra đều có lý do cả! Các loại chai lọ là vật dụng vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Thế nhưng bạn có bao giờ...