Vì sao người La Mã bất ngờ giảm IQ?
Một nghiên cứu mới chỉ ra tình trạng ô nhiễm chì trong thời kỳ La Mã có thể khiến chỉ số trí tuệ (IQ) giảm đến 3 điểm.
Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu Viện hàn lâm khoa học quốc gia (PNAS), đã xem xét những tác động của ô nhiễm chì đối với sức khỏe con người xảy ra trong thời kỳ cực thịnh của đế chế La Mã kéo dài khoảng 200 năm, bắt đầu vào khoảng năm 27 trước công nguyên.
Theo Đài Euronews ngày 8.1, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ của 3 mẫu lõi băng được thu thập từ Bắc Cực để xác định mức độ ô nhiễm chì với độ chính xác cao.
Phục chế một tranh khảm thời La Mã tại Ý. ẢNH: REUTERS
“Chúng tôi đã thực hiện các phép đo vật lý về ô nhiễm chì, sử dụng mô hình khí quyển để xác định nồng độ chì như thế nào ở châu Âu cách đây 2.000 năm, sau đó sử dụng các mối tương quan dịch tễ học hiện đại này để liên kết ô nhiễm không khí với nồng độ chì trong máu ở trẻ em”, giáo sư Joe McConnell, người dẫn đầu nghiên cứu trên, cho biết.
Theo nghiên cứu, hơn 500 kiloton chì đã được thải vào khí quyển trong thời kỳ La Mã cực thịnh do các hoạt động khai thác. Các nhà khoa học đã kết hợp những phép đo đạc trên với nghiên cứu hiện đại về mức độ chì và suy giảm nhận thức để xác định tình trạng giảm IQ, từ đó rút ra được mức độ phơi nhiễm chì vào thời La Mã đủ để giảm chỉ số IQ từ 2,5 – 3 điểm, với những người ở gần khu mỏ sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn.
Các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu trên nhằm tăng hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc chì trong bối cảnh ô nhiễm không khí. Nhóm cũng đã xem xét và chỉ tính yếu tố hít trực tiếp chì trong không khí, không phải từ đất, cây trồng và nước.
“Giảm 2,5 – 3 điểm IQ có thể nghe không lớn nhưng xét trên quy mô toàn bộ dân số thì đây là vấn đề đáng lưu tâm”, ông McConnell nói.
Trẻ em 2.000 năm trước vẽ bậy gì lên tường?
Ngoài ô nhiễm không khí, con người còn tiếp xúc với chì theo nhiều cách khác nữa thông qua đồ dùng, sơn và mỹ phẩm. Ngày nay, tiếp xúc với chì được biết là đặc biệt có hại đối với trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết phơi nhiễm chì dù với mức độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Tái tạo nước hoa thời La Mã có thành phần mồ hôi võ sĩ
Các nhà khoa học gần đây đã tái tạo lại nước hoa của nhà độc tài đế chế La Mã Julius Caesar cách đây hơn 2.000 năm, với các thành phần như hoa, trái cây và thậm chí cả mồ hôi của võ sĩ giác đấu.
Tranh vẽ chân dung Julius Caesar. Ảnh: Getty Images
Julius Caesar là một vị tướng và chính trị gia La Mã. Ông tự xưng là nhà độc tài của Đế chế La Mã. Tương truyền rằng ông từng sử dụng loại nước hoa đặc biệt có tên "Telinum", gồm hỗn hợp từ hoa, trái cây, dầu và cả mồ hôi của các đấu sĩ.
Tờ Daily Mail (Anh) cho biết, người Ai Cập được cho đã phát minh ra nước hoa dành cho mục đích nghi lễ và y học, nhưng chính bàn tay người La Mã đã tinh chế sản phẩm này.
Nhóm nghiên cứu tại Hiệp hội Du lịch và Văn hóa Mùi hương (SCTA) ở Thổ Nhĩ Kỳ với hỗ trợ tư vấn từ giáo sư dự bị Cenker Atila tại khoa Khảo cổ học Đại học Sivas Cumhuriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) đã nghiên cứu kỹ lưỡng các ghi chép lịch sử về nước hoa và mùi hương của Caesar trước khi cố gắng tái tạo lại nó.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng nước hoa của Caesar có thể chứa hỗn hợp bạc hà, hoa hồng, chanh, cam bergamot, hoa oải hương, hoa nhài, hoa súng, hoa violet, gỗ tuyết tùng và hổ phách. Thành phần cuối cùng, theo như truyền thuyết kể lại, là mồ hôi của các võ sĩ giác đấu. Mồ hôi của họ được coi là cao quý vì nó chứa máu, da chết, bụi bẩn và dầu ô liu được phủ lên cơ thể họ trước khi họ tiến vào đấu trường để chiến đấu đến chết.
Nhóm nghiên cứu tại SCTA đã mô phỏng mùi mồ hôi võ sĩ giác đấu bằng hoắc hương, một loại cây có mùi thơm nồng nàn say đắm được ưa chuộng. Hoắc hương có mùi tựa như đất, gỗ, xạ hương.
Sản phẩm hoàn thiện tái tạo "Telinum" sẽ được bán tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Italy bắt đầu từ tháng 10 tới, nhưng giá vẫn chưa được tiết lộ.
Nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Caesar là một vị tướng và nhà độc tài nổi tiếng, ông luôn thu hút sự chú ý của công chúng bằng lối sống và trang phục của mình. Nước hoa ông sử dụng cũng được công chúng quan tâm rất nhiều. Mùi của Caesar như thế nào, có gì trong nước hoa của ông ấy, ông lấy nước hoa ở đâu hoặc ai làm nước hoa cho ông luôn là vấn đề gây tò mò. Theo thông tin được cung cấp bởi cả các nhà văn cổ đại và tác phẩm của những người bạn thân Caesar, phần lớn thành phần nước hoa của ông đã được xác định".
Năm 31 tuổi, Caesar đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh và dấn thân vào chính trường La Mã. Sau nhiều liên minh và chiến thắng quân sự, ông trở thành nhà độc tài của Đế chế La Mã. Ông bị ám sát và qua đời vào năm 44 trước công nguyên.
Phát hiện đèn cổ 1.700 năm tuổi, báu vật của Israel Hiện vật này, có niên đại 1.700 năm thời kỳ La Mã cổ đại, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống văn hóa và tôn giáo của người Do Thái thời bấy giờ. Chiếc đèn 1700 năm tuổi được khai quật ở Jerusalem. Ảnh: Cơ quan Cổ vật Israel Một chiếc đèn dầu gốm cổ hiếm hoi, được trang trí với...