Vì sao người châu Á tốn hàng trăm ngàn USD cho tấm bằng Harvard?
Để có một tấm bằng tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ), bạn phải tốn sơ sơ 280.000 USD, tức cao gấp 35 lần GDP bình quân đầu người tại Trung Quốc. Dẫu vậy, nhiều bậc phụ huynh ở châu Á vẫn tìm mọi cách hiện thực hóa “giấc mơ Harvard” cho con cái mình.
Một tân sinh viên châu Á và mẹ mình tham dự một sự kiện ở Đại học Harvard, tại Cambridge, bang Massachusetts. Đại học Harvard sẽ “ngốn” gần 300.000 USD cho một sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm – Ảnh: Reuters
Trang tin Nikkei (Nhật Bản) ngày 18.6 dẫn số liệu từ tổ chức cung cấp thông tin nhân lực PayScale cho thấy cái giá của một tấm bằng đại học quốc tế tại Mỹ quả thực đắt một cách khó tưởng tượng.
Tấm bằng Harvard và 35 lần GDP bình quân đầu người Trung Quốc
Theo thống kê của PayScale, học phí và lệ phí của Đại học Harvard riêng niên khóa 2015 – 2016 sẽ vào khoảng 60.659 USD, cộng thêm chi phí sinh hoạt, di chuyển và bảo hiểm, sinh viên sẽ tốn tổng cộng 71.990 USD mỗi năm. Như vậy, sau 4 năm học ở Harvard, trung bình mỗi sinh viên sẽ tốn hơn 280.000 USD cho một tấm bằng. Vậy mà Đại học Chicago, Đại học Columbia và 50 trường khác còn đắt đỏ hơn Harvard, theo số liệu của PayScale năm 2014.
280.000 USD là số tiền cao gấp 35 lần mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc, và gấp 159 lần GDP bình quân đầu người của Ấn Độ. Tuy nhiên, sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ lại chiếm tới 43% lượng sinh viên nước ngoài tại Mỹ, theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế (trụ sở tại New York, Mỹ).
Sự đắt đỏ của các trường đại học Mỹ được cho là hệ quả từ đợt cắt giảm chi tiêu cho giáo dục của chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, lạm phát đã khiến giá cả ở Mỹ tăng 238% so với năm 1980, học phí và lệ phí đại học đã tăng đến 1.039% trong cùng thời gian ấy.
Thế nhưng tại sao nhiều sinh viên Ấn Độ, Trung Quốc hay châu Á nói chung lại chấp nhận chi những khoản tiền khổng lồ như vậy để tiếp thu nền giáo dục Mỹ?
Áp lực xã hội là nguyên nhân lớn khiến sinh viên châu Á buộc phải theo học các trường danh tiếng của Mỹ – Ảnh: Reuters
Người châu Á không dại dột
Câu trả lời là không. Sau khi bỏ ra khoản tiền cực lớn để trải nghiệm “tinh hoa giáo dục”, một tấm bằng Harvard sẽ giúp sinh viên “thu hồi vốn” một cách ấn tượng, theo Nikkei.
“Nếu sở hữu một tấm bằng của Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Princeton hay Columbia, trở về Trung Quốc làm việc cho một tổ chức tài chính, bạn có thể nhận được một mức lương hàng năm từ 600.000 đến 700.000 nhân dân tệ (tương đương 96.600 đến 112.750 USD), tức gấp 11 lần GDP bình quân đầu người tại đây”,Nikkei dẫn lời một đại diện công ty tư vấn du học Vision Overseas (trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc), cho biết.
Vị đại diện này cũng khẳng định nếu “may mắn” tìm được việc tại Mỹ, thu nhập của sinh viên sẽ cao hơn khoảng 20% so với ở Trung Quốc.
Trên thực tế, các công ty hiện nay cũng rất sẵn lòng đãi ngộ nhân viên được đào tạo tại những trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Video đang HOT
PayScale nghiên cứu quá trình làm việc của những sinh viên từ 20-24 năm sau khi ra trường, cho thấy đơn cử nếu tốt nghiệp Viện Công nghệ California (Caltech), họ sẽ kiếm khoảng 901.400 USD. Con số tương ứng tại Đại học Stanford là 809.700 USD. Số liệu này đã trừ đi chi phí trong thời gian theo học.
Kiếm được việc tại Mỹ hoặc các nước khác cũng là động lực lớn trong tình cảnh cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm ở châu Á.
Nikkei cho biết mùa hè năm nay, Trung Quốc sẽ có 7.490.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, trong khi không thể đào đâu ra hơn 7 triệu việc làm tương ứng. Các tân cử nhân từ Trung Quốc sẽ tỏa đi khắp nơi, trong đó Hồng Kông là lựa chọn rất phổ biến vì sự tương đồng văn hóa.
Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn cho sinh viên Hồng Kông, vốn dĩ đã chịu áp lực cực cao từ giá cả nhà ở đắt đỏ, khan hiếm và thu nhập không tương xứng. Khi gánh chịu một “cơn lũ” đối thủ cạnh tranh từ đại lục, họ càng có thêm động lực du học để tìm kiếm sự khác biệt, và một đại học danh tiếng tại Mỹ có thể đảm bảo nhiều điều.
Nói cách khác, du học Mỹ với giá cả đắt đỏ là “mốt thời thượng”, và cũng là con đường thoát thân cho những sinh viên châu Á. Một khoản đầu tư khổng lồ ban đầu cho chi phí học tập cũng sẽ mang lại thử thách cần thiết để họ tập trung học tập với hy vọng sẽ “gỡ vốn” đáng kể về sau.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Những "em bé" babylift tại Canada khắc khoải tìm lại nguồn cội Việt
Được đưa sang Canada trong chiến dịch không vận trẻ em (babylift) khi còn rất nhỏ, nhiều em bé Việt đã được nuôi nấng trưởng thành và có cuộc sống sung túc. Tuy vậy, nỗi khắc khoải tìm lại cội nguồn nơi quê nhà vẫn khiến họ đau đáu khôn nguôi.
Nằm trong số gần 3000 trẻ được di tản khỏi miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Ayesha Bharmal hiện vẫn mang trên mình những vết sẹo từ khi còn nhỏ, mà theo một số người từng nhìn thấy thì có vẻ chúng bị gây ra bởi vết dao cắt.
Thi Diep Nguyen là một trong những trẻ nhỏ người Việt bị bỏ rơi tới Canada năm 1975 (Ảnh: Canadian Press)
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân Theo đề nghị của bạn đọc, báoDân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong "chiến dịch không vận trẻ em" năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
Nhưng bản thân chị không chút mảy may có suy nghĩ tiêu cực nào, mà chỉ muốn nói về chiến dịch giải cứu, đã giúp mình cùng hàng chục đứa trẻ khác tới Canada để làm con nuôi.
"Tôi biết có những câu chuyện rùng rợn về cách những đứa trẻ bị hủy hoại...thật đáng sợ", Bharmal nói, và đoán rằng mình là con của một binh sỹ Mỹ da màu và một phụ nữ Việt.
"Tôi cảm thấy rất biết ơn", chị nói về chiến dịch babylift, được Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford ra lệnh triển khai trong những ngày đầu tháng 4/1975.
Hàng chục chuyến bay đã mang theo những đứa trẻ mồ côi, những đứa con lai tới những ngôi nhà mới ở Mỹ, Canada, châu Âu và Úc. Trong số này có 2 chuyến bay tới Canada, một hạ cánh tại Montreal, chiếc còn lại đáp xuống Toronto.
Tổng cộng có khoảng hơn 100 trẻ em đã đến Canada, thuộc đủ lứa tuổi, từ vài tháng tới 9 tuổi, Thanh Campbell, một trẻ em tị nạn khác giống như Bharmal và là tác giả cuốn "Trẻ mồ côi 32" cho biết.
Dù vậy, không phải mọi chuyến bay trong chiến dịch di tản đều tới đích an toàn. Một trong những chuyến bay đầu tiên của Mỹ đã bị rơi không lâu sau khi cất cánh, khiến 135 người trên khoang, trong đó có 93 trong tổng số 247 trẻ mồ côi thiệt mạng.
Trở lại phòng khách của Bharmal, chị tự xem mình là may mắn khi lên được chuyến bay đưa mình tới Hồng Kông, và sau đó là hành trình dài tới Vancouver, và cuối cùng là Toronto.
Một bức ảnh cũ của Bharmal (Ảnh: Canadian Press)
Ngồi trên ghế sofa bên cạnh bố và mẹ nuôi là Shiraz và Nurjehan Bharmal, Ayesha lật từng trang album ảnh, ghi lại những khoảnh khắc suốt 41 năm qua.
Chỉ vào một bức ảnh cũ, ông Nurjehan nói: "Con bé khi đó rất nhỏ, đến độ bạn có thể thấy chân tay nó mỏng manh ra sao. Nó chỉ nặng đâu đó 5-6 kg, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau nó đã lớn phổng".
Ông bà Bharmal cho biết trên trong hồ sơ của con gái mình là Thi Diep Nguyen, và họ nói rằng cô bé khi đó được cho là 20 tháng tuổi, nhưng ông bà không tin. Thích con có một cái tên của người theo đạo Hồi, ông bà đã đặt tên cô con gái là Ayesha Fatima Bharmal.
Trẻ babylift và nỗi khổ bị kỳ thị
Trong khi đó, David Jonathan Truong Hobson cho biết anh đã gặp không ít khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống tại Ontario, khi là "đưa trẻ châu Á duy nhất" trong vùng. Đã nhiều lần Hobson bị chế nhạo và bắt nạt. Năm học lớp 10, anh đã nổi loạn bằng cách từ chối đứng lên hát quốc ca Canada.
Hobson cho biết mình cảm thấy bị Canada chối bỏ, nhưng cũng đồng thời không có nhiều ý niệm về việc phải làm gì để tìm lại gốc gác.
"Cả đời mình tôi luôn nghĩ mình là người da trắng. Lúc duy nhất tôi có thể thấy mình là người châu Á là khi tôi soi gương", Hobson chia sẻ. Mãi đến năm 1992, khi anh tới Vancouver để học đại học, anh mới phát hiện ra những người Canada gốc châu Á khác trông giống mình.
Dù vậy vẫn còn những câu hỏi về nguồn gốc của Hobsons. Một tài liệu nói rằng anh có tên Vantot Guise Nguyen, và được sinh đâu đó trong khoảng1971, 1972 hoặc 1975.
Mãi đến năm 9 tuổi, Hobsons mới chính thức có được ngày sinh, khi bố mẹ đưa tới Ottawa để làm hộ chiếu. Cha của anh đã quyết định chọn ngày 24/5/1974, một phần theo ước đoán của bác sỹ, một phần để bày tỏ sự biết ơn Nữ hoàng Victoria.
Những câu chuyện tương tự không phải hiếm, Campbell, một "em bé" babylift khác đã dành nhiều thời gian và công sức để kết nối với những người đồng cảnh ngộ, cho biết.
Mặc dù mỗi em bé khi đó đều được đưa đi cùng giấy tờ tùy thân, nhiều tài liệu đơn giản chỉ được tập hợp vội vã cho đủ yêu cầu mà không chắc là giấy tờ thật, Campbell nói.
Campbell tình cờ phát hiện một người bạn babylift của mình năm 2003, khi kể về cuộc đời mình tại một nhà thờ ở Ontario. Một gia đình tại đó đã giúp kết nối Campbell với một trẻ mồ côi người Việt mà họ biết, có tên Trent Kilner.
Nhiều em nhỏ tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 17/4/1975, chuẩn bị cho chuyến bay di tản thứ hai trong chiến dịch babylift (Ảnh: Internet)
Kể từ đó đến nay, Campbell cho biết đã tìm thấy 47 trong số 57 trẻ mồ côi có mặt trên chuyến bay của mình. Nhiều người vẫn đang sống tại Ontario, nhưng không ít đã di tản đi khắp nơi.
"Họ là những người gần gũi nhất theo ý nghĩa một gia đình mà tôi từng nghĩ có thể tìm thấy", Campbell nói. "Khi tìm thấy Trent cảm giác thật tuyệt vời. Với tôi đó là lần đầu tiên tôi gặp một ai đó thực sự hiểu việc tới Canada là thế nào với chúng tôi...
Không thực sự phù hợp trong thế giới mới, và cũng không phù hợp với cộng đồng châu Á bởi chúng tôi đã đánh mất văn hóa của mình. Chúng tôi mất đi ngôn ngữ của mình nên thực sự không phù hợp với bất kỳ cộng đồng nào. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hợp với nhau".
Kilner sau đó đã kết hôn với một trẻ mồ côi đồng cảnh ngộ khác, chị Lia Pouli, người cũng đã rời Sài Gòn những ngày tháng 4/1975 trên cùng chuyến bay. Họ gặp nhau năm 2005 và bắt đầu hẹn hò vài tháng sau đó. Đến năm 2008, hai người kết hôn và nay đã có 3 con.
Trong khi một số người tiếp tục với cuộc sống mới, Campbell không ngừng nỗ lực để tìm lại nguồn gốc của mình, và phát hiện ra sự thật rằng bố mẹ đẻ chưa từng có ý định bỏ rơi anh. Mà thực chất, anh bị đưa đi di tản do nhầm lẫn.
Do cha mẹ Campbell làm việc cho quân đội Mỹ, hàng ngày, họ gửi anh cùng hai người anh em khác vào cho các nữ tu tại một nhà thờ trông nom. Nhưng đến một ngày, khi họ trở về thì được thông báo con mình "đã sang Mỹ".
Campbell cũng biết rằng, mẹ mình đã qua đời trong vòng tay cha năm 1987, với những lời cuối cùng là hãy tìm lại Campbell. "Những lời cuối cùng của bà nói với cha tôi là "hãy tiếp tục tìm kiếm Thanh. Tiếp tục tìm kiếm con chúng ta. Đừng từ bỏ, đừng từ bỏ".
Năm 2006, thông tin về một cuộc họp mặt của những trẻ mồ côi Việt Nam trong chiến tranh tại Ontario đã lan truyền về đến Việt Nam. Một người nhận là em trai của Campbell đã liên hệ với anh, và nói rằng cha của người này tin hai người có mối liên hệ với nhau. Kết quả kiểm tra ADN tháng 1/2007 đã xác nhận điều này.
"Tôi đã không nói lên lời", Campbell nói. "Lúc đó tôi bàng hoàng, làm sao điều này có thể xảy ra?"
Đó là câu chuyện đem lại hy vọng cho những đứa trẻ mồ côi khác đang tự hỏi liệu họ có gia đình nào đó ở Việt Nam. Campbell hiện đang thuyết phục những đứa trẻ babylift giống mình làm một cuộc hành hương về Việt Nam vào năm 2025, dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch đã thay đổi cả cuộc đời họ.
Campbell biết một tổ chức tại Mỹ đã lên kế hoạch cho một chuyến đi như vậy trong năm nay, nhưng chỉ có vài người Canada tham gia. "Chúng tôi đã lỡ chuyến tàu trong dịp này. Nhưng đến dịp lần thứ 50, chúng tôi sẽ không để nó đi mất. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đưa nhiều người sang Việt Nam, và khả năng là rất cao", Campbell tin tưởng.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Canadian Press
Khi sinh viên Nhật Bản mặc đồ cosplay đi nhận bằng tốt nghiệp Thay vì mặc kimono và trang phục truyền thống để tới nhận văn bằng, các sinh viên tại tỉnh Kyoto sẽ cosplay để tới dự buổi lễ trọng đại nhất đời họ. Vào thời điểm này tại Nhật Bản, các trường đại học bắt đầu trao bằng cử nhân cho các sinh viên đại học. Tại buổi lễ, các sinh viên sẽ phát...