Vì sao Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Nga?
Washington và Moscow đang thảo luận về chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nga kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ ở miền Đông Ukraine và không ngừng leo thang.
“Các cuộc thảo luận (nhằm lên lịch và sắp xếp chuyến thăm Moscow cho Ngoại trưởng Mỹ Kerry) đã diễn ra trong nhiều tuần”, Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao ngày 30.1 đưa tin.
Theo nguồn tin này, chuyến thăm có thể diễn ra “vào vài ngày hoặc vài tuần tới”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhau nhiều lần để bàn về khủng hoảng Ukraine nhưng không phải ở Moscow.
Trong khi, tờ Kommersant của Nga dẫn các nguồn giấu tên đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Moscow để họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào ngày 4.2. Tuy nhiên, Mỹ và Nga vẫn chưa chính thức xác nhận thời gian cụ thể của chuyến thăm.
Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ tới Nga xuất phát từ tình hình chiến sự leo thang ác liệt ở miền Đông Ukraine trong những tuần gần đây. Theo đó, chương trình nghị sự chính trong chuyến thăm Nga của ông Kerry sẽ xoay quanh vấn đề Ukraine.
Đây sẽ là chuyến thăm Nga đầu tiên của ông Kerry kể từ khi xung đột đẫm máu nổ ra ở Ukraine, khiến quan hệ giữa Moscow và Washington trở nên tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
Mới nhất, ngày 29.1, ngoại trưởng 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận các bước đi tiếp theo cho cuộc khủng hoảng đang ngày càng xấu đi tại miền Đông Ukraine và tiến hành bỏ phiếu về việc mở rộng các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Các ngoại trưởng khối EU đã nhất trí mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga hiện nay thêm 6 tháng, đồng thời xem xét các bước đi mới đối với chính quyền của Tổng Valdimir Putin.
Ngay lập tức, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ đồng minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga đồng thời cảnh báo rằng Washington đang cân nhắc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moscow liên quan tới cuộc chiến tại Ukraine.
Trong khi đó, đáp trả, Nga tiếp tục phản đối các lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào nước này.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cảnh báo, mọi biện pháp trừng phạt mới của Phương Tây nhằm vào Nga với cáo buộc Mosocw can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine là vô nghĩa và không có lợi.
“Chúng tôi đã thấy những tín hiệu về việc những lệnh trừng phạt có thể sẽ được kéo dài và mở rộng. Chúng tôi coi chúng là vô nghĩa và có hại cho tất cả các bên”, hãng tin Interfax dẫn phát biểu của ông Dvorkovich.
Theo ước tính mới nhất của Liên Hợp quốc, hơn 5.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng ly khai miền Đông Ukraine và quân đội chính phủ Kiev kể từ khi chiến sự nổ ra ở đây hồi tháng 4.
Hiện nay, theo nhiều nhà quan sát, lực lượng ly khai Đông Ukraine đang chiếm lợi thế sau khi giành được quyền kiểm soát sân bay Donetsk chiến lược từ tay quân đội Kiev.
Theo_Dân việt
Mỹ đề xuất "đóng băng" Biển Đông, Trung Quốc giãy nảy phản đối
Theo Reuters, tại Diễn đàn ASEAN cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thúc đẩy "đóng băng" những khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đôngbất chấp Trung Quốc khăng khăn thích làm gì thì làm.
Reuters cho hay, ưu tiên hàng đầu của ông Kerry tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) sắp tới là giảm căng thẳng ở Biển Đông bằng cách thúc đẩy việc "đóng băng" các hoạt động tại các khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Daniel Russel khẳng định: "Khu vực kinh tế này đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất mong manh. Vì vậy không một nước nào được dùng các mối đe dọa sử dụng quân sự hay bán quân sự để trả đũa, hăm dọa, hay cưỡng ép".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ông cho hay, các nước có tranh chấp sẽ có thể thực hiện một số bước tự nguyện và cũng có thể chỉ ra những hoạt động mà họ thấy lo ngại, và nếu tất cả mọi người cùng đồng ý thì cần phải loại bỏ những hoạt động đó".
Những bước này có thể bao gồm việc tuân thủ một thỏa thuận không chiếm giữ những khoảng đất trống hoặc quan trọng hơn, là một lệnh cấm tạm thời những nỗ lực cải tạo đất.
Hôm 4/8, Trung Quốc, nước cũng tham dự ARF, đã phản đối đề xuất "đóng băng" trên và khẳng định sẽ tiếp tục xây những gì nước này muốn tại các hòn đảo ở Biển Đông.
Ông Yi Xianliang, Phó vụ trưởng Vụ biên giới và Đại dương thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc cương quyết nói: "Trung Quốc làm gì hoặc không làm gì là do chính phủ Trung Quốc quyết định". Ông này còn cho rằng, đề xuất trên sẽ cản trở những nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN nhằm tiến tới một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Ông này khăng khăng rằng nếu Mỹ đưa ra đề xuất như vậy thì ông ta sẽ không đồng ý và rằng trong bất cứ trường hợp nào Biển Đông là vấn đề của các nước có liên quan trực tiếp mà thôi.
Philippines cũng cho biết sẽ đề xuất đóng băng cũng như thúc đẩy việc áp dụng một bộ quy tắc ứng xử và trọng tài để giải quyết các tranh chấp tại ARF.
Hôm 4/8, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay Manila đã giành được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei về việc tạm ngưng ngay lập tức các hoạt động tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và thực thi một tuyên bố ứng xử trong khu vực.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.
Theo Infonet
Nga, Mỹ không muốn Ukraine là một quân tốt đen Trong hội đàm ngày 5/6 tại Paris, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã nhất trí rằng họ không muốn Ukraine là một "quân tốt đen" trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Phương Đông và Phương Tây. Theo hai quan chức đầu ngành ngoại giao của Mỹ và Nga, hai nước nhất trí rằng Ukraine nên...