Vì sao ngày càng nhiều người tin Hitler còn sống?
Cho đến nay, FBI vẫn nhận được các thông báo về việc Hitler xuất hiện ở đâu đó trên thế giới, và họ vẫn phải nghiêm túc điều tra.
Giả thiết về nhân dạng khác của Hitler (ảnh 2, 3, 4)
Vào năm 1944, hình ảnh trùm phát xít Adolf Hitler tràn ngập khắp báo chí với bộ tóc, ria mép và ánh nhìn lạnh gáy quen thuộc. Nhiều người lo ngại rằng, do người ta đã quá quen với nhân dạng này, Hitler dễ dàng đánh lừa bằng cách cải trang và trốn đi tị nạn ở đâu đó.
Từ đó, nghệ sĩ trang điểm Eddie Senz đã phác họa hình ảnh khác của Hitler dựa trên tư liệu có sẵn. Trong hàng loạt hình ảnh khác nhau, được cho là làm theo yêu cầu chính phủ Mỹ, Hitler dường như trở thành người khác hẳn với cái đầu hói, ria mép kiểu cách cùng đôi kính vô cùng trí thức.
Sinh năm 1899, là con trai giám đốc nghệ thuật nhà hát Metropolitan Opera House danh giá, nghề nghiệp gia truyền ăn vào máu Senz, đưa ông tới làm việc tại Hollywood. Ông đắm chìm trong son phấn cùng lúc quân Đồng minh tiến vào Pháp và đẩy lùi phát xít Đức.
Sự kiện này khiến người ta bàn tán về số phận Hitler. Nhiều người cho rằng trùm phát xít chắc chắn sẽ thay đổi nhân dạng và trốn thoát. Dù lịch sử ghi rõ ràng rằng Hitler tự tử, nhiều người vẫn tin vào giả thuyết vì khá nhiều quan chức Quốc xã được Mỹ cưu mang và tạo điều kiện làm lại cuộc đời.
Các báo lớn thời đó còn đổ thêm dầu vào lửa với những bài kiểu như “Adolf Hitler đã phẫu thuật mặt mũi, để tóc bạc tự nhiên và chải theo kiểu khác”, bài báo của AP năm 1944 viết. Còn tờ New York Times đính kèm theo tác phẩm của Senz – hàng lô ảnh Hitler trong cách trang phục, kiểu và màu tóc, mũ, kính khác nhau.
Ban đầu đây chỉ là trò đùa, nhưng viện Chiến lược thuộc cục tình báo CIA (OSS) đã để mắt tới khả năng này. Dựa trên các bức ảnh, OSS thậm chí còn dựa vào đó hoàn thành một nghiên cứu mà giờ vẫn nằm trong Viện Lưu trữ Quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, những tư liệu này và cả tên tuổi tác giả nhanh chóng bị lãng quên cho tới khi được tờ Der Spiegel của Đức đăng lại vào năm 1998.
Video đang HOT
Hình ảnh được cho là Hitler ở quán cafe
Giả thuyết về việc Hitler còn sống chưa bao giờ hết “ nóng”. Sau khi trùm phát xít được cho là đã chết trong boongke hồi năm 1945 tới nay, FBI nhận được hàng tá thông báo về việc Hitler xuất hiện ở đâu đó trên thế giới và trên nguyên tắc họ phải thực hiện điều tra.
Các địa điểm được báo cáo vô cùng đa dạng, như quán cafe tại Los Angeles, nghệ sĩ violin tại Winconsin, đảng viên Cộng sản tại Philadelphia, hay đã phẫu thuật thẩm mỹ và sống tại Miami. Thậm chí có những báo cáo cho thấy Hitler ở tại Liên Xô, Argentina và Đan Mạch.
Hitler “tin đồn” ở Argentina (ảnh phải)
Tới nay, đa số vẫn theo thuyết âm mưu và không tin rằng Hitler đã tự sát tháng 4.1945. Kèm theo đó là hàng chục tác phẩm và website nhằm chứng minh Hitler đã trốn tới Argentina và nhiều nước khác. Trong đó có cả giả thuyết nước Mỹ biết rõ Hitler đang lưu vong dưới nhân dạng khác.
Cái chết của Hitler dường như quá đơn giản và không thỏa mãn, vì việc một tên tội phạm diệt chủng chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm khiến thế giới thấy không công bằng. Đó là lý do người ta không thể ngừng bàn tán về việc Hitler còn sống. Nếu điều đó xảy ra thì họ vẫn còn hy vọng kẻ diệt chủng sẽ bị bắt và trừng phạt.
Theo Mẫn Di – AtlasObscura (Dân Việt)
Tăng Maus - siêu vũ khí thảm hại của Hitler
Sở hữu lớp giáp cực dày, kích thước đồ sộ và hai khẩu pháo lớn, xe tăng Maus lại có trọng lượng quá nặng, khó có thể cơ động linh hoạt trên chiến trường hiện đại.
Mô hình xe tăng Maus của Đức. Ảnh: Wikimedia
Sau trận đại chiến tăng ở Kursk vào tháng 8/1943, phát xít Đức liên tiếp hứng chịu thất bại trên mọi chiến trường. Trước thảm bại ngày càng cận kề, trùm phát xít Adolf Hitler ra lệnh đẩy nhanh dự án phát triển các "siêu vũ khí", trong đó có xe tăng Maus, với hy vọng sẽ buộc phe Đồng minh ký hiệp định đình chiến, theo Warisboring.
Siêu tăng Maus là cỗ xe có những thông số kỹ thuật nằm ngoài sức tưởng tượng của các chuyên gia quân sự và nhà thiết kế vũ khí. Để chống lại các vũ khí diệt tăng của đối phương, Maus được trang bị lớp giáp cực dày. Riêng lớp giáp nghiêng nằm dưới tháp pháo đã dày tới 200 mm.
Lớp giáp phía trước của tháp pháo dày tới 220 mm, còn lớp giáp sườn, phần dễ bị xuyên phá của xe tăng, có độ dày 180 mm. Tiger I, chiếc tăng hạng nặng đáng sợ một thời của Đức cũng chỉ có lớp giáp phía trước dày 100 mm.
Tăng Maus được trang bị pháo 128 mm và 75 mm cùng một súng máy nòng xoay MG-34, dù lúc đầu nó dự kiến lắp lựu pháo 150 mm theo lệnh của trùm phát xít Hitler. Các kỹ sư Đức đã chế tạo hai nguyên mẫu tăng Maus, nhưng chỉ có một chiếc được lắp tháp pháo, chiếc còn lại sử dụng mô hình bằng bê tông để kiểm tra trọng lượng.
Với lớp giáp và hệ thống vũ khí như vậy, xe tăng Maus có trọng lượng 180 tấn, nặng gấp ba lần tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams của quân đội Mỹ hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tăng Maus là một vũ khí quá cồng kềnh và thiếu hiệu quả trong thực chiến. "Nó thậm chí không hẳn là một chiếc xe tăng mà giống một boongke khổng lồ được gắn thêm bánh xích", bình luận viên Robert Beckhusen nhận định.
Nguyên mẫu tăng Maus thứ hai tại bãi thử Kummersdorf năm 1944. Ảnh: WarIsboring
Beckhusen cho rằng thiết kế này không phù hợp với học thuyết chiến tranh thiết giáp hiện đại vốn nhấn mạnh khả năng của xe tăng, bao gồm cả tốc độ, để có thể "thổi tung" một cứ điểm phòng ngự và thọc sâu tiêu diệt địch ở tuyến sau.
Trong khi đó, với trọng lượng nặng nề của mình, tăng Maus chỉ có thể lầm lũi tiến đến hệ thống phòng ngự của đối phương, dùng sức mạnh hủy diệt để tạo lối mở cho các lực lượng cơ động hơn tiến vào, còn nó gần như phải dừng lại ở đó. Chiến thuật này không khác nhiều lắm với cách phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng xe thiết giáp nhồi thuốc nổ để đánh bom tự sát, thổi bay vị trí phòng thủ của quân đội Iraq hiện nay.
Hitler và bộ trưởng vũ trang Đức Albert Speer lên kế hoạch sản xuất tổng cộng 152 chiếc tăng Maus. Tuy nhiên, đây là điều không tưởng bởi trong giai đoạn giữa cuộc chiến, ngành công nghiệp chiến tranh Đức luôn thiếu thép và các hợp kim quan trọng.
Một thách thức nữa trong việc sản xuất siêu tăng Maus nằm ở công nghệ động cơ. Kỹ sư của hãng sản xuất xe hơi Porsche đã tìm kiếm một số thiết kế trước khi quyết định chọn động cơ diesel MB 517 Mercedes-Benz lắp cho nguyên mẫu thứ hai. Tuy nhiên, động cơ này đã thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên khi bị gẫy trục dưới sức nặng khủng khiếp của cỗ chiến xa.
Dù vậy, các kỹ sư phát xít tin rằng siêu tăng Maus sẽ có sức chiến đấu rất đáng sợ bởi những người thử nghiệm nhận thấy tăng Maus rất dễ lái, khác với vẻ đồ sộ của nó.
"Tuy nhiên, đến năm 1944, việc chế tạo một cỗ tăng siêu nặng để tấn công đột phá tuyến phòng ngự của đối phương trở nên vô nghĩa bởi sự ra đời của các xe tăng hạng trung với thiết kế cân bằng giữa hỏa lực và sự linh hoạt", Beckhusen nhấn mạnh.
Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô tràn qua bãi thử nghiệm Kummersdorf và thu được hai nguyên mẫu đã bị phá hủy của xe tăng Maus. Phát xít Đức đầu hàng ba tuần sau đó.
Duy Sơn
Theo VNE
Nghi thức rước đuốc Olympic đầu tiên và mục đích tuyên truyền của Hitler Trước mỗi kỳ Olympic, nghi thức rước đuốc đều được tiến hành. Nhưng thực chất, kỳ rước đuốc đầu tiên là sản phẩm từ cỗ máy tuyên truyền của phát xít Đức. Người chạy rước đuốc trong kỳ Thế vận hội Olympic 1936 diễn ra tại Đức. Ảnh:Wikimedia Common Ngày 1/8/1936, trùm phát xít Đức Adolf Hitler mở màn Thế vận hội Olympic...