Vì sao ngân hàng “xé rào” lãi suất huy động USD?
Sự không khớp nhau giữa kỳ hạn đầu vào và đầu ra, đã khiến cho nhiều ngân hàng phải tìm cách lách trần lãi suất huy động USD, nhằm cố định kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ để cấp tín dụng…
Tại sao ngân hàng lại phải “lách” trần lãi suất huy động USD?
Thông tin trên Bizlive, ông Trương Văn Phước, nguyên Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối NHNN, phân tích, thực tế, trong nền kinh tế các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ qua mấy chục năm nay vẫn đang có số dư gần 20 tỷ USD. Và thực ra, trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng vẫn không cấm hẳn cho vay ngoại tệ.
Một số đối tượng như nhập khẩu xăng dầu, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài… vẫn được cung ứng vốn bằng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng (TCTD) đang còn duy trì các tài khoản tiền gửi USD. Cho nên việc họ muốn khách hàng giữ lại tiền gửi ngoại tệ là chuyện dễ hiểu. Và muốn được như vậy thì họ phải “tri ân” khách hàng theo cách phù hợp.
Ông cũng cho biết thêm, việc ngân hàng hạ lãi suất USD về 0% của Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm 2015 là điều hợp lý. Nhưng ở thời điểm này những khó khăn của tỷ giá Việt Nam đang tạm thời qua đi do Fed sẽ không tăng lãi suất dồn dập, thậm chí chỉ tăng 2 hoặc 1 lần trong năm 2016. Và trong bối cảnh này, có lẽ chúng ta nên có điều chỉnh trong chính sách hiện nay cho phù hợp hơn, để các ngân hàng không cần phải lách trần lãi suất ngoại tệ, mà vẫn giữ được ổn định trong chính sách tiền tệ.
Ông Phước cũng lưu ý, “Chính phủ đã chỉ đạo là từng bước hạn chế đô la hóa, chứ không phải là ngay lập tức chấm dứt đô la hóa”. Đây là lời khẳng định về sự linh hoạt trong chính sách. Do đó, “Với chính sách ngoại tệ chúng ta cần rất thận trọng, chặt chẽ, nhưng cũng rất cần sự linh hoạt và phù hợp”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước không lùi bước?
Thông tin trên VnEconomy, trả lời câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có ý kiến gì về việc một số ngân hàng thương mại dùng kỹ thuật lách trần lãi suất tiền gửi USD 0% như nói trên, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng: cơ quan quản lý sẽ chỉ đạo hệ thống thực hiện nghiêm quy định này.
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất 0%/năm đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ cuối tháng 9/2015 và giữa tháng 12/2015.
Đây là chính sách nằm trong đồng bộ các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hỗ trợ hạn chế tình trạng “đô la hóa”, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá.
Kết quả việc thực hiện chính sách trên cùng các quy định về quản lý ngoại hối và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, Ngân hàng Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thêm, qua một thời gian thực hiện, phần lớn các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có quy định về lãi suất tiền gửi USD.
Nhưng mới đây, thông qua phản ánh của một số phương tiện truyền thông về tình trạng lách luật nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo ngay các tổ chức tín dụng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
“Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ có chỉ thị chỉ đạo hệ thống ngân hàng tuân thủ nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và nếu phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết.
Theo phân tích của các chuyên gia, quy định lãi suất tiền gửi bằng 0%/năm đối với tiền gửi USD nằm trong một bộ giải pháp, trong đó, ngoài điểm nhấn là Đề án chống “đô la hóa” ra đời cách đây 15 năm thì từ 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tìm mọi cách kiểm soát lạm phát.
Nhờ vào yếu tố chi phí đẩy thuận lợi (giá xăng dầu giảm gần 50% so với 2 năm trước) và quá trình điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối linh hoạt như tạo sự hấp dẫn với VND dưới góc độ kiểm soát lạm phát và chênh lệch lãi suất “đô đồng”, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tiến một bước dài trong việc hiện thực hóa mục tiêu giảm “đô la hóa” và nâng vị thế VND.
Tuy nhiên, khi lãi suất tiền gửi USD trở về 0%, đã làm biến mất kỳ hạn của tiền gửi ngoại tệ, thay vào đó là một dạng tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, gửi vào rút ra bất kỳ lúc nào.
Do không cố định được kỳ hạn của tiền gửi ngoại tệ, trong khi các tổ chức tín dụng vẫn có nhu cầu cấp tín dụng ngoại tệ. Sự không khớp nhau giữa kỳ hạn đầu vào và đầu ra, đã khiến cho nhiều ngân hàng phải tìm cách lách luật như nói trên, nhằm cố định kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ để cấp tín dụng.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
HNX huy động 30.307 tỷ đồng trái phiếu
Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2016, HNX tổ chức 13 phiên đấu thầu, huy động được 30.307,5 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP), giảm 11,6% so với tháng 3/2016.
So với tháng 3/2016, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 3 năm giảm khoảng 0,01%/năm; 5 năm giảm khoảng 0,09%/năm; trong khi lãi suất trúng thầu của các loại kỳ hạn 15 năm, 20 năm, 30 năm giữ nguyên.
Trên thị trường thứ cấp, trong tháng 4/2016, tổng giá trị giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 45,5 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 53,7 nghìn tỷ đồng, lần lượt giảm 38,5% và 4,1% so với tháng 3/2016.
H.Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thêm 6.745 tỷ đồng đổ vào trái phiếu Chính phủ Phiên đấu thầu tổng có khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng cho hai loại kỳ hạn: năm năm (5.000 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). Phiên đấu thầu tổng có khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng cho hai loại kỳ hạn: năm năm (5.000 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). Trái phiếu kỳ hạn năm năm có...