Vì sao Nga, Trung Quốc chọn Địa Trung Hải để tập trận chung?
Hải quân Trung Quốc và Nga sẽ cùng tập trận chung tại Địa Trung Hải vào tuần tới, và đây cũng là lần đầu tiên 2 nước tập trận tại vùng biển này. Nhưng vì sao Nga, Trung Quốc lại chọn Địa Trung Hải?
Khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn, chiếc Đô đốc Panteleyev của Nga đang tiến vào Thượng Hải chuẩn bị tập trận chung với hải quân Trung Quốc hồi năm 2014 – Ảnh: Reuters
“Mục đích của đợt tập trận này là nhằm thắt chặt thêm sự hợp tác bằng hữu giữa 2 nước và cũng nhằm tăng cường khả năng phối hợp đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải của hải quân 2 bên”, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 7.5 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh cho hay.
Ông Cảnh cũng nói thêm rằng cuộc tập trận chung “không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào và cũng không liên quan đến tình hình khu vực”.
Tuy nhiên, theo trang tin quốc phòng Sina Military Network (Trung Quốc), bất chấp tuyên bố của ông Cảnh, tập trận chung luôn là động thái được thực hiện nhằm đưa ra một tín hiệu nào đó.
Chẳng hạn các cuộc tập trận chung Mỹ – Nhật Bản ở biển Hoa Đông và tập trận Mỹ – Philippines tại Biển Đông đều nhằm phản ứng với các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Sina Military Network nhận định có 4 lý do chính khiến Trung Quốc và Nga quyết định chọn Địa Trung Hải để tập trận chung.
Video đang HOT
Đầu tiên, Moscow mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Bắc Kinh. Khác với các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của các quốc gia khác, chẳng hạn Mỹ luôn xem mình là nước lớn so với các nước đối tác, Nga và Trung Quốc xem nhau là đối tác bình đẳng, ngang hàng.
Thứ hai, Nga muốn phô trương sức mạnh hải quân tại Địa Trung Hải, đồng thời muốn nêu bật mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, Sina Military Network nhận định. Hơn nữa, Moscow cũng muốn mở rộng ảnh hưởng trong khu vực thông qua việc thể hiện rằng họ đang có quan hệ chiến lược với Trung Quốc khi nước này tiến vào Trung Đông.
Trực thăng hộ tống khu trục hạm Miên Dương (lớp Giang Vệ II) của hải quân Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh trên biển ở tỉnh Sơn Đông năm 2009 – Ảnh: Reuters
Lý do thứ 3 là về phía Trung Quốc. Sina Military Network cho rằng Bắc Kinh muốn phô diễn ảnh hưởng của mình tại Trung Đông và Bắc Phi, cũng như muốn thể hiện khả năng bảo vệ các tuyến hàng hải trong vùng.
Trung Quốc nhập khẩu dầu với số lượng rất lớn từ Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời đang gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Trong khi đó, Địa Trung Hải nối liền cả 3 khu vực trên, vùng biển này sẽ một nơi hoàn hảo để Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự.
Sina Military Network cho biết Bắc Kinh chưa từng phô trương sức mạnh quân sự tại Địa Trung Hải, và cuộc tập trận chung lần này chẳng những sẽ giúp Hải quân Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm chiến đấu tại các vùng biển có địa hình tương tự, mà còn thể hiện khả năng bảo vệ các tuyến giao thương hàng hải đến châu Âu.
Lý do cuối cùng để chọn Địa Trung Hải là nơi tập trận, theo Sina Military Network, vì cả Nga và Trung Quốc muốn khoe sức mạnh với châu Âu.
Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với châu Âu trong bối cảnh không có quốc gia châu Âu nào muốn đối đầu với Trung Quốc, theo trang tin quốc phòng Trung Quốc. Ngoài ra, quyết định tập trận hải quân chung với Nga cũng sẽ là một thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến châu Âu, cho thấy rằng Bắc Kinh đang sát cánh với Moscow.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ muốn mở rộng tập trận với Hải quân ASEAN
Hải quân Mỹ đang nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô và phạm vi các cuộc tập trận chung với Hải quân các nước Đông Nam Á.
Tàu chiến Hải quân Mỹ và Thái Lan trong cuộc tập trận chung CARAT năm 2011 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Đại úy Ronald Oswald, người đứng đầu bộ phận hợp tác an ninh của Hạm đội 7 Mỹ, cho hay năm 2016 sẽ chứng kiến sự tăng cường những cuộc tập trận đa phương giữa Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm các cuộc tập trận song phương trước đây mở rộng thành đa phương với nhiều đối tác mới tham gia, theo tạp chí The Diplomat (trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản) ngày 7.5.
Ông Oswald không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về việc mở rộng quy mô và phạm vi các cuộc tập trận này.
Tuy nhiên, ông Oswald hé lộ về việc mở rộng những chương trình hiện tại, chẳng hạn cuộc tập trận mang tên Huấn luyện và Sẵn sàng Hợp tác trên biển (CARAT) thường niên.
CARAT là một loạt cuộc tập trận hải quân song phương do Hải quân Mỹ chủ trì từ năm 1995 và bây giờ mở rộng ra với sự tham dự của một số quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á bao gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Đông Timor.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ sẽ mở rộng chương trình Huấn luyện và Hợp tác Đông Nam Á (SEACAT), lần đầu tiên được tiến hành vào năm 2002, với sự tham gia của Hải quân Mỹ và Hải quân của 6 nước ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Giới quan sát nhận định những cuộc tập trận này là quan trọng, và các quốc gia trong khu vực sẽ theo đuổi sự hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và phạm vi các cuộc tập trận được cho là phức tạp, đòi hỏi những đối tác mới muốn tham gia phải có đủ năng lực thích ứng.
Việc quyết định nên đưa quốc gia nào và loạt nước nào ra khỏi các cuộc tập trận đa phương cũng là vấn đề gây tranh cãi về phía Mỹ, chẳng hạn vụ tranh cãi liên quan đến việc để Myanmar tham gia cuộc tập trận Cobra Gold (Hổ mang Vàng) với tư cách quan sát viên, và vụ tranh cãi về việc loại Trung Quốc ra khỏi cuộc cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC vào năm 2016.
Đây chỉ là hai ví dụ điển hình cho thấy những thách thức Mỹ đối mặt nếu muốn mở rộng quy mô và phạm vi các cuộc tập trận quân sự chung với Hải quân các nước Đông Nam Á, theo The Diplomat.
Tàu chiến Mỹ khai hoả trong cuộc tập trận RIMPAC 2014 ở Thái Bình Dương - Ảnh: Hải quân Mỹ
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga và Trung Quốc sắp ký tới 40 văn kiện hợp tác Động thái này nhằm củng cố thêm quan hệ liên minh trong nỗ lực chung thách thức trật tự thế giới do Mỹ và châu Âu cầm trịch hiện nay. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II (Ảnh : Irishtimes) Trợ lý của Tổng thống Nga cho biết hai...