Dù Mỹ khẳng định việc triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên, nhưng cả Nga và Trung đều cảm thấy bất an.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phải cẩn thận về vấn đề triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của Hàn Quốc.
Yonhap dẫn nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc cho biết, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hàn Quốc đã thảo luận vấn đề này tại một cuộc họp vào tháng Bảy. Tuy nhiên bà Park Geun-hye đã đáp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc như thế nào, nguồn tin không tiết lộ.
Trong tháng 6/2014 vừa qua, Mỹ tuyên bố rằng họ muốn đặt các hệ thống chống tên lửa cơ động THAAD trên lãnh thổ của Hàn Quốc. Phản ứng trước tuyên bố này, Cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Kwang Jin nói tại Quốc hội rằng Seoul sẽ không phản đối nếu người Mỹ muốn triển khai những tổ hợp đó tại nước này. Đồng thời, theo lời ông, “khả năng đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên sẽ tăng lên”.
Video đang HOT
Hệ thống THAAD Mỹ triển khai tại đảo Guam
Trước khi Trung Quốc chính thức lên tiếng cảnh báo Hàn Quốc về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã kêu gọi Hàn Quốc cân nhắc những tác động an ninh từ việc nước này cho phép Mỹ triển khai tổ hợp đánh chặn THAAD.
“Sự kiện Mỹ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình chiến lược trong khu vực, kích động cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á, tạo ra những biến chứng bổ sung cho giải pháp của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên…
…Trong nghĩa rộng hơn, điều này chắc chắn tác động xấu cho sự ổn định chiến lược toàn cầu đang tiếp tục bị Mỹ đơn phương làm suy yếu bằng lá chắn tên lửa, cũng như các quá trình kiểm soát vũ khí,” – Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Giải thích về việc triển khai tổ hợp tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, Mỹ cho rằng đây là hành động cần thiết để ngăn ngừa khả năng đồng minh bị CHDCND Triều Tiên tấn công tên lửa. Ngoài mục đích đối phó với Triều Tiên, THAAD không nhằm vào bất kỳ một quốc gia nào khác.
Tuy nhiên cũng giống như hệ thống phòng thủ NMD, Nga đã yêu cầu Mỹ đưa ra các bảo đảm pháp lý rằng THAAD của họ không nhằm chống lại Nga, song đã không được chấp nhận.
Với khả năng của THAAD, cả Nga và Trung Quốc có lý do để lo lắng khi Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn này tại Hàn Quốc.
Hệ thống THAAD có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa có chiều dài 6,17m, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector.
Tên lửa được thiết kế để đánh chặn mọi mục tiêu ở cự ly từ 150-200km và đạt độ cao 150km với tốc độ bay đạt tới 3km/giây.
Trong những lần thử nghiệm, THAAD đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3.
Theo Đất Việt
Tin mới nhất
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả
06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới
05:48:33 24/12/2024
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt
05:46:29 24/12/2024
Tổng thống Ukraine nhận định Thủ tướng Slovakia không thể hiện sự quyết tâm muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Ông cho rằng đây là một vấn đề an ninh lớn đối với cả châu Âu và chính Slovakia.
Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc
05:44:33 24/12/2024
Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống từ năm 2017-2021, ông Donald Trump cũng sử dụng mục trên để áp dụng các biện pháp thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn
05:40:53 24/12/2024
Được xây dựng từ năm 1960, cầu Juscelino Kubitschek de Oliveira dài 0,5 km là một tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Brasilia với thành phố Belem ở miền Bắc. Nguyên nhân vụ sập cầu đang được điều tra, làm rõ.
Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria
05:29:06 24/12/2024
Phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani, ông Sharaa cho biết đã mời Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani sang thăm Syria.
Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido
05:27:24 24/12/2024
Cờ rủ được treo trên khắp cả nước. Chính phủ và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số. Trên mạng xã hội X, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ chia buồn với người dân tại Mayotte.
Mỹ: Ông Donald Trump bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng cố vấn tiền điện tử
05:25:38 24/12/2024
Các sắc lệnh này có thể bao gồm việc tạo ra một kho dự trữ Bitcoin, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho ngành và chính thức hóa hội đồng tiền điện tử.
Ông Trump làm thay đổi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine
05:06:04 24/12/2024
Ông Waltz cũng chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo ông, chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ không thể xác định rõ ràng mục tiêu của Washington trong tình huống này.
Pháp ghi nhận số vụ bài Do Thái tăng vọt trong năm 2024
05:03:32 24/12/2024
Mặc dù vậy, ước tính cho thấy các vụ việc chống người Hồi giáo đã giảm xuống còn 143 vụ trong cùng kỳ năm 2024, giảm so với mức 242 vụ năm 2023.
Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine
05:01:27 24/12/2024
Người phát ngôn của Điện Kremli Dmitry Peskov cảnh báo việc triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraine sẽ gây ra hậu quả cực kỳ xấu và có khả năng không thể đảo ngược.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển
04:52:56 24/12/2024
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".