Vì sao Nga thay đổi sách lược về Syria?
Trong suốt thời gian dài vừa qua, Nga chỉ chơi trò phòng thủ về Syria, phong tỏa các nghị quyết Liên Hợp Quốc mà có thể khiến Tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh của Moscow, bị hạ bệ.
Nhưng giờ đây Moscow đã chuyển sang thế tấn công, đưa ra một kế hoạch mà có thể đẩy lui hành động quân sự do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria, bằng cách yêu cầu Damascus đặt các kho vũ khí hóa học của nước này dưới quyền kiểm soát quốc tế.
Nga đề nghị Syria nộp các vũ khí hóa học của nước này để tránh bị Mỹ tấn công. (Ảnh: Reuters)
Tại sao Nga lại có sự thay đổi sách lược đó?
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau ở Nga về thực tế này.
Cách đây mới hơn một tuần khi gần như chắc chắn Mỹ sẽ cầm đầu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria – nhà phân tích và cũng là giáo sư lịch sử Nga Georgiy Mirsky đã được hỏi rằng Moscow sẽ làm gì.
“Chắc chắn không gì cả. Nga không phải làm gì hết. Chỉ việc ngồi yên và xem Mỹ khởi sự một cuộc chiến mới mà họ không thể chiến thắng”, ông trả lời.
Video đang HOT
Nga đã điều một số tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen tiến vào Địa Trung Hải, song các nhà chức trách ở Moscow tuyên bố rằng chúng không ở đó để hành động quân sự vì lợi ích của ông Assad.
Mirsky thừa nhận rằng người Nga không thể làm gì nhiều, nếu Mỹ và các đồng minh quyết định tấn công.
James Goldgeier, Hiệu trưởng trường International Service thuộc American University ở Washington D.C, cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã cố gắng hồi sinh nước Nga nhưng “đó chưa phải là sức mạnh mà quốc gia này từng có một thời”.
“Vị thế địa chiến lược [của Nga] đã thay đổi mạnh mẽ”, ông Goldgeier nhận xét. “Nước này không có được tầm vóc như trước kia, cũng không có quá nhiều ảnh hưởng”.
Cả Goldgeier và Mirsky đều nhất trí rằng một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga là Putin cần được nhìn nhận như một người đương đầu với Mỹ – không chỉ về Syria mà còn nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như cho Edward Snowden, người tiết lộ bí mật an ninh quốc gia Mỹ, tị nạn.
Nhưng viễn cảnh về các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria có nghĩa là Nga có thể bị đánh giá là bất lực về quân sự, cho các tàu chiến của mình chạy lòng vòng trong khi phương Tây thích làm gì tùy ý.
Theo nhà phân tích Alexander Konovalov, Nga cũng đang có nhiều mối lo thực sự, vì các cuộc tấn công nhằm vào Syria có thể dẫn đến một cuộc chiến rộng lớn hơn trong khu vực tiếp giáp với các đường biên giới Nga, khiến Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran. Ông này dẫn ra một câu nói khá cay đắng rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ sẵn sàng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng của người Syria.
Konovalov, hiện đứng đầu nhóm cố vấn Viện Các đánh giá Chiến lược, nhận định kế hoạch đặt các vũ khí hóa học Syria vào tầm kiểm soát quốc tế dường như là một tình huống đôi bên cùng có lợi “bởi vì nó cho phép tất cả các bên thoát khỏi bế tắc và giữ thể diện về chính trị”.
Người Nga nắm rõ các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ, với kết quả chung cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng về ý tưởng tấn công Syria và Tổng thống Obama đang phải chật vật thuyết phục Quốc hội chấp nhận nỗ lực này.
Fyodor Lukyanov, biên tập viên tạp chí Nước Nga trong Các vấn đề toàn cầu (Russia in Global Affairs), tin rằng nước Nga đã nhìn thấy một cơ hội cho chiến thắng ngoại giao bởi kế hoạch về vũ khí hóa học của nước này mang lại cho tất cả các bên một điều gì đó.
“Người Mỹ có thể tự nhận ‘Áp lực của chúng tôi lên Assad, cũng như các đe dọa của chúng tôi, đã cho kết quả’”, ông lập luận. “Phía Nga có thể tuyên bố họ đã ngăn chặn được một cuộc chiến tranh. Còn Assad có thể nói – hoặc có thể cảm nhận – rằng ông đã tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất. Và nhìn chung, điều đó tựa như một sự hợp tác rất thành công ở tầm quốc tế”.
Lukyanov cho rằng thách thức tiếp theo sẽ là liệu Nga có thể đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận kế hoạch này mà không cho phép hành động quân sự nếu Syria không tuân thủ đúng cam kết hay không.
Theo VNN
Hàn Quốc thành lập Bộ tư lệnh liên quân riêng
Bộ tư lệnh liên quân mới của Hàn Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát và chỉ huy 9 bộ tư lệnh tác chiến của nước này, được chuyển giao từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS).
Ngày 2-6, các nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, quân đội nước này đang cân nhắc thành lập một bộ tư lệnh liên quân chịu trách nhiệm kiển soát các hoạt động quân sự của nước này sau khi tiếp nhận quyền kiểm soát hoạt động thời chiến (OPCON) các lực lượng đồng minh từ Mỹ vào năm 2015.
"Các quan chức quân sự Hàn Quốc sẽ nghiên cứu thành lập một bộ tư lệnh liên quân do một tướng 4 sao Hàn Quốc chỉ huy sau khi chuyển giao OPCON theo kế hoạch. Bộ tư lệnh này sẽ là một cơ quan độc lập với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) hiện tại", một sỹ quan quân đội Hàn Quốc cho biết.
Cơ quan mới này sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động quân sự và các vấn đề tình báo, trong khi JCS sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề phi tác chiến như xây dựng sức mạnh quân sự, và hỗ trợ tổng thống và bộ trưởng quốc phòng".
Theo kế hoạch đang được soạn thảo này, bộ tư lệnh mới dự kiến sẽ nắm quyền kiểm soát và chỉ huy 9 bộ tư lệnh tác chiến của nước này từ JCS.
Một cuộc diễn tập quân sự chung giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc
"Một bộ tư lệnh chiến trường hỗn hợp mới, dự kiến được thành lập để thay thế Bộ Tư lệnh lực lượng hỗn hợp (CFC) Mỹ-Hàn, cũng sẽ nằm dưới sự kiểm soát của bộ tư lệnh liên quân mới này", một quan chức khác cho biết.
"Kế hoạch thành lập này nhằm chia sẻ khối lượng công việc của JCS, đặc biệt là trong thời chiến", ông cho biết thêm.
CFC dự kiến sẽ được giải thể khi Hàn Quốc giành lại OPCON vào năm 2015, và dựa vào thỏa thuận duy trì cấu trúc quân sự hỗn hợp giữa hai bên, hai nước đã quyết định thành lập một bộ tư lệnh chiến trường hỗn hợp mới sẽ do Chủ tịch JCS của Hàn Quốc đứng đầu, và tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là phó tư lệnh.
Hàn Quốc đã trao quyền chỉ huy quân sự của mình cho lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu ngay sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Họ đã giành lại OPCON trong thời bình vào năm 1994, nhưng trong thời chiến, quân đội nước này sẽ tự động nằm dưới sự chỉ huy của tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Theo vietbao
Tình hình Syria: Nga cảnh giác trước bước lùi của Mỹ Mặc dù Nga là người đề xuất đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế để tránh 1 cuộc tấn công, tuy nhiên, trước những hành động của Mỹ và các nước đồng minh, xem ra Nga vẫn rất cảnh giác. Nếu ngoại giao thất bại, Mỹ sẽ tấn công Syria Tổng thống Barack Obama đã có...