Vì sao Nga tập trận cũng khiến thế giới “hết hồn”?
Ở thời điểm cao trào, cuộc tập trận có sự tham gia của 150.000 quân với đầy đủ vũ khí hạng nặng và tối tân nhất của Nga.
Tàu đổ bộ Zubr của Nga.
Một cuộc tập trận quân sự của Nga mang tên Zapad đang khiến các nước NATO “như có lửa đốt trong lòng”, đặc biệt là những thành viên ở biển Baltic. Cuộc diễn tập quân sự này bắt đầu từ năm 1973 và được xem là dịp quan trọng nhất với quân đội Nga để phô trương sức mạnh. Cuộc tập trận mới nhất năm 2013 không chỉ thể hiện chiến lược quân sự của Nga mà còn là cách quốc gia hùng mạnh này bố trí quân đội trong tương lai.
Năm nay, cuộc tập trận Zapad sẽ được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng Nga-NATO leo thang. Các nước châu Âu đã kêu gọi Mỹ tăng cường hiện diện quân sự đề phòng xung đột nổ ra.
Tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 của Nga.
Trong lịch sử, Zapad 1981 là cuộc tập trận lớn nhất thời Liên Xô với sự tham gia của 150.000 lính, kéo dài trong 8 ngày. Cuộc tập trận thử nghiệm nhiều vũ khí mới như tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20. Không những vậy, Nga còn tập trận phản công vào Đức và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược phủ đầu để chống lại “Lực lượng phương Tây”.
Video đang HOT
Zapad 81 còn luyện tập cách kiềm chế các vũ khí hiện đại của NATO như xe tăng Abram và Leopard II. Nga sử dụng “Đội hình Điều động Tác chiến” để “bơm” xe bọc thép vào tiền tuyền NATO và phá hủy các vũ khí hạt nhân trọng yếu.
Sau khi Xô Viết tan rã, Nga nhiều lần tập trận Zapad và năm 2013 được đánh giá là lớn nhất trong một thập niên trở lại đây. Cũng giống các lần diễn tập trước, Nga thử nghiệm vũ khí hạng nặng và lý thuyết quân sự mới. Mỗi lần như vậy, NATO và thế giới đều “hết hồn”.
Xe tăng Nga duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.
Cuộc tập trận năm 2013 diễn ra ở Belarus và Nga với khoảng 12.000 quân. Đơn vị thực hiện Zapad 2013 là Quân khu phía Tây với sự tham gia của các vũ khí hiện đại như trực thăng tấn công, xe đổ bộ mặt nước, máy bay chiến đấu Su-25, Su-30 và tác chiến điện tử. Đối tượng giả định của tập trận Zapad 2013 được xem là các quốc gia vùng Baltic giáp Nga.
Tờ National Interest cho rằng con số binh sĩ thực tế tham gia tập trận Zapad 2013 là 90.000 người. Trong đó, Nga điều động 530 thiết giáp, 50 khẩu pháo hạng nặng và 90 máy bay. Ngoài ra, 12.000 lính đặc nhiệm cũng luyện tập tấn công chớp nhoáng.
Lính đặc nhiệm Nga.
Đặc biệt, việc Nga sử dụng xe đổ bộ Zubr khiến các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania e ngại. Các quốc gia này cho rằng Nga đang diễn tập đổ bộ và sẽ thực hành trong tương lai. Xe đổ bộ Zubr có thể chở theo 366 quân và tầm hoạt động 450 km.
Cuộc tập trận Zapad sắp tới sẽ là “liều thuốc thử” quan trọng trong bối cảnh Nga và phương Tây đang liên tục “hầm hè” nhau. Các quốc gia phương Tây và Mỹ đang dành hết tâm trí để theo dõi mọi động tĩnh từ cuộc tập trận quan trọng này.
Cuộc tập trận Zapad năm 2017 sẽ diễn ra vào tháng 9 nhưng có rất ít thông tin được công bố cho tới thời điểm này.
Theo Danviet
Putin điều máy bay "lượn lờ" trên các nước châu Âu
NATO lo ngại các cơ sở quân sự và hệ thống phòng thủ trọng yếu sẽ bị máy bay Nga ghi lại.
Máy bay AN-30B được điều động tới Croatia và Slovenia.
Máy bay do thám của Nga sẽ có mặt ở các quốc gia vùng Balkan như Croatia và Slovenia bắt đầu từ ngày 24.4 đến hết 29.4. Tờ Daily Star gọi đây là động thái "thị sát" của Nga với các quốc gia trong khối NATO.
Căng thẳng giữa Nga-NATO và Nga-Mỹ đang lên cao kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Mới đây, Trump đã kí lệnh điều động 900 quân tới các quốc gia vùng Baltic như Estonia để đề phòng căng thẳng với Nga biến thành xung đột quân sự.
Mới đây nhất, Mỹ phải điều máy bay chiến đấu áp sát 4 lần trong 4 ngày liên tiếp khi máy bay ném bom hạt nhân chiến lược TU-95 của Nga bay sát biên giới Mỹ. Năm 2016, máy bay Nga cũng nhiều lần bị chiến đấu cơ của Anh tiếp cận và theo dõi.
Đây là mẫu máy bay chuyên đo đạc bản đồ.
Lần "tuần tiễu" kéo dài 5 ngày tới đang khiến NATO "đứng ngồi không yên" vì lo ngại các cơ sở quân sự, phòng thủ trọng yếu sẽ bị máy bay Nga ghi lại chi tiết. Lí do mà Nga có thể bay vào vùng không phận NATO là do thỏa thuận kí giữa hai bên năm 1992. Theo đó, Hiệp ước Vùng trời Tự do cho phép máy bay Nga bay vào không phận các quốc gia NATO mà không gặp trở ngại gì.
Sergei Ryzhkov, giám đốc Trung tâm Giải trừ Vũ khí hạt nhân thuôc Bộ Quốc phòng Nga, nói: "Trong khuôn khổ hiệp ước, Nga sẽ tuần tra bằng máy bay AN-30B ở không phận Slovenia và Croatia".
Hiệp ước Vùng trời Tự do có hiệu lực từ năm 2002 và được xem là cách để xây dựng lòng tin giữa NATO và Nga nhằm tránh một cuộc chiến hạt nhân thảm họa.
Theo Danviet
Nga-Mỹ đối đầu, Trump điều 900 quân gần Nga Khu vực Baltic chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Mỹ điều gần nghìn quân nữa tới điểm nóng giáp Nga này. Một phần trong số 900 lính Mỹ đưa tới châu Âu. Mới đây, Mỹ đã đưa thêm 900 binh sĩ nữa tới Anh, Romania và Ba Lan trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Baltic leo thang. Tổng...