Vì sao Nga sẽ chiến thắng ở Syria?
Phân tích của hai nhà báo phương Tây là Robbin Laird và Ed Timperlake sẽ cung cấp một cái nhìn đa chiều hơn về vị thế mà Nga đang nắm giữ ở chiến trường Syria.
Khi chiến dịch chống khủng bố của Nga diễn ra ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược mà Moscow sử dụng là chính xác và hợp lý.
Máy bay Nga không kích trên bầu trời Syria vào các nhóm phiến quân IS
Mỹ đã chỉ trích chiến lược không kích của Moscow ở Syria kể từ khi bắt đầu vào ngày 30.9. Tuy nhiên, ngay từ khi triển khai, Nga đã rất tuân thủ các quy định quốc tế và thực hiện các chiến dịch dưới sự cho phép của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Các nhà báo từ phương Tây là Robbin Laird và Ed Timperlake cũng chỉ ra trong bài xã luận đăng ở Breaking Defense rằng Washington không ở vị thế phù hợp để nói về vấn đề đạo đức, nhất là những vụ vi phạm gần đây mà Mỹ gây ra. Vụ đánh bom vào bệnh viện của tổ chức &’Bác sĩ không biên giới’ tại Kunduz, Afghanistan đầu tháng này cũng như các tiết lộ về vụ máy bay không người lái do báo Intercept đăng tải vào thứ Năm thực sự gây hại cho uy tín Mỹ trên trường quốc tế.
Obama thực sự đang rất khó khăn trong định hình chiến lược ở Syria.
Video đang HOT
“Máy bay không người lái của Mỹ tại Somalia, Yemen, Afghanistan có cơ chế tự động tiêu diệt những kẻ bị tình nghi’ được coi là một điển hình vi phạm nghiêm trọng quyền con người,” hai nhà báo dẫn lại nguồn tin từ báo Intercept. “Điều này cho phép các lãnh đạo Nga có đủ lí lẽ và bằng chứng để tiến hành các chiến dịch trên không phận Syria nhằm tạo thế cân bằng với các máy bay không người lái của Mỹ ở Syria”.
Ngoài yếu tố về đạo đức, chiến lược của Washington chống lại tổ chức khủng bố IS rõ ràng là không hiệu quả. Sự thiếu gắn kết trong chiến lược không phải là lỗi của Lầu Năm Góc mà còn do chính sách ngoại giao của Obama không thực sự tốt.
“…hành động của Nga ở Syria là một sự đối đầu trực diện mà Putin dành cho chính sách của Obama. Đó là một lựa chọn của ông Putin nhằm thân thiết Iran, xa rời Israel, ủng hộ các chính sách của Baghdad tại Iraq, những cuộc không kích vừa đủ đạt hiệu quả tối ưu”.
Nhà báo Laird và Timperlake cũng chỉ ra việc phương Tây tìm cách “định nghĩa lại” các quy định mà Liên Hợp Quốc đã đề ra về các quy định chiến đấu mặt đất.
“Putin ủng hộ một chính phủ ổn định của Tổng thống đương nhiệm Assad. Chúng ta nên nhớ rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc luôn kêu gọi sự yên ổn trong chính quyền và Nga tuyên bố rằng việc phương Tây không kích Syria vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc là một điều không thể chối cãi”.
“Hành động của Nga hỗ trợ Tổng thống Assad khiến các phe phái đối lập không hài lòng, nhất là trong bối cảnh họ ủng hộ nhóm chống đối Assad, IS và các phe cánh đối lập khác”.
Điều quan trọng nhất chính là sự ủng hộ một chính quyền hợp pháp.
“Với một lực lượng quân đội tinh nhuệ ở mặt đất (do Tổng thống Assad xây dựng), sự ủng hộ của chính quyền hợp pháp ở Syria, không quân Nga hoàn toàn có thể dựa vào các lực lượng Syria để tạo ra bước chuyển biến trên cục diện chiến trường.
Nếu chính quyền Obama muốn duy trì ảnh hưởng của mình trong thế trận hiện tại, họ chắc chắn phải định nghĩa lại các ưu tiên của mình.
“Chống lại Putin chẳng khiến Mỹ đi đến đâu cả. Chính quyền Obama cần nhận ra cán cân đã thay đổi, chiến lược chống nổi dậy mà Mỹ theo đuổi suốt một thập kỷ qua cũng bị những sự kiện không ngờ tác động lớn.”
“Putin thực sự đã tạo ra được dấu ấn của mình chỉ ít ngày sau khi tham chiến ở Syria.”
Theo Dantri
Mỹ thiếu đối sách ngăn người dân tham gia IS
Chính phủ Mỹ đang thất bại trong việc ngăn cản người dân gia nhập làn sóng người ngoại quốc theo IS sang Iraq và Syria tham chiến, với con số gần 30.000 người.
Các tay súng thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trấn áp người biểu tình phản đối tổ chức này tại thành phố Aleppo (Syria) - Ảnh: Reuters
AFP ngày 29.9 trích dẫn báo cáo của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cho biết cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia nước này quá yếu kém để đối phó với "một rừng" cách thức liên lạc và chiêu dụ công dân Mỹ của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
"Chính phủ Mỹ thiếu một chiến thuật mang tầm quốc gia để chống lại việc đi lại của các phần tử khủng bố, cũng như không đưa ra được chiến thuật nào trong gần 10 năm qua", báo cáo cho hay.
"Người dân Mỹ đang bị cực đoan hóa với tốc độ nhanh chưa từng thấy và điều này đang vượt quá năng lực giám sát và can thiệp của lực lượng hành pháp liên bang", Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cảnh báo.
Ngoài ra, các công cụ dành cho lực lượng hành pháp đã không được phát triển để theo kịp sự thay đổi của công nghệ, trong bối cảnh các nhóm Hồi giáo cực đoan tăng cường tận dụng website và ứng dụng để liên lạc với công dân Mỹ, khiến cho an ninh nước này chật vật tìm cách ngăn chặn các âm mưu và lộ trình di chuyển của khủng bố.
Báo cáo còn cho hay, một số tay súng ngoại quốc ban đầu chỉ định sang Syria để giúp lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, "nhưng hiện phần lớn đã gia nhập IS do bị lôi kéo bởi ý nghĩ được trở thành một phần trong &'nhà nước Hồi giáo' mà nhóm này vẽ ra".
Trong số các tay súng ngoại quốc có mặt trong hàng ngũ IS, có ít nhất 4.500 người phương Tây, theo báo cáo trên. Và đã có hơn 250 công dân Mỹ đã gia nhập hoặc cố gia nhập IS.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ: IS là nguyên nhân khiến dân Syria di cư tới châu Âu Theo Đài TNHK, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 27/9 tuyên bố "cực đoan bạo động" là nguyên nhân chính gây đau khổ cho người dân ở Syria cũng như ở những nơi khác ở Trung ông, đẩy hàng nghìn người ra đi tìm nơi an toàn hơn ở châu Âu. Người di cư xếp hàng nhận đồ ăn trên tàu Hải quân...