Vì sao Nga quyết định hỗ trợ Trung Quốc lập hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa?
Moscow đã thông báo cho Bắc Kinh về công nghệ cảnh báo tấn công tên lửa, sẽ bảo vệ Trung Quốc trước một cuộc tấn công hạt nhân.
Theo Tổng thống Vladimir Putin, cho đến nay chỉ có Nga và Hoa Kỳ mới sỡ hữu hệ thống này. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Vzgliad, các chuyên gia Nga đã mô tả sự kiện này là “chưa từng có”.
Trung Quốc trình làng tên lửa hành trình mới nhân Quốc khánh 1/10/2019
Nga giúp Trung Quốc tạo ra hệ thống cảnh báo tên lửa, cho phép Trung Quốc “tăng cường mạnh mẽ” khả năng phòng thủ của mình, Tổng thống Vladimir Putin thông báo trong phát biểu tại phiên bế mạc của Câu lạc bộ Valda ở Sochi thứ Năm tuần trước. Tổng thống Nga chỉ ra rằng cho đến nay chỉ có Hoa Kỳ và Nga có hệ thống này.
Sự hỗ trợ của Moscow cho Bắc Kinh trong việc thiết lập hệ thống cảnh báo tên lửa sẽ không chỉ nâng cao vị thế địa chính trị của Trung Quốc và củng cố tiềm năng quân sự của nước này mà còn thể hiện bản chất chiến lược trong hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, Igor Korotschenko, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng nói với tờ báo Vzgliad.
“Đây thực sự là một đóng góp to lớn của Nga cho sự ổn định chiến lược, bởi vì Trung Quốc nhận được một công cụ siêu mạnh để không trở thành nạn nhân của cuộc tấn công phủ đầu từ Hoa Kỳ”, chuyên gia nói.
Theo ông, đó là “một sự kiện chưa từng có, minh họa mức độ phối hợp và hợp tác trung thực giữa Moscow và Bắc Kinh”.
Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Nga, Konstantin Sivkov, đã bày tỏ quan điểm tương tự, nói rằng nếu một hệ thống cảnh báo tên lửa được thiết lập ở Trung Quốc, Washington sẽ không thể tấn công một cách bất ngờ, và Bắc Kinh có thể phản ứng kịp thời.
“Điều này chắc chắn sẽ góp phần ổn định tình hình trên thế giới”, ông Sivkov nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia Sivkov cũng cho rằng điều này sẽ không có lợi với Nga.
“Khi Trung Quốc có tất cả các công nghệ mà Nga có [...], họ sẽ không còn cần nước Nga làm người ủng hộ, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Nga-Trung”, ông Sivkov giải thích.
Video đang HOT
Nhưng Igor Korotschenko, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng không nghĩ vậy, và tin rằng cách tiếp cận như vậy từ Nga sẽ giúp quảng bá các công nghệ của Nga ra thị trường thế giới.
“Tuy nhiên, khía cạnh thương mại chưa phải là yếu tố chính trong tình huống này. Điều quan trọng nhất là sự sáp lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc trong việc phát triển chính sách an ninh chung. Hơn nữa, việc Nga giúp Trung Quốc làm cho thế giới an toàn hơn, giúp nhân loại tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và làm nản lòng các dự án quân sự của Mỹ liên quan đến Trung Quốc”, ông Korotschenko nhận định.
Nh.Thạch
RT
Theo petrotimes
4 oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga khiến phương Tây "khiếp oai"
Đa số vũ khí Nga ngày nay kế thừa những di sản từ thời Liên Xô và các oanh tạc cơ chiến lược cũng không phải ngoại lệ. Các mẫu máy bay này luôn tạo ra mối đe dọa khiến phương Tây và Mỹ phải dè chừng.
Oanh tạc cơ Tu-95 được Nga nâng cấp toàn diện.
"Dù một số máy bay có tuổi đời khá cao, chúng vẫn duy trì được sự răn đe nhờ hàng loạt gói nâng cấp từ khung thân, hệ thống điện tử cho đến các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao", tác giả Caleb Larson viết trên tạp chí National Interest.
"Gấu hạt nhân" Tu-95
Năm 1950, Andrei Tupolev nhận trách nhiệm thiết kế một mẫu máy bay ném bom tầm xa mới và chiếc Tu-95 ra đời. Oanh tạc cơ chiến lược này có thể mang 11 tấn bom với tầm hoạt động 8.000km, tạo ra mối đe dọa rõ ràng đối với Mỹ.
Tupolev có trách nhiệm cân bằng giữa tốc độ, năng lực chiến đấu của máy bay. Để làm được điều này, Tupolev nhờ đến các kỹ sư chuyên về hàng không Đức và Áo. Kết quả là các kỹ sư đã tạo ra một trong những động cơ tuốc bin mạnh nhất thời điểm đó.
Ngày nay, Nga nâng cấp khung thân và trang bị thêm cho oanh tạc cơ Tu-95 tên lửa hành trình. Mẫu máy bay đồ sộ này còn tiếp tục hoạt động đến năm 2040.
"Thợ săn tàu sân bay" Tu-22M3
Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa chống hạm diệt tàu sân bay Mỹ.
Tu-22M3 là phiên bản mới nhất trong dòng máy bay Tu-22. Đây là mẫu oanh tạc cơ cánh cụp cánh xòe, tạo ra sự cân bằng khi cất và hạ cánh. Trong hành trình bay, thiết kế đặc biệt cũng giúp máy bay duy trì được tốc độ cao đáng kể.
Kết quả là Tu-22M3 có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.000 km/giờ, mang theo 24 tấn bom và có một pháo 23mm gắn ở phần đuôi.
Tu-22M3 đi vào hoạt động vào năm 1983 với chức năng chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Sự xuất hiện của Tu-22M3 khiến hải quân Mỹ cảm thấy bất an, do chúng được thiết kế để mang theo những tên lửa diệt hạm tầm xa, trong khi Mỹ không có thứ vũ khí nào có sức mạnh tương đương.
Tu-22M3 ngày nay được nâng cấp hệ thống radar, thiết bị điện tử, tích hợp thêm tên lửa không đối đất để tăng cường khả năng tấn công chính xác.
"Thiên nga trắng" Tu-160
"Thiên nga trắng" Tu-160 hiện là oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga.
"Thiên nga trắng" Tu-160 thực sự là một mẫu máy bay quái vật trên bầu trời, theo tác giả Caleb Larson. Đây là mẫu oanh tạc cơ được thiết kế cuối cùng vào thời Liên Xô, có hình dạng khá tương đồng với Tu-22M hay B-1 của Mỹ.
Tu-160 đạt tốc độ tối đa tới 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 12.300km với khả năng mang theo tối đa 45 tấn bom và tên lửa hạt nhân.
Đây cũng là oanh tạc cơ duy nhất do Liên Xô chế tạo không hề có vũ khí phòng thủ. Thiết kế của nó dựa trên khả năng bay nhanh vượt trội hoặc mang theo hàng chục tấn vũ khí, tùy vào nhiệm vụ chiến đấu.
Ngày nay, Nga nâng cấp cho Tu-160 hệ thống radar, ngắm bắn mục tiêu và sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất khung thân, để đưa vào biên chế thêm 10 chiếc Tu-160M2 mới.
Tupolev PAK DA
PAK-DA có thiết kế gần tương tự oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ.
PAK DA là mẫu oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga, hiện vẫn đang trong quá trình phát triển. Một khi hoàn tất, PAK DA sẽ thay thế cả Tu-95 và Tu-160 trong biên chế không quân Nga.
PAK DA có những đặc tính chiến đấu khá tương đồng với mẫu oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit của Mỹ. Đây sẽ là mẫu máy bay ném bom đầu tiên được thiết kế và sản xuất sau khi Liên Xô sụp đổ.
PAK DA có thể sẽ có hình dạng giống oanh tạc cơ B-2 với khả năng tàng hình, dự kiến lần đầu cất cánh trong giai đoạn năm 2021-2023.
Phiên bản PAK-Da hoàn chỉnh có tầm bay khoảng 12.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu, mang được tối đa 30 tấn vũ khí, trong đó có tên lửa đối đất và đối không cũng như bom thông minh. Ước tính mỗi chiếc PAK DA có giá 160 triệu USD.
Theo danviet
Nga chế tạo vận tải cơ lưỡng cư trọng lượng... 1.000 tấn Với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 1.000 tấn, chiếc máy bay siêu tưởng này của Nga nặng gấp hơn 20 lần so với thủy phi cơ Beriev Be-200 khổng lồ. Các nhà thiết kế Nga đang bắt tay chế tạo một chiếc máy bay lưỡng cư siêu lớn có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 1.000 tấn, dịch vụ báo...