Vì sao Nga phải “cắn răng” mua bản quyền lắp ráp trực thăng hạng nhẹ của Mỹ?
Nhà máy hàng không dân dụng Ural (Nga) đã ký hợp đồng với Bell để nhận giấy phép lắp ráp dòng trực thăng hạng nhẹ một động cơ 407GXP của hãng này.
Báo Kommersant cho biết, 3 chiếc Bell 407GXP đầu tiên dự kiến hoàn thành lắp ráp tại thành phố Yekaterinburg trước khi kết thúc năm 2015, chúng sẽ được bán cho Cơ quan vận tải hàng không liên bang Rosaviatsiya của Nga, tổ chức này sau đó lại tiếp tục bàn giao chiếc trực thăng cho một trường huấn luyện bay.
Chiếc Bell 407GXP thứ nhất do Nga lắp ráp đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 30/12/2015, trong khi chiếc thứ hai theo kế hoạch sẽ giao cho khách hàng tại Kalachinsk trong ngày 1/5/2016.
Chiếc trực thăng hạng nhẹ Bell 407GXP đầu tiên được lắp ráp tại Nga
Bell 407GXP là phiên bản nâng cấp từ nguyên mẫu Bell 407, nó được trang bị buồng lái số hóa tiên tiến Garmin G1000HTM, cung cấp cho phi công các thông số về chuyến bay một cách đầy đủ.
Video đang HOT
Dòng trực thăng hạng nhẹ này được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều hoạt động dân sự như vận tải hành khách, cứu thương, tìm kiếm cứu hộ hay tuần tra, thu thập tin tức thời sự… nhờ hiệu suất cao cũng như độ an toàn và tin cậy,
Bell 407GXP do 1 phi công điều khiến, nó có chiều dài 12,7 m; đường kính rotor 10,67 m; chiều cao 3,56 m; trọng lượng cất cánh tối đa 2.272 kg, với trọng tải hữu ích 1.065 kg mang bên trong khoang.
“Trái tim” của máy bay là 1 động cơ turbine trục Allison 250-C47B công suất 813 mã lực (606 kW) và rotor chính 4 lá, cho tốc độ tối đa 260 km/h, tốc độ hành trình 246 km/h, tầm bay 598 km, trần bay 5.698 m.
Kể từ khi thực hiện lần cất cánh đầu tiên vào ngày 29/6/1995, đã có trên 1.100 chiếc Bell 407 xuất xưởng, đơn giá của nó tại thời điểm năm 2009 là 2,54 triệu USD.
Trực thăng trinh sát Bell ARH-70 Arapaho – Phiên bản quân sự của Bell 407
Nga là một quốc gia có nền công nghiệp hàng không phát triển với nhiều chủng loại máy bay trực thăng nổi tiếng, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, nhưng hầu như tất cả đều tập trung vào phân khúc hạng trung, hạng nặng và siêu nặng.
Khoảng trống của trực thăng hạng nhẹ là một điểm yếu của Nga, họ chưa chế tạo được những loại tin cậy và đặc biệt linh hoạt trong vận động như UH-1 hay OH-6 của Mỹ. Mặc dù gần đây Nga đã từng bước thâm nhập vào phân khúc này nhưng có vẻ như chưa thực sự thu được thành công.
Do vậy để rút ngắn thời gian nghiên cứu thì việc đi mua giấy phép lắp ráp trực thăng Mỹ là lựa chọn khá hợp lý. Cần lưu ý thêm rằng Bell 407 có một biến thể quân sự là ARH-70 Arapaho, nó được sử dụng chủ yếu trong vai trò trinh sát chiến trường cũng như yểm trợ hỏa lực cho bộ binh.
Khi đã làm chủ hoàn toàn công nghệ Bell 407GXP, rất có thể người Nga sẽ sản xuất cả phiên bản vũ trang ARH-70 để kiện toàn lực lượng tác chiến của mình, lúc đó sức mạnh của Quân đội Nga sẽ gia tăng đáng kể so với hiện nay.
Nhận định trên là có cơ sở, khi trước đó đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy người Nga đang học tập chiêu sao chép vũ khí của Trung Quốc, ví dụ như dự án hợp tác với Italia để chế tạo xe tăng bánh lốp Centauro.
(Theo Soha News)
Sau tàu sân bay, đến lượt khu trục hạm Nga gặp vấn đề về động cơ?
Nguồn tin từ cơ quan báo chí thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cho biết, khu trục hạm Bystryy đã trở về căn cứ ở Vladivostok sau khi thực hiện chuyến hải trình xa bờ.
Trước đó vào ngày 15/10, con tàu đã rời cảng Vladivostok trong đội hình hành quân của Hạm đội Thái Bình Dương. Đi kèm khu trục hạm Bystryy có tàu chống ngầm Đô đốc Tributs lớp Udaloy cùng tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Alatau.
Tàu khu trục Bystryy (số hiệu 715) thuộc Dự án 956 (lớp Sovremennyy)
Việc điều động tàu Bystryy nằm trong kế hoạch huấn luyện chiến đấu của Hải quân Nga. Con tàu đã ở trên biển trong 36 ngày, di chuyển quãng đường 5.500 hải lý trong 26 ngày. Cũng trong dịp trên, thủy thủ đoàn của khu trục hạm Bystryy đã thực hành bắn pháo vào các mục tiêu trên không và trên mặt biển, huấn luyện tác chiến phòng không, chống ngầm.
Ba tàu còn lại trong biên đội gồm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Alatau sẽ tiếp tục chuyến hành trình ở Thái Bình Dương. Theo một số nguồn tin thì chúng có thể đi tiếp đến Ấn Độ Dương.
Lý do vì sao khu trục hạm Bystryy không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên điểm yếu của các chiến hạm thuộc Dự án 956 (lớp Sovremennyy) nằm ở động cơ không đáng tin cậy.
Chính vì lý do này mà phần lớn trong tổng số 17 tàu thuộc lớp đã bị loại biên, tàu Bystryy là chiếc cuối cùng thuộc Dự án 956 còn hoạt động trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương, 3 chiếc khác đang ở trong tình trạng không hoạt động và chờ xử lý.
(Theo Soha News)
Nga tuyên bố đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại châu Âu Để đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD ở châu Âu, Nga buộc phải tăng cường hệ thống phòng không vũ trụ của mình ở khu vực phía Tây Liên bang. Hãng Sputnik ngày 21/11 dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga, ông Viktor Ozerov cho biết:...