Vì sao Nga muốn khôi phục tổ hợp tên lửa Courier lừng danh?
Tổ hợp tên lửa liên lục địa của Nga dùng nhiên liệu rắn với đầu đạn phân tách, được phát triển trên cơ sở tổ hợp RS-12M2 Topol-M.
Ảnh: Politexpert
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua một gói ngân sách quốc phòng cho việc chế tạo một tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất như một phương tiện kiềm chế Nga.
Chuyên gia quân sự Victor Murakhovsky cho rằng, mặc dù các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã chính thức cố vượt qua lệnh cấm được ký kết trong thỏa thuận Nga – Mỹ về giải trừ tên lửa tầm trung và tầm gần, nhưng sau khi xem xét thông tin về việc xây dựng các nguyên mẫu tên lửa mới thì theo logic có thể thấy, Mỹ sẽ thực hiện tất cả điều này. Điều này còn có nghĩa, chúng tôi “đang bị khiêu khích một cách tự nhiên” chuyên gia này kết luận.
Hãng Naviny của Belarusia dựa trên các nguồn tin trong lĩnh vực tên lửa – vũ trụ cho biết, để đáp trả hành động của Mỹ, Nga có thể phục hồi một dự án rất thú vị từ thời Liên Xô – đó là việc chế tạo ra một tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất với tên lửa đạn đạo liên lục địa có kích cỡ nhỏ và sử dụng nhiên liệu rắn mang tên Courier. Thật vậy, hiện nay đã có những nền tảng kỹ thuật mới cho việc sản xuất tổ hợp tên lửa này.
Tác giả của trang tin nhắc lại, ý tưởng của dự án được ra đời năm 1983, sau khi người Mỹ bắt đầu dự án phát triển hệ thống tên lửa cơ động Midgetman có trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm xa 10 nghìn km và trọng lượng tới 17 tấn.
Liên Xô theo đó đã quyết định chế tạo một hệ thống tên lửa có các đặc tính độc nhất vô nhị. Thành tố cơ bản cho tổ hợp tên lửa này chính là tên lửa liên lục địa 1559. Tên lửa được thiết kế xây dựng với cơ cấu 3 tầng. Tất cả chúng đều sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn cùng với việc sử dụng một loại nhiên liệu mới.
Video đang HOT
Nhà thiết kế được giao nhiệm vụ phải khai thác và sử dụng hệ thống mới này những tài liệu và công nghệ mới tốt nhất. Ví dụ, trong cơ cấu thân của tên lửa phải sử dụng những vật liệu composite mới nhất.
Chiều dài tên lửa không vượt quá 11,2m, bán kính tối da của thân tên lửa khoảng 1,36m. Trọng lượng phóng của tên lửa được thiết kế khoảng 15 tấn, nhưng sau đó nó đạt tới 17 tấn. Trọng lượng đầu phóng sau khi được phóng là khoảng 500kg. Đầu đạn hạt nhân của tên lửa có sức công phá khoảng 150 kiloton.
Mặc dù có trọng lượng và kích cỡ nhỏ, nhưng Courier có thể đưa đầu đạn tới tầm xa 10 – 11 nghìn km. Hơn nữa, tín năng nén cho phép hệ thống tên lửa được mang trên các xe bán rơmoc, xe container, tàu hỏa cơ động. Việc vận chuyển tên lửa còn có thể sử dụng máy bay vận tải quân sự một cách dễ dàng.
Tháng 10/1991, dự án này đã bị chấm dứt. Một trong những nguyên nhân được cho là do sự thay đổi tình hình chính trị thế giới cũng như các vấn đề kinh tế nội tại của Nga khi đó, thậm chí còn do Mỹ đã thay đổi dự án Midgetman.
Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan tới tổ hợp này vẫn chưa bị mất đi. Một trong số đó đã được ứng dụng trong cá tên lửa như Topol-M và Bulava. Trong điều kiện sức mạnh quân sự Nga được tăng cường và các nguy cơ từ phía NATO đang gia tăng, các chuyên gia hoàn toàn có thể phục hồi lại dự án Courier, các nhà nghiên cứu dự đoán sau khi chú ý rằng, các đặc tính của dự án này không đi ngược lại thỏa thuận cắt giảm tên lửa tầm gần, tầm trung giữa Nga và Mỹ.
Theo Sơn Nguyễn
Tiền phong
Chuyên gia Nga bình luận việc Việt Nam mua Su-30M2
Đại Tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ quân sự kiêm phi công thử nghiệm của Nga vừa nêu ý kiến liên quan đến triển vọng xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam.
Liên quan đến khả năng Việt Nam có thể tính tới phương án xem xét đề nghị phía Nga bán lại cho 1 chiếc tiêm kích đa năng Su-30M2 thuộc lô hàng 4 chiếc bị cắt giảm số lượng theo hợp đồng vào năm 2009 để bù đắp số lượng thiếu hụt cho Trung đoàn Không quân 927, thay thế cho chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn vào năm ngoái, hãng thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Aksenenko.
Theo lời vị chuyên gia quân sự Nga: "Cá nhân tôi không thấy vấn đề trong việc xuất khẩu Su-30M2 cho Việt Nam - một quốc gia thân thiện với Nga và là đối tác lâu năm của Nga trong sự hợp tác quân sự - kỹ thuật (tất nhiên, tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định).
Tuy nhiên, việc mua chỉ có một Su-30M2 sẽ không gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Việt Nam.
Ngược lại, điều đó thậm chí có thể tạo ra một số vấn đề, bởi vì trong thành phần một đơn vị không quân sẽ có những máy bay về bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về trang bị kỹ thuật và tính năng kỹ chiến thuật.
Tiêm kích Su-30M2 số hiệu 20 "Đỏ" của Không quân Nga
Việc vận hành các loại máy bay khác nhau luôn đòi hỏi phải có chi phí và nguồn nhân lực bổ sung.
Theo tôi, phương án hợp lý hơn là mua lô máy bay chiến đấu, ít nhất để thành lập một phi đội trong biên chế Không quân, với triển vọng gia tăng số lượng máy bay để thành lập một trung đoàn. Phương án này là thuận lợi cả về kinh tế và về mặt phát triển Không quân Việt Nam".
Ông còn cho biết thêm: "Những kinh nghiệm vận hành phi cơ chiến đấu dòng Su-30 cho thấy rằng, cần phải hiện đại hóa hệ thống điện tử cũng như trang bị cho máy bay này động cơ có lực đẩy lớn hơn, kể cả động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều.
Điều này đã làm tăng khả năng chiến đấu của máy bay để đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tức là Nga hiện đại hóa các máy bay chiến đấu có tính đến những kinh nghiệm khai thác sử dụng trên chiến trường, những nhận xét của các phi công cũng như các yêu cầu đối với phi cơ chiến đấu thế hệ 4 ".
Ý kiến của Đại Tá Makar Aksenenko cũng không phải không có lý, tuy nhiên với phẩm chất thông minh, cần cù và sáng tạo của mình, các cán bộ kỹ thuật của Không quân Việt Nam đã làm được những việc khá phi thường.
Cụ thể là giai đoạn từ 2004 - 2010, Trung đoàn Không quân 935 - Đơn vị được trang bị tốt nhất của Quân chủng đã vận hành cả 3 dòng chiến đấu cơ thuộc họ Flanker là Su-27SK, Su-27UBK và Su-30MK2 (4 chiếc đầu tiên thuộc lô giao hàng năm 2004).
Chính vì vậy, nếu được trang bị 1 chiếc Su-30M2 duy nhất thì đó cũng không là vấn đề với Việt Nam, do hai dòng tiêm kích Su-30MK2 và Su-30M2 không thể có sự khác biệt lớn đến mức như Su-27 và Su-30 mà Việt Nam từng đưa chung vào biên chế một đơn vị.
Dĩ nhiên đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời nhằm cấp tốc bù đắp số lượng, về lâu về dài chúng ta cũng lưu ý lời khuyên của Đại Tá Makar Aksenenko là trang bị hẳn 1 trung đoàn tiêm kích thế hệ mới như Su-30SM hay Su-35S để tăng cường sức mạnh và tạo sự đồng bộ, thống nhất.
(Theo Đất Việt)
Mỹ - Hàn huy động máy bay chiến đấu tập trận "nắn gân" Triều Tiên Mỹ điều máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và máy bay ném bom B-1B tham gia tập trận cùng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc trên khu vực bán đảo Triều Tiên. Đây được coi là động thái "nắn gân" Bình Nhưỡng sau những vụ thử tên lửa liên tiếp khiến căng thẳng leo thang. Máy bay B1-B Mỹ và F-15...